Tiếp tục tái cơ cấu nợ công

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-

3.3.3Tiếp tục tái cơ cấu nợ công

- Không sử dụng nợ công để cấp phát NSNN cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng hay đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu nợ công thông qua các giao dịch phái sinh, các nghiệp vụ gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ nhằm xử lý rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, tái cấp vốn và tín dụng nhằm tối ưu hóa nợ công với chi phí hợp lý, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công (việc tái cơ cấu nhằm kéo dài kỳ hạn nợ để giảm áp lực nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ phát sinh cao tại một thời điểm có thể phải chấp nhận một số chi phí nhất định do vay

kỳ hạn dài có lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn). Không vay ngắn hạn cho đầu tư phát triển nhằm đảm bảo cân đối về kỳ hạn huy động và đầu tư.

- Tăng cường quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro nợ công trong kế hoạch tài chính – ngân sách trung hạn và dự toán NSNN hàng năm, hình thành quỹ dự phòng rủi ro. Nghiên cứu, xây dựng phương án phản ứng chính sách để dự báo rủi ro khi nợ công xảy ra.

- Tăng cường huy động nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ nhằm giảm rủi ro tỷ giá, có tính đến khả năng huy động nguồn vốn ODA sẽ giảm dần và kết thúc trong thời gian tới.

- Xây dựng cơ chế huy động vốn vay trên thị trường để tạo bước đệm trong chuyển đổi phương thức huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi sang vay theo điều kiện thị trường sau khi tốt nghiệp IDA cũng như phương án cân đối nguồn trả nợ tăng thêm khi chính thức bước sang giai đoạn tốt nghiệp IDA.

- Tiếp tục nghiên cứu, xử lý các khoản nợ lớn gặp khó khăn như: nợ của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thủy (SBIC). Đồng thời, rà soát đánh giá các khoản vay về cho vay lại/ bảo lãnh Chính phủ đang gặp khó khăn trả nợ để xây dựng phương án tái cơ cấu các khoản nợ này trong quá trình điều hành NSNN.

- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trái phiếu mới, thực hiện tái cơ cấu danh mục Trái phiếu Chính phủ theo hướng đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu trong đó tăng tỷ trọng phát hành đối với các trái phiếu có kỳ hạn dài (từ 10 năm đến 30 năm) lên khoảng 35-40% vào năm 2020; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi để kéo dài kỳ hạn trái phiếu, hoán đổi các mã trái phiếu có lãi suất danh nghĩa cao đã phát hành trước đây về các trái phiếu hiện tại để giảm chi phí trả lãi vay.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 40 - 41)