Theo đó, hệ thống thanh toán tiền giao dịch TPCP được tổ chức lại theo phương thức thanh toán tổng tức thời theo thời gian thực (Real time Gross Settlement-RTGS), thời gian thanh toán T+1 Lộ trình triển khai từ Quý

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 29 - 34)

theo thời gian thực (Real time Gross Settlement-RTGS), thời gian thanh toán T+1. Lộ trình triển khai từ Quý I/2017, góp phần thận lợi cho giao dịch và thanh toán TPCP, thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, thường xuyên thông tin kịp thời về nợ công theo quy định nhằm tạo được kênh thông tin quan trọng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu về vấn đề nợ công.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quản lý nợ công, các cơ quan có liên quan đến quản lý nợ công. Thời gian qua, các Ủy ban của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Ban Kinh tế Trung ương, các Bộ, ngành và địa phương…, đã ký rất nhiều thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các nhà tài trợ để hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ công theo quy định của pháp luật.

2.3 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.3.1 Tồn tại, hạn chế

- Mặc dù chỉ tiêu bù đắp bội chi đặt ra trong Chiển lược nợ là phấn đấu đến năm 2015, bội chi NSNN (tính cả TPCP cho đầu tư) duới 4,5% GDP, tuy nhiên để đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và an ninh quôc phòng theo chủ trương của của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt duy trì hội chi ở mức cao. Đến năm 2015, bội chi NSNN dự kiến là 6,1% GDP, nếu tính cả TPCP cho đầu tư thì bội chi dự kiến ở mức 8,1% GDP.

- Tương tự, chỉ tiêu phát hành trái phiếu cho đầu tư đặt ra tại Chiến lược nợ cho giai đoạn 2011-2015 là tối đa 225 nghìn tỷ đồng. Song để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng quốc gia, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương phát hành TPCP cho đầu tư với tổng khối lượng giai đoạn 2011-2015 là 335 nghìn tỷ đồng.

- Áp lực huy động vốn trong một số năm đầu giai đoạn gia tăng đột biến, vượt khả năng cung ứng vốn trung – dài hạn của thị trường TPCP dẫn tới Chính phủ đã phải huy động khối lượng lớn vốn vay có kỳ hạn ngắn (khối lượng TPCP kỳ hạn dưới 3 năm chiếm 70% tổng khối lượng phát hành trong giai đoạn 2011-2013). Mặc dù chỉ tiêu kỳ hạn phát hành TPCP bình quân cả giai đoạn ở mức 4,8 năm (đạt mục tiêu đặt ra tại Chiến lược nợ là 4-6 năm) song áp lực trả nợ vẫn tập trung vào các năm 2015-2017, gia tăng rủi ro tái cấp vốn.

- Hiệu quả sử dụng nợ công đã được cải thiện song vẫn còn hạn chế thể hiện qua chỉ số ICOR của khu vực nhà nước mặc dù đã giảm từ mức 9,2 trong giai đoạn 2006- 2010 xuống còn 8,94 trong giai đoạn 2011-2015 song vẫn cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung của nền kinh tế (tương ứng cho 2 giai đoạn là 6,26 và 5,52). Tổ chức thực hiện một số khâu như chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, di dân và giải phóng mặt bằng còn bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án. Một số dự án không đảm bảo mục tiêu đề ra, gặp khó khăn trả nợ, phải tái cơ cấu tài chính, chuyển đổi sang hình thức đầu tư của nhà nước, làm gia tăng áp lực lên cân đối ngân sách.

- Cơ chế, chính sách quản lý nợ công hiện hành chưa theo kịp đòi hỏi thực tiễn quản lý và thay đổi của thông lệ quốc tế, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu huy động vốn (đề xuất danh mục, lựa chọn dự án ưu tiên, xác định cơ chế tài chính, công tác vận động, đàm phán, ký kết) với khâu tổ chức thực hiện và trả nợ vay, chưa gắn trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương với việc phân bổ và sử dụng hiệu quả vốn vay. Chức năng quản lý nợ còn phân tán ở các cơ quan khác nhau, quy định về quản lý nợ công được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo với một số luật hiện hành và mới ban hành.

2.3.2 Nguyên nhân

2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, áp lực vốn đầu tư lớn trong khi tích lũy nội địa nền kinh tế còn mỏng.

- Tăng trưởng kinh tế có giảm hơn so với thời kỳ trước, hiệu quả đầu tư chưa cao, vấn đề lạm phát, tỷ giá, nợ xấu ngân hàng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, v.v..

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch được đặt trong bối cảnh kinh tế thể giới được dự báo sẽ sớm phục hồi, tuy nhiên thực tế diễn ra chậm và còn nhiều khó khăn (kinh tế Trung quốc, Nga, Brazil, khủng hoảng nợ công Châu Âu, các biến động địa chính trị. . .).

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tuy có khả quan nhưng tốc độ phục hồi chậm, vẫn tiềm ẩn khó khăn, thách thức; sức cạnh tranh yếu trong khi áp lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng tăng, đòi hỏi phải vay để đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

- Quy mô thị trường vốn trong nước còn nhỏ, cơ cấu nhà đầu tư vẫn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, hạn chế về khả năng cung ứng vốn trung, dài hạn.

2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra không có sự gắn kết chặt chẽ, nhất quán với khuôn khổ tài khóa và kinh tế vĩ mô khác và trên thực tế tăng trưởng kinh tế thấp so với kế hoạch trong khi không điều chỉnh tương ứng các chỉ tiêu về bội chi NSNN, khối lượng vốn vay dẫn đến tỷ lệ nợ công so với GDP tăng nhanh.

- Kỷ luật tài chính - ngân sách trong việc sử dụng vốn NSNN, vốn đầu tư công chưa được tuân thủ chặt chẽ. Tình trạng vốn chờ công trình hoặc vừa thiết kế vừa thi công còn phổ biến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, Iãng phí NSNN.

- Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao trong khi chúng ta duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng kính tế chủ yếu dựa vào vốn, trong đó có nguồn vốn vay công.

- Nhận thức về nợ công còn có sự hạn chế, phần nào vẫn còn tâm lý “bao cấp” từ nhà nước, nhất là vốn ODA và TPCP.

- Năng lực của một số chủ dự án còn hạn chế, chưa thực hiện tốt các khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng xây lắp, mua sắm trang thiết bị và dịch vụ tư vấn, công tác đền bù, di dân và giải phóng mặt bằng..., làm giảm hiệu quả đầu tư.

- Hệ thống cơ chế chính sách quản lý nợ tuy đã có bước hoàn chỉnh, song vẫn còn bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tiễn. Công tác quản lý nợ chưa thống nhất, còn phân tán và chồng chéo trong quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư công, vốn vay công. Việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quyết toán và báo cáo thực hiện

đối với vấn đề nợ công chưa được chú trọng đúng mức. Công tác thôngtin, tuyên truyền chưa tạo được sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 29 - 34)