Sự tham gia hỗ trợ từ phía nhà nước và các bộ ban nghành liên quan.

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên một số thị trường khu vực châu mỹ (Trang 34 - 38)

Tình trạng “ được mùa mất giá” một lần nữa lại được các cử tri tỉnh Dak Nông kiến nghị chính phủ. Cử tri đề nghị cần có chính sách bình ổn giá các mặt hàng nông sản chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, cao su, hồ tiêu… để người dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống. Do đo chính phủ cần ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê, cao su, hồ tiêu nói riêng, nhát là chính sách hỗ trợ “ đầu vào” và hỗ trợ “ đầu ra” cho doanh nghiệp sản xuất cao su, cà phê, hồ tiêu qua đó góp phần bình ổn giá cao su, cà phê, hồ tiêu cho người sản xuất.

Chính sách hỗ trợ đầu vào, đã thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản trong hạn mức quy định, thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra

các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đã được áp dụng

Để hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp, nhiều chính sách thuế được thực hiện. Ví dụ một số sản phẩm sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế GTGT như sản phẩm mớ được làm sạch, phơi, sấy, khô, bác vỏ,tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh,và các hình thức bảo quản thông thường khác: Ưu đãi thuế suất khẩu đối với cà phê, hồ tiêu là 0%, cao su là 0,1%.

Cũng theo Bộ Tài chính, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch cũng được triển khai kịp thời nhằm hỗ trợ nông dân . Nhiều nghị quyết và nghị định của chính phủ, thủ tướng chính phủ được ban hành với các chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, kể từ ngày 1-1-2014 ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ 3 cho vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiêp. Ngoài ra ngân sách nhà nước còn hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đói với các khoản vay dài hạn trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư và phát triển của nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp(bao gồm cả nhà xưởng).

Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực nêu trên còn phải kể đến chính scahs tín dụng cho xuất khẩu. Chính phủ đã quyết định ra hạn thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu lên tối đa là 36 tháng đồng thời ( tổng thời gan vay vốn tối đa là 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến… với điwwù kiện doanh nghiệp không cân đối được ngồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã kí với ngân hàng Phát triển Việt Nam.Như vậy có thể thấy rằng mặc dù không thuộc trong danh mục các hàng hóa thuộc diện bình ổn giá, nhưng chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê, cao su, hồ tiêu nói riêng, góp phần bình ổn giá cho người sản xuất.

Để phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên, trong thời gian tới cần phải quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô đủ lớn, có khả năng cơ giới hóa ở nhiều khâu để giảm áp lực lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường khai thác tiềm năng của vùng, của địa phương, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù của địa phương; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất chế biến nông sản, đầu tư vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc thù theo chuỗi giá trị.

Hoạt động KH&CN trong vùng thời gian qua đã có nhiều kết quả ấn tượng, KH&CN đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trong toàn vùng nhưng hoạt động này chưa nhận được sự quan tâm thực sự nên chưa phát huy hết tiềm năng. Hoạt động KH&CN còng gặp nhiều khó khăn, đó là công nghệ phụ trợ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao còn ít, đa số còn phải nhập khẩu nên dẫn đến giá thành sản phẩm nông nghiệp cao, cơ hội mở rộng thị trường chưa thuận lợi.

Do đó, một số giải pháp được đưa ra là quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô đủ lớn, có khả năng cơ giới hóa ở nhiều khâu để giảm áp lực lao động sống, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.Khai thác tiềm năng của vùng, địa phương, tạo sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù của địa phương; Tăng cường nghiên cứu và lựa chọn bộ giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện từng vùng.Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất chế biến nông sản, đặc biệt là đầu tư vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào các sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên, trong đó có một số sản phẩm chủ lực của vùng. Đồng thời, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, khai thông các kênh tín dụng (vốn ngân sách, vốn ODA, vốn FDI, vốn doanh nghiệp tham gia, vốn tín dụng ngân hàng).Từ các hình thức “liên kết nhà nước” giữa các chính quyền các tỉnh, thành trong vùng với nhau, với các bộ, ngành trung ương như thời gian qua, cần mở rộng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp, liên kết thị trường dựa trên nền tảng lợi ích. Trên cơ sở đó tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, tập huấn, chuyển giao khoa học - công nghệ gắn với từng Cluster chuyên ngành để tạo ra các sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Ngày 11/12/2018, tại thị xã Gia Nghĩa, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về "Phát triển công nghiệp chế biến nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên" với sự tham gia của hơn 150 đại biểu là Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; UBND tỉnh, các Sở, ngành và các huyện/thành phố vùng Tây Nguyên; các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, Học viện, Trường Đại học trên cả nước; cùng các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Theo đánh giá của các chuyên gia và nhà khoa học tại Hội thảo, Tây Nguyên là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su... Những thành tựu của Tây Nguyên trong phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực trong thời gian qua là to lớn, song nhìn chung sản xuất, chế biến và xuất khẩu còn hạn chế, nhất là công nghiệp chế biến của vùng Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Nhiều sản phẩm nông sản của Tây Nguyên là chủ lực xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn chỉ đang ở khâu sản xuất và sơ chế, có giá trị gia tăng thấp. Theo nhiều doanh nghiệp, do hạn chế nhiều khâu nên Tây Nguyên đang bán cái mình có chứ không phải bán cái mà khách hàng cần, dẫn đến lợi ích bị giảm đi rất nhiều. Vì thế, việc phát triển công nghệ chế biến là một yêu cầu bức thiết gắn liền với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoở vùng Tây Nguyên.

