Luyện tập: (35 phút)

Một phần của tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 1_Tuần 6_Cánh Diều_Dung (Trang 27 - 29)

- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng cặp):

2. Luyện tập: (35 phút)

* Tập tô, tập viết: u, ư, tủ, sư, tử.

- GV yêu cầu HS nói về độ cao và cách viết lần lượt các chữ: u, ư, tủ, sư, tử. - GV nhận xét, bổ sung.

- GV vừa viết, vừa nêu quy trình lần lượt từng chữ:

* Viết chữ u, tủ:

- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình viết:

+ Chữ u: cao 2 li; gồm 1 nét hất, 2 nét móc ngược phải. Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên ĐK 2, viết nét hất, đến ĐK 3 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng của bút của nét 1, chuyển hướng bút để viết nét móc ngược thứ nhất. Nét 3: Từ điểm cuối của nét 2 (ở ĐK 2). Rê bút lên tới ĐK 3 rồi chuyển hướng bút ngược lại viết tiếp nét móc ngược thứ 2. Dừng bút ở ĐK 2. * Chú ý: nét móc ngược 1 rộng hơn nét móc ngược 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ u vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + Tiếng tủ: Viết chữ t trước, chữ u, dấu hỏi viết trên chữ u.

- GV nhận xét chữ viết của HS.

- HS nhắc lại các chữ đã học ở bài 30, 31: u, ư, ua, ưa, tủ, sư tử, cua, ngựa .

- HS đọc: u, ư, tủ, sư, tử, nói cách viết, độ cao lần lượt các chữ.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ u. (Theo lời GV)

- HS viết bảng con chữ u. (3 lần), giơ bảng đọc: u.

- HS đổi bảng, chia sẻ.

* Viết chữ ư, sư tử:

- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình viết:

- Chữ ư: cao 2 li, cũng giống như u

nhưng thêm 1 nét râu như ơ(không nhỏ quá hoặc to quá). Cách viết: Nét 1, 2 và 3 của chữ ư tương tự với chữ u. Nét 4, từ điểm dừng bút của nét 3. Lia bút lên phía trên ĐK 3 một chút (gần đầu nét 3) viết nét râu. Dừng bút khi chạm vào nét 3. * Chú ý, để đảm bảo tính thẩm mỹ, nét râu không được to hoặc nhỏ quá.

- GV yêu cầu HS viết chữ ư vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

+ Tiếng : Viết chữ s, chữ ư. GV lưu ý cho HS nét nối giữa sư.

+ Tiếng tử: Viết chữ t, chữ ư, dấu hỏi viết trên âm ư. GV lưu ý cho HS nét nối giữa

tư.

- GV yc viết sư tử vào bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - GV nhận xét, chỉnh sửa.

* Tập tô, tập viết: ua, ưa, cua, ngựa.

- GV chỉ bảng cho HS đọc. * Viết chữ ua, ua:

- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình viết:

+ Chữ ua: cao 2 li: là kết hợp của 2 chữ

ua. Viết u trước, viết a sau. Các nét viết nối liến nhau.

+ Tiếng cua: Viết chữ c trước, chữ ua

sau. GV lưu ý cho HS nét nối giữa c

ua.

- GV yêu cầu HS viết chữ ua, cua vào bảng con.

- GV nhận xét chữ viết của HS

- HS giơ bảng đọc: tủ

- HS nhắc lại độ cao và quy trình viết chữ ư. (theo lời của GV)

- HS viết trên bảng con (3 lần). - HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS nhắc lại cách viết rổ cá.

- HS viết sư tử vào bảng con. Giơ bảng đọc: sư tử.

- HS đọc trên bảng lớp chữ ua, ưa, cua, ngựa.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ ua.(theo lời của GV)

- HS nhắc lại cách viết tiếng cua.

- HS viết bảng con chữ ua, cua, giơ bảng đọc: ua, cua.

* Viết chữ ư, ngựa:

- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình viết:

+ Chữ ưa: cao 2 li: là kết hợp của 2 chữ

ưa. Viết ư trước, viết a sau. Các nét viết nối liến nhau.

+ Tiếng ngựa: Viết chữ ng trước, chữ ưa

sau. GV lưu ý cho HS nét nối giữa ng

ưa.

- GV yêu cầu HS viết chữ ưa, ngựa vào bảng con.

- GV nhận xét chữ viết của HS

* Viết vở luyện viết:

- GV yêu cầu HS viết bài vào vở luyện viết, đọc nội dung tập viết.

- GV nhận xét bài viết của HS.

Một phần của tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 1_Tuần 6_Cánh Diều_Dung (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w