II. Hoạt động hình thành kiến thức
3) Tiến trình sư phạ m:
- Giao nhiệm vụ cho HS : Cho HS xem clip HTTL trên xe máy và trả lời một số câu hỏi
Câu 1: HTTL trên xe máy gồm những bộ phận nào? Câu 2: Cách bố trí HTTL trên các loại xe?
Câu 3: Nêu tác dụng của li hợp, hộp số, xích (các đăng) trên xe máy? Câu 4: So sánh HTTL trên xe máy với HTTL trên ôtô.
Câu 5: Trình bày nguyên lí làm việc HTTL trên xe máy
- Thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS quan sát và trả lời các câu hỏi trên. HS có thể thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm, thống nhất kết quả hoạt động của cá nhân tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận, thống nhất và ghi lại kết quả của nhóm.
- Báo cáo trao ðổi thảo luận: Theo yêu cầu của giáo viên, mỗi nhóm cử ðại diện báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm.
- Ðánh giá và chốt kiến thức: GV nhận xét và đánh giá kết quả của các cá nhân/nhóm. Cuối cùng giáo viên chốt kiến thức về HTTL trên xe máy.
Gợi ý câu trả lời:
- Về nguyên tắc HTTL của xe máy có những điểm giống như ôtô. Động cơ → li hợp → hộp số → xích hoặc các đăng → bánh xe .
- Động cơ li hợp, hộp số thường bố trí trong một vỏ chung .
- Li hợp trên xe máy thường là li hợp ma sát được điều khiển bằng tay hoặc tự động.
- Hộp số thường có 3 đến 4 cấp tốc độ và không có số lùi .
- Động cơ đặt giữa xe thì truyền lực đến bánh xe sau thường bằng xích . - Động cơ đặt lệch về phía đuôi xe thì momen quay truyền tới bánh xe bằng trục các đăng.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cách vận hành và bảo dưỡng động cơ dùng cho xe máy
1. Mục đích:
Tìm hiểu cách bảo dưỡng động cơ xe máy thông qua việc tham quan học tập tại cơ sở bảo dưỡng xe máy.
2. Phương thức
Học sinh tham quan học tập tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa động cơ xe máy tại địa phương để tìm hiểu cách bảo dưỡng động cơ, các bộ phận của xe máy hàng ngày và bảo dưỡng cấp 1.
3. Tiến trình sư phạm
Hoạt động này tổ chức tại cơ sở tham quan tại địa phương. Báo cáo viên là người của cơ sở sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Giáo viên tổ chức quản lý học sinh, phối hợp với báo cáo viên để tổ chức các hoạt động học tập.
Để định hướng cho học sinh khi tham quan, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi cho học sinh như sau:
(1) Vì sao cần bảo dưỡng kĩ thuật động cơ?
(2) Hàng ngày, chúng ta bảo dưỡng động cơ xe máy như thế nào?
(3) Hãy cho biết quy trình bảo dưỡng cụm truyền lực bằng xích trên xe máy? (4) Hãy cho biết quy trình kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh?
Trước buổi tham quan, học sinh cần chuẩn bị về: nội dung cần tìm hiểu và cách thức thu thập thông tin; kế hoạch thực hiện và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm; các câu hỏi và cách trao đổi để báo cáo viên của cơ sở tham quan hiểu và giải đáp những vấn đề học sinh chưa hiểu.
Học sinh thực hiện hoạt động tham quan cần đảm bảo yêu cầu:
- Ăn mặc gọn gàng, di chuyển đến cơ sở tham quan đảm bảo an toàn, đúng giờ.
- Học sinh ghi chép và thu thập thông tin theo các nội dung yêu cầu tìm hiểu. Trao đổi với báo cáo viên của cơ sở tham quan.
- Luôn tuân thủ những hướng dẫn của giáo viên, báo cáo viên của cơ sở tham quan.
Sau khi tham quan các nhóm tiến hành thảo luận, thống nhất nội dung báo cáo.
Hoạt động 4: Báo cáo, nghiệm thu kết quả tìm hiểu về cách bảo dưỡng động cơ, các bộ phận của xe máy.
1. Mục đích
Học sinh báo cáo kết quả tham quan học tập tại cơ sở SXKD về cách bảo dưỡng động cơ, các bộ phận của xe máy. Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bài học trên lớp.
2. Phương thức
- Giáo viên tổ chức các nhóm báo cáo, lớp thảo luận nhận xét, đánh giá. Mỗi nhóm học sinh cử đại diện trình bày kết quả thu được sau khi tham quan học tập tại cơ sở theo những nội dung yêu cầu, tranh ảnh, video thu được dưới dạng bài thu hoạch.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của nhóm bạn; bổ sung những điểm còn thiếu hoặc sai sót theo tiêu chí định trước.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về kết quả và thái độ tham quan, rút kinh nghiệm và cuối cùng là chốt kiến thức chính của bài học.
3. Tiến trình sư phạm
Hoạt động này được tổ chức trên lớp học sau khi học sinh đã tham quan học tập tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe máy và đã hoàn thành báo cáo học tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên chọn 1 nhóm lên trình bày báo cáo kết quả thu được sau buổi tham quan học tập tại cơ sở tham quan. Các nhóm còn lại lắng nghe và so sánh kết quả mình thu được để từ đó có ý kiến thảo luận, bổ sung.
- Giáo viên lắng nghe những ý kiến thảo luận của học sinh về những kết quả thu được tại cơ sở tham quan để từ đó chốt lại nội dung kiến thức cần hình thành cho học sinh trên lớp.
- Dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh lắng nghe, so sánh với kiến thức mình thu được tại cơ sở tham quan để hệ thống hóa lại kiến thức.
Nội dung giáo viên chốt lại:
(1) Vì sao cần bảo dưỡng kĩ thuật động cơ?
Bảo dưỡng ĐCĐT là công tác dự phòng được tiến hành theo một kế hoạch đã định, nhằm tránh những hiện tượng hư hỏng trước thời hạn, đảm bảo cho động cơ làm việc ổn định, an toàn và có tuổi thọ cao.
(2) Hàng ngày, chúng ta bảo dưỡng động cơ xe máy như thế nào?
- Làm sạch động cơ.
- Quan sát, khắc phục những bulông bị nới lỏng, các vị trí rò rỉ nước làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu. Nếu thiếu phải bổ sung.
- Kiểm tra sự lắp chặt của động cơ và các thiết bị lắp trên nó.
(3) Hãy cho biết quy trình bảo dưỡng cụm truyền lực bằng xích trên xe máy?
- Kiểm tra độ chùng xích, điều chỉnh độ chùng xích nếu cần.
- Kiểm tra độ mòn của các chi tiết (nhông, dĩa, xích), nếu cần phải thay thế.
- Kiểm tra, vệ sinh, tra dầu bôi trơn vào các chi tiết.
(4) Hãy cho biết quy trình kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh?
- Phanh đùm: Kiểm tra độ mòn của bố phanh, điều chỉnh, nếu mòn quá mức quy định phải thay thế.
- Phanh đĩa: Kiểm tra độ mòn của bố phanh, nếu mòn phải thay thế; kiểm tra mức dầu phanh, nếu thiếu thì bổ sung.