Với việc phân tích, tìm ra nguyên nhân sâu xa của những thực trạng này, các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp khắc phục để phát triển kịp thời, đồng bộ và bền vững công nghiệp chế biến ở vùng Tây Nguyên. Trong đó, các giải pháp chủ yếu được nêu ra là: Cần tiếp tục củng cố và phát triển có chiều sâu các cơ

sở chế biến đầu tàu của ngành công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên, tạo điểm nhấn và lực hút đối với nhà đầu tư mới tham gia vào phát triển ngành công nghiệp chế biến ở vùng Tây Nguyên; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào khâu chế biến nông sản, lâm thủy sản theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh và bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất theo hướng hàng hóa xuất khẩu tới các thị trường lớn trên thế giới; vận động doanh nghiệp tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ và chế biến nông sản ở vùng Tây Nguyên để không bị tư thương thao túng; tăng cường kiểm soát thực hiện quy định chất lượng chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào để chất lượng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về các mặt hàng xuất khẩu... Riêng đối với các doanh nghiệp chế biến ở Tây Nguyên muốn phát triển bền vững trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế thì một mặt phải chế biến được những mặt hàng có chất lượng, mặt khác phải tổ chức tốt hệ thống phân phối sản phẩm, quảng bá được thương hiệu và tạo dựng chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, chính quyền cũng như các doanh nghiệp chế biến cần tập trung vào các hoạt động chính như: Nắm bắt kịp thời và đầy đủ các cam kết hội nhập của nước ta, nhất là các hiệp định FTA, chính sách biện pháp cụ thể để tận dụng thời cơ, xử lý thách thức của hội nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ quản lý và lao động có kỹ năng nghề cao; nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã chủng loại đáp ứng với nhiều thị trường khác nhau; mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và tìm kiếm thị trường mới...

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, hội thảo là cơ hội tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong vùng tham gia vào việc hóa giải các thách thức đang gặp phải, đồng thời phát huy được các lợi thế trong việc phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của Vùng.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, hoạt động KH&CN trong vùng thời gian qua đã có nhiều kết quả ấn tượng, KH&CN đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trong toàn vùng nhưng hoạt động này chưa nhận được sự quan tâm thực sự nên chưa phát huy hết tiềm năng. Hoạt động KH&CN còng gặp nhiều khó khăn, đó là công nghệ phụ trợ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao còn ít, đa số còn phải nhập khẩu nên dẫn đến giá thành sản phẩm nông nghiệp cao, cơ hội mở rộng thị trường chưa thuận lợi.

Do đó, một số giải pháp được đưa ra là quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô đủ lớn, có khả năng cơ giới hóa ở nhiều khâu để giảm áp lực lao động sống, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế; Khai thác tiềm năng của vùng, địa phương, tạo sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù của địa phương; Tăng cường nghiên cứu và lựa chọn bộ giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện từng vùng; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất chế biến nông sản, đặc biệt là đầu tư vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù theo chuỗi giá trị sản phẩm.

TS. Nguyễn Văn Thường, Phó Viện trưởng Viên Kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên cho rằng, cần nâng cao năng suất các sản phẩm chủ lực trong Vùng. Một trong các giải pháp quan trọng là sản xuất theo chuỗi, tăng cường sự liên kết 4 nhà. Muốn phát triển giá

trị cần xem chuỗi sản xuất và người nông dân là tác nhân chính và sau đó là các doanh nghiệp hỗ trợ trong cung cấp đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Các nhà khoa học đưa các kết quả nghiên cứu mới nhất, hiệu quả nhất vào sản xuất; nhà nước quản lý chung về chất lượng đầu vào cho các sản phẩm.

Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Nông khẳng định, đây là hội thảo có ý nghĩa đối với nông dân trong Vùng. Trong nhiều lĩnh vực sản xuất, sau khi áp dụng KH&CN thì năng suất tăng cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tỉnh Đắc Nông còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như: chưa liên kết được người nông dân với thị trường; Phát triển nông nghiệp còn chưa chú trọng đến thị trường, chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia; Tỉnh Đắc Nông cũng như Vùng Duyên hải Nam Trung bộ còn rất thiếu các nhà tư vấn cho sản phẩm của nông dân. Giải pháp ông Trương Thanh Tùng đưa là tăng cường áp dụng KH&CN để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Cần chú trọng, cân nhắc trong công tác truyền thông để góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Nhằm phát triển mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động KH&CN của Vùng trong những năm tiếp theo, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh một số giải pháp:

Thứ nhất, trong thời gian tới mỗi vùng cần chọn sản phẩm chủ lực để sản xuất theo chuỗi giá trị từ đầu vào tới đầu ra tăng cường ứng dụng công nghệ cao. Thứ hai, khi triển khai chuỗi sản xuất này cần phải có sự liên kết của cơ quan quản lý; các nhà khoa học, trường đại học; các doanh nghiệp và người nông dân. Xây dựng một nhiệm vụ KH&CN giải quyết vấn đề một cách tổng thể. Tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp tham gia ngay từ đầu đến khi thương mại hóa sản phẩm. Thứ ba, các địa phương cần chú ý đến việc đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nếu không quan tâm đến vấn đề này thì rất khó phát triển tốt các sản phẩm chủ lực.Thứ 4,Tây Nguyên tập trung phát triển kinh tế biển, cây trồng, vật nuôi. Tập trung ứng dụng KH&CN vào khâu bảo quản, chế biến để hạn chế thấp nhất thất thoát sau thu hoạch của sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên một số thị trường khu vực châu mỹ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w