Danh sách mục tiêu và mô hình hóa các quy trình liên quan
Phạm vi các vấn đề được xác định ở đây liên quan đến thủ tục hành chính liên thông cho ba thủ tục hành chính là Đăng ký khai sinh, Đăng ký thường trú và Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong quy trình liên thông sẽ có sự tham gia của các đơn vị là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, Công an quận, huyện, Bảo hiểm xã hội quận, huyện.
Mục tiêu cho các vấn đề này là xây dựng hệ thống một cửa điện tử cho phép liên thông các quy trình thủ tục hành chính trên, đảm bảo các quy trình được vận hành đầy đủ như khi thực hiện riêng rẽ nhưng người dân chỉ phải đến khai báo một lần tại đơn vị là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường hoặc cho phép người dân khai báo thông tin trực
tuyến với giả định chúng ta đã có cơ chế xác thực thông tin đến từng người dân cho các giao dịch trực tuyến.
Do thực trạng hiện nay chúng ta chưa có hạ tầng bảo mật xác thực thông tin đến từng người dân, nên trong giai đoạn này, luận văn sẽ giải quyết vấn đề tự động hóa các khâu liên kết trong cơ quan nhà nước và vẫn duy trì mô hình tiếp nhận một cửa trực tiếp tại các đơn vị như Ủy ban nhân dân xã, phường. Mô hình này đồng thời có thể mở rộng và đưa thành các dịch vụ trực tuyến khi đã xây dựng được hạ tầng bảo mật xác thực thông tin đến từng người dân.
Kết quả của bước này chúng ta sẽ khảo sát được các quy trình ghiệp vụ liên quan, đồng thời mô hình hóa lại theo các bước xử lý trong thực tế. Ở đây chúng ta sẽ có ba quy trình độc lập làm đầu vào cho việc xây dựng hệ thống Một cửa điện tử liên thông.
Quy trình 1: Đăng ký khai sinh Tiếp nhận yêu cầu, tạm thu lệ
phí
Kiểm tra, ghi số hồ sơ
Hồ sơ hợp lệ?
Xử lý hồ sơ và trình ký
Duyệt?
Lấy dấu, viết biên lai lệ phí Y
Y
N
Gửi trả kết quả cho người đi đăng ký
N
Lưu hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
+Chức minh nhân dân +Sổ hộ khẩu
+Giấy chức nhận kết hôn (nếu có) +CMND/hộ chiếu Việt Nam của cha mẹ hoặc người đi làm thay
Quy trình 2: Đăng ký thường trú
Tiếp nhận yêu cầu, tạm thu lệ phí
Kiểm tra, ghi số hồ sơ
Hồ sơ hợp lệ?
Xử lý hồ sơ và trình ký
Duyệt?
Lấy dấu, viết biên lai lệ phí Y
Y
N
Gửi trả kết quả cho người đi đăng ký
N
Lưu hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
+Giấy khai sinh của trẻ (bản chính hoặc bản sao có công chứng)
+Giấy tờ đăng ký thường trú hoặc sổ khẩu của cha mẹ, người giám hộ
+Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu +Giấy chuyển hộ khẩu (nếu có)
+Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp
Quy trình 3: Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Tiếp nhận yêu cầu, tạm thu lệ phí
Kiểm tra, ghi số hồ sơ
Hồ sơ hợp lệ?
Xử lý hồ sơ và trình ký
Duyệt?
Lấy dấu, viết biên lai lệ phí Y
Y
N
Gửi trả kết quả cho người đi đăng ký
N
Lưu hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
+Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy xác nhận của phường, xã
+Đơn xin cấp Bảo hiểm y tế
+Bản chính hoặc bản sao giấy tờ liên quan nếu được hưởng quyền lợi cao hơn
Hình 4.4 Quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế
Các giấy tờ biểu mẫu cần quản lý liên quan gồm có: (1) Tờ khai đăng ký khai sinh; (2) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ cam đoan việc sinh là có thực; (3) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; (4) Sổ hộ khẩu; (5) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế.
