Sự tham gia của thành phần quản lý quy trình nghiệp vụ trong SOA

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 26 - 28)

Trong một hệ thống các phần mềm lớn đã được xây dựng, khi đặt ra một bài toán mới phục vụ yêu cầu nghiệp vụ nào đó, chúng ta luôn phải tính tới việc tái sử dụng để tận dụng các thành phần ứng dụng sẵn có. Ví dụ khi chúng ta tin học hóa một dịch vụ công cho một cơ quan nhà nước để phục vụ người dân thì thông thường chúng ta sẽ không bắt đầu từ đầu, đơn vị được triển khai đã có sẵn các phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ tác nghiệp hằng ngày. Như vậy để hoàn thành việc đưa dịch vụ công vào tin học hóa thì lẽ dĩ nhiên chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề về kết nối đến các phần mềm sẵn có, đến các cơ sở dữ liệu chung đã tồn tại.

SOA cũng như các mô hình kiến trúc khác được đưa ra đều dựa trên yêu cầu thực tiễn từ nghiệp vụ, như trong TOGAF, phương pháp luận để xây dựng kiến trúc phần mềm bao gồm rất nhiều bước, nhưng yêu cầu nghiệp vụ luôn quyết định đến kiến trúc tổng thể của hệ thống.

SOA chấp nhận sự thay đổi, bổ sung hệ thống, như với tình huống trên khi có yêu cầu xây dựng mới một phần mềm hoặc dịch vụ mới trên nền tảng các phần mềm đã được xây dựng, việc kết nối hay tương tác với hệ thống cũ hoàn toàn được đảm nhận bởi thành phần ESB. Chính nhờ sự phân tách này nên khi xây dựng một phần mềm mới trên nền tảng SOA chúng ta sẽ chỉ cần tập trung nhiều về mặt quy trình nghiệp vụ mà ít phải quan tâm đến các vấn đề về khả năng kết nối. Việc đưa vào một thành phần quản lý quy trình nghiệp vụ trong SOA sẽ giúp phân chia rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của các thành phần trong hệ thống phần mềm, giúp tăng tính linh động, khả chuyển cho hệ thống.

Hiện nay với yêu cầu ngày càng cao của sự thay đổi không ngừng trong hệ thống các phần mềm, áp dụng SOA và đưa vào thành phần quản lý quy trình nghiệp vụ là giải pháp hoàn hảo để đáp ứng được yêu cầu đó. Một quy trình nghiệp vụ có thể bao gồm nhiều bước thực hiện và chấp nhận sự tham gia vào của con người trong mỗi bước thực hiện, ESB là thành phần kết nối trung gian hỗ trợ cho các yêu cầu về kết nối đến các phần mềm khác tại mỗi bước trong quy trình nghiệp vụ.

Hình 2.7 SOA với sự tham gia của BPM [8]

BPM như một chất xúc tác để tạo ra một SOA có tính hữu dụng cao, vì bản chất của mọi kiến trúc là đưa đến một giải pháp toàn diễn hỗ trợ các yêu cầu nghiệp vụ. SOA đưa ra cách sắp đặt các thành phần, sự liên kết giữa các thành phần và các thành phần thiết yếu trong hệ thống trên nền tảng các dịch vụ, các dịch vụ này được xây dựng phải định hướng dựa trên yêu cầu nghiệp vụ thực tế, vì vậy việc đưa ra thành phần quản lý quy trình nghiệp vụ tập trung vào mô hình SOA như một sự đảm bảo cho mục tiêu của SOA và giúp cho SOA đi theo đúng yêu cầu nghiệp vụ.

Chương 3. Ứng dụng kiến trúc hướng dịch vụ giải quyết vấn đề liên thông và tái sử dụng.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)