Các giải pháp kiến trúc phần mềm cho xây dựng Chính phủ điện tử trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 28 - 31)

giới

Mỗi quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử cho riêng mình, có thể kể đến giải pháp của Chính phủ liên bang Mỹ, Australia, Hàn Quốc… Xu hướng chung cho các hệ thống Công nghệ thông tin nói chung và Chính phủ điện tử nói riêng ngày nay là hướng tới tích hợp đa nền tảng, hỗ trợ các chuẩn mở, và sẵn sàng cho các thay đổi về sau. Từ những giai đoạn ban đầu Chính phủ điện tử chỉ là các hệ thống hỗ trợ một phần các giao dịch tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính phủ, thì ngày nay Chính phủ điện tử đang hướng tới môi trường hợp nhất, chuyển đổi từ “quản lý” sang “phục vụ”, hệ thống Công nghệ thông tin ngày một thông minh. Như hình 3.1 là tổng kết xu hướng “trưởng thành” của hệ thống Chính phủ điện tử do Gartner cung cấp.

Hình 3.1 Xu hướng chính phủ điện tử hiện nay [9]

Chúng ta có thể thấy khái niệm “Smart Government” - Chính phủ thông minh và “Digital Government” - Chính phủ số hóa, những khái niệm này có được đều dựa trên nền tảng Công nghệ thông tin mạnh mẽ áp dụng cho Chính phủ để tối ưu hóa, chuyển đổi và cho phép Chính phủ tạo ra các dịch vụ hữu ích nhất, tiện lợi nhất đến người dân, doanh nghiệp. Để tạo ra được những điều này thì yêu cầu đặt ra chính là xây dựng một hệ thống các phần mềm Chính phủ điện tử thống nhất, xóa nhòa ranh giới địa lý, vùng miền trong mỗi quốc gia.

Trong phần này, luận văn sẽ điểm qua một số mô hình kiến trúc được áp dụng trong hệ thống Chính phủ điện tử được áp dụng, hình 3.2 là một ví dụ điển hình về kiến trúc áp dụng trong Chính phủ điện tử tại các nước phát triển hiện nay.

Hình 3.2 Kiến trúc Chính phủ điện tử tham chiếu tại Australia [10]

Trong kiến trúc tham chiếu của Chính phủ điện tử triển khai tại Australia, chúng ta có thể thấy rất rõ sự tham gia của thành phần các dịch vụ chia sẻ dùng chung và tầng quản lý quy trình nghiệp vụ, đây là hai tầng phía trên tầng dữ liệu và tầng giao tiếp với người sử dụng. Việc phân định các tầng trong ứng dụng và vai trò nhiệm vụ của mỗi tầng trong hệ thống tổng thể cho thấy sự rõ ràng trong hướng thiết kế cũng như tư tưởng triển khai hệ thống phần mềm Chính phủ điện tử của mỗi quốc gia.

Tầng quản lý quy trình nghiệp vụ và tầng quản lý dịch vụ chia sẻ thường được nhắc đến như những thành phần cơ bản, bắt buộc trong kiến trúc chung của Chính phủ điện tử, trong đó tầng quản lý quy trình nghiệp vụ sẽ làm nhiệm vụ kết nối các dịch vụ được cung cấp bởi tầng quản lý dịch vụ chia sẻ với các yêu cầu nghiệp vụ. Việc phân chia này cũng tương tự như trong mô hình SOA, các thành phần tách biệt, không bắt buộc gắn kết chặt chẽ với nhau, sẵn sàng cho tính mở rộng và thay thế. Các “chức năng” trong hệ thống đều hướng tới “dịch vụ hóa”, các thành phần hệ thống đều xây dựng trên tư tưởng tái sử dụng và khả năng tích hợp mềm dẻo.

Việc áp dụng tư tưởng hướng dịch vụ của SOA vào kiến trúc hệ thống Chính phủ điện tử là rất rõ ràng, tuy nhiên SOA không phải là một mô hình định sẵn mà nó bao gồm các quy tắc, các đặc tính cần đạt được của mộ hệ thống phần mềm (như đã trình

bày trong phần trước). Một ví dụ khác cho thấy sự đa dạng của SOA trong thực tiễn là mô hình khung cho các ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ trong hệ thống phần mềm Chính phủ điện tử liên bang tại Mỹ như hình 3.3.

Hình 3.3 Khung kiến trúc tham chiếu Chính phủ điện tử [11]

Trong khung kiến trúc phần mềm do Chính phủ liên bang Mỹ đưa ra chúng ta cũng có thể thấy các thành phần cơ bản cần có trong SOA như tầng dịch vụ, tổ hợp dịch vụ, tầng quy trình nghiệp vụ và các thành phần hệ thống khác tương tự như với mô hình đã đề cập của Australia.

Thực tế triển khai Chính phủ điện tử tại các nước đã cho thấy ngoài yếu tố quan trọng nhất là về mặt con người và sự tham gia đầy đủ của các bộ phận có vai trò, đóng góp chung trong Chính phủ thì yếu tố về mặt kiến trúc tổng thể là đặc biệt được coi trọng. Trong kiến trúc tổng thể cho Chính phủ điện tử có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, từ tầm nhìn về mặt kiến trúc, tầm nhìn về mặt nghiệp vụ, cho đến tầm nhìn về mặt công nghệ (theo TOGAF [6]), trong đó vấn đề về kiến trúc phần mềm được đặc biệt quan tâm vì nó theo suốt quá trình triển khai hệ thống cũng như khi vận hành hệ thống về sau.

Nhìn vào các mô hình kiến trúc phần mềm cho Chính phủ điện tử được triển khai tại các nước phát triển chúng ta thấy có một sự tương đồng rất lớn với SOA, điều này cũng phù hợp với thực tiễn là hệ thống các phần mềm cho Chính phủ điện tử thường rất phực tạp và không thể triển khai bởi một vài nhà cung cấp giải pháp Công nghệ thông tin, vì vậy vấn đề lớn nhất cần giải quyết chính là bài toán tích hợp các hệ thống với nhau thành một hệ thống lớn thống nhất. Hệ thống các phần mềm cho Chính phủ điện tử là một hệ thống “trưởng thành” theo thời gian vì vậy nó cũng phải chấp nhận những thay đổi cả

về yêu cầu nghiệp vụ cũng như những biến đổi cập nhật về công nghệ. Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ đưa ra không phải là một hệ thống hoàn thiện ngay từ đầu mà là một hệ thống có khả năng thay đổi, thích ứng với các yêu cầu trong tương lai. Chính ưu điểm này của kiến trúc hướng dịch vụ mà tư tưởng của nó được áp dụng rất nhiều vào thực tiễn triển khai Chính phủ điện tử tại các quốc gia.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)