Mô hình đề xuất và các thành phần liên quan
Mỗi quy trình đã đưa ra đươc thực thi độc lập tại từng đơn vị, nhưng quy trình liên thông tổng thể cần có sự tham gia đồng thời của cả ba đơn vị là Ủy ban nhân dân xã, phường, Công an quận, huyện, Bảo hiểm xã hội quận, huyện. Cổng tiếp nhận thông tin công dân cho phép tiếp nhận trực tiếp tại Ủy ban nhân dân phường hoặc Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin trực tuyến triển khai cho địa phương đó.
Những đơn vị này đều có các ứng dụng một cửa điện tử, ứng dụng nội bộ và chuyên ngành riêng, do vậy để liên thông các quy trình chúng ta cần xác định và làm rõ các thành phần ứng dụng này. Danh sách các ứng dụng liên quan gồm có: (1) Ứng dụng một cửa điện tử triển khai tại Ủy ban nhân dân xã, phường; (2) Ứng dụng một cửa điện tử triển khai tại Công an quận, huyện; (3) Ứng dụng một cửa điện tử triển khai tại Bảo hiểm xã hội quận, huyện; (4) Ứng dụng và cơ sở dữ liệu quản lý thông tin hộ khẩu công dân tại cơ quan Công an; (5) Ứng dụng và cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về chứng minh nhân dân đặt tại cơ quan Công an; (6) Ứng dụng và cơ sở dữ liệu về giấy khai sinh đặt tại Ủy ban nhân dân quận, huyện; (7) Ứng dụng và cơ sở dữ liệu về thẻ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội; (8) Ứng dụng chuyên ngành của bộ y tế về tra cứu thông tin chứng sinh.
Mục tiêu của chúng ta là xây dựng hệ thống một cửa điện tử liên thông dựa trên những hệ thống một cửa điện tử sẵn có, vì vậy các ứng dụng trên được xếp vào loại ứng dụng cũ vẫn đang sử dụng (legacy application) trong mô hình đã đề ra ở phần (a). Để đạt được mô hình mục tiêu, chúng ta sẽ dịch vụ hóa các ứng dụng và chuẩn hóa danh sách dịch vụ trong các bước tiếp theo.
Xác định các dịch vụ liên quan đến các ứng dụng trong hệ thống
Qua các quy trình đã mô hình hóa theo yêu cầu nghiệp vụ chúng ta đã xác định được các ứng dụng liên quan và chức năng tương ứng. Tiếp theo chúng ta cần làm rõ thêm các dịch vụ được sử dụng và được cung cấp bởi các ứng dụng trong hệ thống, mỗi dịch vụ này gắn với các chức năng của từng ứng dụng và liên quan đến mỗi bước trong quy trình nghiệp vụ.
Danh sách các dịch vụ liên quan bao gồm:
(1)Dịch vụ kiểm tra thông tin Chứng minh nhân dân: Đây là dịch vụ cung cấp bởi ứng dụng và cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về Chứng minh nhân dân đặt tại cơ quan Công an
(2)Dịch vụ kiểm tra thông tin Hộ khẩu: Được cung cấp bởi ứng dụng và cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về hộ khẩu, đặt tại cơ quan Công an
(3)Dịch vụ lưu thông tin Hộ khẩu đã đăng ký: Được cung cấp bởi ứng dụng và cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về hộ khẩu, đặt tại cơ quan Công an (4)Dịch vụ kiểm tra thông tin chứng sinh: Được cung cấp bởi ứng dụng
chuyên ngành của bô y tế.
(5)Dịch vụ Đăng ký giấy khai sinh: Quy trình đăng ký giấy khai sinh được dịch vụ hóa.
