VI. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng 1 Mục đích
1. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
địa phương
Xây dựng bài học “Động cơ không đồng bộ ba pha” gắn liền với hoạt động SXKD sẽ giúp cho học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp phân luồng sau trung học. Nội dung về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách nối dây của động cơ không đồng bộ ba pha. Nó có liên quan đến một số hoạt động SXKD ở địa phương như sau:
- Các nhà máy, xí nghiệp, công ty hoặc cơ sở sản xuất, chế tạo các chi tiết của động cơ điện (ví dụ công ty chế tạo lõi thép động cơ, công ty sản xuất dây đồng...).
- Các nhà máy, xí nghiệp hoặc cơ sở sản xuất lắp ráp động cơ điện xoay chiều ba pha.
- Các nhà máy, xí nghiệp hoặc cơ sở sản xuất lắp ráp các thiết bị điện sử dụng động cơ điện xoay chiều 3 pha làm nguồn động lực (ví dụ máy xay xát nghiền các loại hạt, máy rang cà phê, hệ thống trạm bơm nước sạch, hệ thống bơm cấp thoát nước...).
- Các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu, động cơ điện xoay chiều.
- Các công ty hoặc trung tâm bảo hành dưỡng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều.
2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
- Rà soát xây dựng danh mục cơ sở SXKD tại địa phương có liên quan đến chủ đề học tập.
- Khảo sát cơ sở sửa chữa hoặc sản xuất, lắp ráp động cơ điện xoay chiều sản xuất trên địa bàn gần trường học. Đề xuất với cơ sở SXKD cho học sinh được tham quan trải nghiệm học tập nội dung về “động cơ điện” tại cơ sở SXKD. Làm việc trước với cơ sở để họ chuẩn bị báo cáo viên và phương tiện phục vụ dạy học cho phù hợp.
- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện. Xây dựng giáo án thể hiện rõ các hoạt động học tập và được tiến hành theo phương án kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết ở trường phổ thông với tham quan tại cơ sở SXKD.
- Lập kế hoạch dạy học: chú ý đến đối tượng học sinh; điều kiện đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất của cơ sở SXKD và báo cáo viên.