Đẩy mạnh xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên một số thị trường khu vực châu mỹ (Trang 38 - 41)

Trong thời gian qua, nhà nước đã có những chính sách nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại như mở hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, cử các phái đoàn tham gia thị sát thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, do có hạn chế về nguồn vốn và năng lực quản lý nên các chương trình chưa đạt được hiệu quả. Các doanh nghiệp cho rằng chất lượng dịch vụ xúc tiến thương mại đều còn ở mức trung bình, tính chuyên nghiệp chưa cao, hầu hết thường tập trung vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng khách hàng/ thị trường để bán hàng hóa mà doanh nghiệp có, chưa gắn liền với hoạt động phân phối sản phẩm để tạo ra những sản phẩm độc đáo của riêng mình. Sự bất cập này dẫn đến những tình trạng thị trường nước ngoài mới có danh mà không có thực, sự có mặt của các sản phẩm Việt Nam còn mỏng, không vững chắc, không ít trường hợp không duy trì được thị trường.

1.2.1 Những giải pháp chung để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại:

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ Doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào WTO như hiện nay, Nhà nước cần:

Thứ nhất là: đổi mới cơ chế chính sách, trước hết về tài chính, vừa huy động đưuọc nhiều nguồn tài lực cho xúc tiến thương mại, vừa động viên những người tâm huyết với sự nghiệp xúc tiến thương mại; sớm ra đời Quỹ Xúc tiến thương mại.

Thứ hai là: hoàn thiện hệ thống xúc tiến thương mại, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại, vừa đảm bảo hài hào lợi ích của mỗi thành viên, vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống; ban hành văn bản pháp lý quay định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của tổ chức xúc tiến thương mại địa phương, để hoàn chỉnh mô hình này.

Thứ ba là: điều tra, khảo sát và xây dựng các dự án hài hòa trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tài lực xây dựng các Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Sàn giao dịch,… ngang tầm khu vực và thế giới.

Thứ tư là: tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại đạt chuẩn quốc tế về kỹ năng, ngoại ngữ, để ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Thứ năm là: hoàn thiện xậy dựng chiến lược về xúc tiến thương mại gồm xây dựng thị trường, mặt hàng trọng điểm, mặt hàng tiềm năng. Mỗi tổ chức xúc tiến thương mại cần có hồ sơ cơ bản, được cập nhập tình hình về từng thị trường, sẵn sàng tư vấn cho các Doanh nghiệp.

Thứ sáu là: phát triển ứng dụng công nghệ điện tử, tăng cường năng lực khai thác, tiếp nhận, phân tích, xử lý, dự báo thông tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, đặc biệt ở các Sở Thương mại. Nâng cao khả năng nhận biết sớm các rào cản, kịp thời giải quyết trên nguyên tắc công bằng trong thương mại quốc tế.

Thứ bảy là: không ngừng mở rộng hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, tài lực, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm.

Trong đó, cơ chế chính sách được đặc biệt nhấn mạnh, Chính phủ có chủ trương thành lập Quỹ Xúc tiến thương mại. Hệ thống tổ chức theo hướng chuyên nghiệp- năng động- hiệu quả cũng sẽ đặc biệt được chú trọng. Hơn nữa, để tận dụng tối đa các cơ hội tham gia xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, đồng thời tránh tổ chức trùng lặp các hoạt động, các cơ quan Xúc tiến thương mại cần gửi danh mục kế hoạch hoạt động hằng năm và dài hạn về Cục Xúc tiến thương mại để tổng hợp thành danh sách các hoạt động xúc tiến thương mại trên cả nước. Danh mục này được đăng trên website của Cục Xúc tiến thương mại để các cơ quan, doanh nghiệp cùng tham khảo.

