CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-
3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế
Thời gian tới, cùng với độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, tiến trình nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài. Các diễn biến khó lường về địa chính trị, sự phục hồi chậm và không ổn định của kinh tế thể giới sẽ ảnh hưởng đến trong nước. Bên cạnh đó, giá dầu suy giảm mạnh sẽ làm giảm nguồn thu NSNN, góp phần thúc đẩy gia tăng bội chi NSNN. Cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay nước ngoài với hàm lượng ưu đãi cao từ các nhà tài trợ giảm xuống, đòi hỏi Chính phủ phải tăng vay ưu đãi, vay thương mại theo các điều khoản thị trường, tiếp tục gây áp lực gia tăng chi phí, yêu cầu huy động vốn để cân đối nguồn chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt được các kết quả bước đầu, kinh tế dần lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi, các chỉ số kinh tế vĩ mô (lạm phát, xuất nhập khẩu, đầu tư) duy trì ổn định, thị trường trong nước tiếp tục phát triển cũng tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ hy động vốn trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh cân đối NSNN còn khó khăn, áp lực huy động vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển rất lớn, dẫn đến nợ công tăng nhanh, tiệm cận giới hạn cho phép; cùng với việc Việt Nam đã đã được xếp vào quốc gia có mức thu nhập trung bình, với khả năng tiến tới áp dụng điều khoản nợ ODA nhanh gấp đôi so với hiện hành, có thể ảnh hưởng đến tính an toàn và bền vững của nợ công. Quy mô thị trường TPCP trong nước còn nhỏ, thanh khoản trên thị trường thứ cấp còn thấp, cơ sở nhà đầu tư dài hạn còn mỏng nên rủi ro tái cấp vốn đối với nợ trong nước vẫn đáng kể. Trường hợp tăng mạnh khối lượng huy động vốn trên thị trường TPCP để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách và bổ sung vốn cho đầu tư phát triển sẽ gắp với rủi ro phải nâng mặt bằng lãi suất huy động vốn, gây bất ổn đến sự phát triển bền vững của thị trường. Triển khai các giải pháp huy động vốn vay phải được căn cứ vào khả năng cung ứng vốn của thị trường, đánh đổi chi phí – rủi ro đối với danh mục nợ trong trung và dài hạn.
Đây là những thách thức đối với công tác quản lý vay và trả nợ công trong giai đoạn tới, đặt ra yêu cầu tiến tới áp dụng nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, chuyên nghiệp và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
3.2 Mục tiêu
Trong giai đoạn 2016-2020, tiếp tục bám sát và triển khai các mục tiêu tại Chiến lược nợ đã đề ra, theo đó: