Phát triển thị trường vốn trong nước

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-

3.3.4Phát triển thị trường vốn trong nước

- Xây dựng cơ chế chuyển đổi các khoản nợ vay theo hợp đồng từ các quỹ tài chính sang hình thức đầu tư bằng Trái phiếu Chính phủ để tăng tính thanh khoản, linh hoạt của thị trường.

- Tách bạch nghiệp vụ huy động vốn cho đầu tư, vay bù đắp bội chi NSNN với nghiệp vụ quản lý tiền mặt để đảm bảo đệm thanh khoản, theo đó cho phép phát

hành tín phiếu, Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn phục vụ mục tiêu quản lý ngân quỹ và hoàn thiện đường cong lãi suất.

- Phát triển thị trường vốn trong nước theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.

- Tiếp tục phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ từng bước theo các thông lệ quốc tế với các mục tiêu chủ yếu: tăng tỷ trọng dư nợ Trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 22% GDP; kéo dài kỳ hạn vay qua phát hành Trái phiếu Chính phủ lên khoảng 6-8 năm; phấn đấu tăng tỷ trọng Trái phiếu Chính phủ do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ nắm giữ lên mức 15-20%.

- Xây dựng và phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường gắn với quyền lợi và nghĩa vụ trên thị trường thứ cấp, góp phần hiệu quả trong việc phát hành thị trường Trái phiếu Chính phủ.

- Xây dựng kế hoạch và lịch biểu phát hành Trái phiếu Chính phủ phù hợp với tình hình phát triển thị trường và nhu cầu của các nhà đầu tư; công bố công khai kế hoạch phát hành hàng năm, quý và lịch biểu phát hành chi tiết theo khối lượng, kỳ hạn trái phiếu để tăng cường thông tin cho thị trường, tạo điều kiện cho thành viên chủ động tham gia thị trường Trái phiếu Chính phủ.

- Đẩy mạnh phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ, sử dụng Trái phiếu Chính phủ làm công cụ trong phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu cơ bản trong Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 nhằm đồng bộ hóa phát triển bền vững thị trường trái phiếu, phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 41 - 42)