Bên cạnh đó, cần tiến hành khảo sát, quy hoạch nhằm đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xúc tiến thương mại trên cả nước, sớm chỉ ra cần phải đầu tư những cơ sở hạ tầng nào, ở đâu, quy mô và mức độ đầu tư đến đâu, khi nào cần đầu tư,…

Ngoài ra, việc tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại; tăng cường liên kết lẫn phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội, doanh nghiệp; chú trọng công tác hoạch định, xây dựng chiến lược

dài hạn về công tác xúc tiến thương mại; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại,…

1.2.2. Những giải pháp cụ thể để Nhà nước đẩy mạnh xúc tiến thương mại các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên:

Về tổ chức, quản lý: Chúng ta cần bỏ bớt các cấp quản lý thay vào đó là bộ phận kiểm soát viên hoạt ddoognj bao trùm lên tất cả các bộ phận, có trách nhiệm giám sát, theo dõi hiệu quả làm việc của từng bộ phận kể cả đối với cấp cao nhất. Mặt khác, chúng ta cũng cần thành lập các phòng nghiên cứu và cung cấp thông tin hỗ trợ kinh doanh quốc tế, xây dựng các hệ thống thông tin thương mại điện tử như website, các văn phong dịch vụ thông tin điện tử, cổng thông tin kết nối với các tỉnh thành khác,…

Về các dịch vụ hỗ trợ: Trong các loại hình dịch vụ hỗ trợ thì dịch vụ đào tạo là loại hình cần phải lưu tâm nhiều nhất và có nhiều sai xót nhất. Do công tác này còn chưa gắn với thực tế mà chỉ được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết đã cũ kỹ và thường là đào tạo không theo đúng chuyên môn của từng ngành. Các cuộc tập huấn của chính phủ thường quy định số người tham gia ở mỗi doanh nghiệp, thậm chí ở một số các hội nghị còn có tình trạng điểm danh, do có quá ít doanh nghiệp đến tham dự. Cần có một chương trình cụ thể cho các buổi tập huấn, các cuộc hội thảo, hội nghị. Trước khi diễn ra các cuộc hội thảo này, cần phải công bố nội dung sẽ được bàn đến cho các doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước quan tâm được biết, cần có sự giúp đỡ của các giáo sư, các giảng viên tham gia trong chương trình, phải nêu rõ hội nghị, hội thảo đó do ai chủ trì, vì mục đích gì, nhằm đến đối tượng nào và ai sẽ là người thuyết giảng.

Mặt khác, do những chính sách hỗ trợ xuất khẩu và khuyến khích xuất khẩu ở nước ta còn chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Mức hỗ trợ còn quá thấp lại không linh động, chưa hỗ trợ được gì nhiều cho các doanh nghiệp. Nhất là trong tình hình hiện nay, luôn có sự biến động về giá cả thị trường làm cho giá của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng giảm thất thường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Để hỗ trợ một cách tốt nhất cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, cần thành lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu riêng, thu theo một tỷ lệ nhất định trong trị giá xuất khẩu và liên kết với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Tây Nguyên để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, có thể thành lập các kênh hỗ trợ qua điện thoại, qua website hoặc qua mạng xã hội. Các kênh thông tin này sẽ được kết nối trực tiếp với các bộ phận hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp.

Về xúc tiến, khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước cần mở các hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế, cử các phái đoàn tham gia thị sát thị trường nước ngoài. Tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm cần phải giới thiệu, thông báo với các doanh nghiệp trước đó một khoảng thời gian dài, để doanh nghiệp có sự chuẩn bị. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp tham gia phải lập danh mục hàng hóa sẽ được trưng bày, có thể hỗ trợ một phần chi phí và thông tin cho các doanh nghiệp tham gia và nên có các giám sát viên thường xuyên túc trực ở các sự kiện này.

Ngoài ra, để tạo dấu ấn riêng cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên, cần trích một phần kinh phí tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã, chú trọng công tác

quảng cáo và thông tin quần chúng bằng cách thành lập ban tuyên truyền riêng có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá hình ảnh về sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên một số thị trường khu vực châu mỹ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w