(6)Dịch vụ lưu thông tin giấy khai sinh: Cho phép lưu thông tin giấy khai sinh đã được đăng ký để quản lý bởi Ủy ban nhân dân quận, huyện. (7)Dịch vụ Đăng ký thường trú: Quy trình đăng ký thường trú được dịch vụ
(8)Dịch vụ Cấp thẻ bảo hiểm y tế: Quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế được dịch vụ hóa
(9)Dịch vụ lưu thông tin thẻ bảo hiểm y tế cấp mới: Cho phép lư thông tin thẻ bảo hiẻm y tế đã được cấp mới.
(10) Dịch vụ kiểm tra thông tin hồ sơ: Là dịch vụ tổ hợp của các dịch vụ con bao gồm Kiểm tra chứng minh nhân dân, Kiểm tra thông tin chứng sinh, Kiểm tra thông tin sổ hộ khẩu.
Chuẩn hóa thông tin về chức năng cũng như yêu cầu phi chức năng của các dịch vụ
Bước này sẽ làm rõ thông tin cho từng dịch vụ trong hệ thống, để chuẩn hóa thông tin, chúng ta cần đưa ra một mẫu khai báo chung cho tất cả các dịch vụ, các bản khai báo thông tin dịch sẽ được lưu lại và tổ chức thành kho thông tin chung cho toàn bộ hệ thống, giúp các ứng dụng có thể tra cứu cũng như sử dụng các dịch vụ.
Về thông tin cơ bản cần duy trì sẽ bao gồm:
(1)Thông tin đầu vào, đầu ra của từng dịch vụ và mục đích sử dụng của dịch vụ
(2)Thông tin ứng dụng đích bao gồm cả chuẩn dữ liệu trao đổi của từng ứng dụng
(3)Thông tin giao thức hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ cũng như giao thức hỗ trợ của ứng dụng đích
(4)Thông tin về yêu cầu phi chức năng của các dịch vụ: về thời gian xử lý, khối lượng giao dịch cho phép trong một khoảng thời gian, phương thức bảo mật dữ liệu thông điệp trao đổi, phương thức bảo mật khi triệu gọi các dịch vụ
Ở đây chúng ta sẽ đưa ra mô tả mẫu cho Dịch vụ kiểm tra thông tin Chứng minh nhân dân, các thông tin cần duy trì:
(1)Thông tin đầu vào: số chứng minh nhân dân; Thông tin đầu ra: file ảnh quét chứng minh nhân dân; Mục đích: lấy ra thông tin chứng minh nhân dân từ đầu vào là số chứng minh nhân dân.
(2)Ứng dụng đích: Ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu về Chứng minh nhân dân (thuộc cơ quan công an)
(3)Thông tin giao thức hỗ trợ: Của dịch vụ là tất cả các giao thức cơ bản như HTTP, SOAP, MQ…, của ứng dụng đích là JDBC (với giả định kết nối đến cơ sở dữ liệu ứng dụng đích)
(4)Yêu cầu phi chức năng:
(a)Giao dịch xử lý thời gian thực
(b)Tối đa 10.000 giao dịch đồng thời và 1.000.000 giao dịch trong ngày
(c)Dữ liệu trao đổi cần có chữ ký chứng thực của các hệ thống (do ứng dụng đích quy ước)
(d)Để triệu gọi các dịch vụ cần duy trì xác thực thông qua phân quyền của cán bộ thực hiện trong quy trình nghiệp vụ có triệu gọi tới dịch vụ
Xây dựng, cài đặt các dịch vụ mới
Từ các thông tin về dịch vụ đã tổng hợp được, chúng ta sẽ lựa chọn công cụ hỗ trợ định nghĩa thông tin dịch vụ, xây dựng dịch vụ và triển khai các dịch vụ trong môi trường thực tế. Đây là bước đòi hỏi phải có sự đầu tư giải pháp công nghệ để thực hiện được mục tiêu. Hiện nay có rất nhiều giải pháp công nghệ cho thành phần kết nối trung gian cho phép xây dựng, quản lý các dịch vụ tích hợp một cách hiệu quả, có thể kể đến như giải pháp phần mềm đóng của IBM, TIBCO, Oracle hay các giải pháp mã nguồn mở như của Talend, Mule. Hình 4.5 là một ví dụ về cấu trúc, thành phần bên trong của giải pháp ESB do Talend cung cấp.
