Kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lýhoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường trung học phổthông (Trang 32 - 34)

2 Bài : Những điều kiện để thành đạt trong nghề

2.4. Kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý. Vậy việc kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường …như thế nào?

Qua trao đổi, thầy Phạm Lưu hiệu trưởng nhà trường đã cho biết, việc kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay thực sự gặp rất nhiều khó khăn dù có sự chỉ đạo sát sao của hiệu trưởng

Khó khăn trước hết là lực lượng kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm

Khó khăn thứ hai là chế độ tài chính chi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp quá eo hẹp, thì chắc chắn kinh phí dành cho việc kiểm tra hoạt động hướng nghiệp cũng không có nhiều.

Khó khăn thứ ba là cho đến hiện nay chưa có những chuẩn chung cho công tác kiểm tra hoạt động hướng nghiệp.

Khó khăn thứ tư liên quan đến thực trạng hoạt động hướng nghiệp của nhà trường trong giai đoạn có tính chất mở đầu của việc triển khai hoạt động hướng nghiệp theo sách giáo khoa do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát hành. Các thành viên đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động dạy học trên lớp theo chương trình sách mới nên việc đầu tư đồng thời theo chương trình mới cho hoạt động hướng nghiệp và một số hoạt động khác rất hạn chế.

Khó khăn thứ năm là hoạt động hướng nghiệp trong năm học không chỉ đóng khung trong sinh hoạt hướng nghiệp theo chương trình của bộ với 27 tiết trong một năm học mà lồng ghép thông qua nhiều hoạt động khác:dạy học các bộ môn, lao động sản xuất, ngoại khóa…

Tuy nhiên, bước đầu việc chỉ đạo kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong toàn trường của hiệu trưởng cũng có những kết quả nhất định.

Hiệu trưởng cho biết, trong năm học ... các sinh hoạt hướng nghiệp được kiểm tra nhiều nhất là ngoại khóa, công tác báo cáo của các báo cáo viên, học nghề và việc triển khai chương trình hướng nghiệp theo sách do các giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Còn việc kiểm tra chương trình hướng nghiệp thông qua con đường dạy học các bộ môn văn hóa, khoa học cơ bản thì chưa tiến hành kiểm tra, và thực sự cũng không có khả năng để kiểm tra hết, chủ yếu là sự tự giác thực hiện của giáo viên.

Qua báo cáo của lực lượng kiểm tra và qua việc kiểm tra trực tiếp của mình, hiệu trưởng đã có được một số thông tin về hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường. Hiệu trưởng nhận thấy rằng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường còn rất nhiều yếu kém, nhất là nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động hướng nghiệp, kỹ năng, kiến thức tổ chức các sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh…Và qua kiểm tra kế hoạch, cũng như quá trình thực hiện của lực lượng kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiệu trưởng nhận thấy rằng cần phải cải tiến, đẩây mạnh hơn nữa công tác kiểm tra này. Vì hầu như lực lượng kiểm tra hoạt động hướng nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá, phê phán, còn việc tư vấn, thúc đẩy

cho các đối tượng được kiểm tra thì họ chưa chú trọng thực hiện, việc kiểm tra chưa theo nề nếp, nhiều khi còn tùy hứng, tùy tiện. Nguyên nhân của những tồn tại bắt đầu từ người quản lý cao nhất. Đó là việc hiệu trưởng chưa dành nhiều thời gian để tham gia một số hoạt động hướng nghiệp của giáo viên học sinh, chưa có những khen thưởng, cổ vũ kịp thời với những nỗ lực của một số cá nhân, tập thể trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Đó là việc hiệu trưởng chưa sử dụng hiệu quả kết quả kiểm tra hoạt động giáo dục hướng nghiệp mà lực lượng kiểm tra đã thực hiện, chưa dùng kết quả này để đánh giá thi đua, xếp loại giáo viên, cán bộ công nhân viên. Nên khi thực hiện việc kiểm tra theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, lực lượng kiểm tra làm một cách chiếu lệ hình thức.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lýhoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường trung học phổthông (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w