Hình 4.5 Cấu phần và mô hình kết nối Talend ESB [12]
Thành phần kết nối trung gian cho chúng ta một công cụ quản lý các dịch vụ tích hợp tập trung, công cụ hỗ trợ kết nối đa chuẩn các hệ thống đích, tuy nhiên để quản lý được các dịch vụ cần định nghĩa thống nhất về chuẩn dữ liệu, về chuẩn giao thức kết nối.
Giao thức kết nối cho các dịch vụ cung cấp bởi thành phần kết nối trung gian nên hỗ trợ 2 loại giao thưc chuẩn là SOAP trên nền tảng giao thức HTTP và SOAP trên nền tảng giao thức MQ. Về chuẩn dữ liệu luận văn đề xuất sử dụng XML làm chuẩn định nghĩa dữ liệu chung tuy nhiên chúng ta cần xây dựng một định dạng chung cho dữ liệu trao đổi.
Định dạng dữ liệu trao đổi được thiết kế để có thể tái sử dụng trên nhiều dịch vụ và đưa ra định nghĩa chung theo thông tin các đối tượng thực thể tồn tại trong hệ thống như thông tin về người dân, thông tin về dịch vụ, thông tin về ứng dụng đích… Chúng ta sẽ đưa ra định dạng tổng quát cho các dịch vụ bao gồm thông tin về dữ liệu kết nối và dữ liệu trao đổi. Hình 4.6 là bản thiết kế định dạng tổng quát cho các dịch vụ.
Hình 4.6 Định nghĩa cấu trúc thông tin mô tả dịch vụ
Dựa vào thông tin mô tả trên chúng ta sẽ xây dựng định dạng cho các dịch vụ cụ thể, ví dụ với dịch vụ Kiểm tra thông tin chứng minh nhân dân:
Hình 4.7 Định nghĩa thông tin dịch vụ Kiểm tra thông tin chứng minh nhân dân
Tương tự như vậy chúng ta sẽ đưa ra thiết kế chuẩn dữ liệu giao cho 9 dịch vụ đơn còn lại bao gồm: (1) Dịch vụ kiểm tra thông tin Hộ khẩu; (2) Dịch vụ lưu thông tin Hộ khẩu đã đăng ký; (3) Dịch vụ kiểm tra thông tin chứng sinh; (4) Dịch vụ Đăng ký giấy khai sinh; (5) Dịch vụ lưu thông tin giấy khai sinh; (6) Dịch vụ Đăng ký thường trú; (7) Dịch vụ Cấp thẻ bảo hiểm y tế; (8) Dịch vụ lưu thông tin thẻ bảo hiểm y tế cấp mới; (9) Dịch vụ kiểm tra thông tin hồ sơ.
Việc xây dựng và cài đặt các quy trình nghiệp vụ cần có sự lựa chọn giải pháp công nghệ cũng như ngôn ngữ chuẩn hóa cho các quy trình, trong phạm vi của luận văn, phần này sẽ tham chiếu đến kết quả của luận văn về “Tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa bằng dịch vụ web trong bài toán Chính phủ điện tử” với giải pháp BPMN và Bonita BPM cho mô hình hóa và quản lý quy trình nghiệp vụ.
Để liên thông các quy trình đơn lẻ, chúng ta cần đưa ra một quy trình tổng hợp dựa trên nền tảng các dịch vụ đã xây dựng, hình 4.8 là mô hình hóa cho quy trình tổng hợp xây dựng dựa trên quy trình Đăng ký khai sinh, trong đó đưa thêm các bước triệu gọi dịch vụ Kiểm tra thông tin hồ sơ bao gồm các thông tin về Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng sinh và hai dịch vụ liên quan đến quy trình Đăng ký thường trú, Cấp thẻ bảo hiểm y tế đã được dịch vụ hóa.
Hình 4.8 Quy trình liên thông ba thủ tục hành chính