Sự liên quan giữa kiến trúc hướng dịch vụ và khung Chính phủ điện tử Việt

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 31 - 32)

Nam

Lợi ích của Chính phủ điện tử đem lại là rất rõ ràng và thiết thực, chính vì vậy việc xây dựng Chính phủ điện tử đã được quan tâm từ rất lâu ở Việt Nam. Chúng ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, cũng đã triển khai rất nhiều dự án lớn về Chính phủ điện tử, cho đến hiện tại đang là giai đoạn Chính phủ điện tử được tập trung đẩy mạnh. Khung chính phủ điện tử Việt Nam được đưa ra dựa trên kinh nghiệm từ các quốc gia đã triển khai thành công, cũng như xuất phát từ chính thực tiễn hạ tầng Công nghệ thông tin của Việt Nam.

Như đã đề cập đến trong Chương 2, khung Chính phủ điện tử Việt Nam được đưa ra đã cung cấp một khung nhìn chung cho việc triển khai Chính phủ điện tử, để áp dụng khung chính phủ điện tử triển khai vào thực tiễn sẽ cần giải pháp đồng bộ cho tất cả các phần từ hạ tầng phần cứng đến kiến trúc phần mềm. Hiện tại các địa phương, bộ ban ngành trong chính phủ đã có một hạ tầng phần cứng kết nối tốt đủ để đảm bảo cho việc triển khai các dự án về phần mềm, cái thiếu hiện tại là việc lựa chọn một giải pháp kiến trúc phần mềm và áp dụng vào thực tiễn.

Khung chính phủ điện tử đề cập đến vấn đề về khả năng kết nối, tương tác giữa các hệ thống triển khai tại các đơn vị, trong mô hình tổng thể chúng ta thấy rất rõ hai thành phần NGSP - nền tảng kết nối các hệ thống mức quốc gia và LGSP - nền tảng kết nối các hệ thống mức địa phương, đây là các thành phần quan trọng cho khả năng kết nối, liên thông các hệ thống. Hạ tầng kết nối hiện tại về phần cứng đã đáp ứng khá tốt, tuy nhiên về phần mềm chúng ta đang thiếu giải pháp cho vấn đề về kết nối này.

Bên cạnh đó Khung chính phủ điện tử còn đưa ra mô hình các ứng dụng mẫu trong mỗi bộ và địa phương, trong đó các dịch vụ chia sẻ và tích hợp là nền tảng cho các ứng dụng khác từ ứng dụng chuyên ngành, ứng dụng nội bộ, ứng dụng cấp quốc gia, cho đến các dịch vụ công trực tuyến.

Nhìn lại khái niệm và các thành phần cần có trong Kiến trúc hướng dịch vụ, chúng ta có thể thấy SOA và thành phần kết nối trung gian ESB có thể đáp ứng được yêu cầu này do các điểm tương đồng:

● SOA và ESB sinh ra để giải quyết các bài toán về hệ thống phức tạp cần tích hợp nhiều thành phần, đặc biệt thành phần ESB là nền tảng kết nối các phần mềm tương tự như NGSP và LGSP trong khung Chính phủ điện tử đã đưa

ra, ESB cũng hỗ trợ việc xây dựng các dịch vụ chia sẻ, tích hợp chung và đưa chúng lên một nền tảng thống nhất để có thể tái sử dụng trong toàn bộ hệ thống.

● Ngoài ra SOA cũng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng cho kết nối mới, đảm bảo cho sự “trưởng thành” của các phần mềm trong hệ thống tổng thể. Thực trạng hiện tại trong Chính phủ điện tử Việt Nam là đa chuẩn, đa nền tảng và có nhiều hệ thống đã triển khai, do đó một kiến trúc sẵn sàng cho thay đổi, bổ sung cũng như tận dụng được hạ tầng sẵn có là thực sự hữu ích và đáp ứng yêu cầu đặt ra khi đưa ra khung Chính phủ điện tử Việt Nam.

● SOA như là một “phương pháp luận” cho xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống phần mềm, ở đó không quy định các giải pháp găn chặt chẽ với một đơn vị triển khai nào mà SOA chấp nhận tất cả các giải pháp miễn là giải pháp đó hỗ trợ chuẩn giao tiếp chung cho dù là mã nguồn mở hay mã nguồn đóng. Chính điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi triển khai các phần mềm trong hệ thống phần mềm cho Chính phủ điện tử về sau.

● Đặc biệt, việc dịch vụ hóa các phần mềm, thành phần hệ thống theo tư tưởng của SOA sẽ giúp cho chúng ta có thể chuẩn hóa lại chính hệ thống đang có, nâng cao khả năng tái sử dụng các dịch vụ, thành phần hệ thống khi có yêu cầu chỉnh sửa thay đổi hoặc xây dựng mới các phần mềm Chính phủ điện tử. Từ những nhận xét trên có thể thấy việc áp dụng Kiến trúc hướng dịch vụ vào bài toán xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là thực sự hữu ích và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam và có thể giải quyết được hai vấn đề lớn thường gặp là tính tái sử dụng và tính liên thông giữa các phần mềm Chính phủ điện tử. Trong phần tiếp theo của luận văn, chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn các vấn đề khi áp dụng SOA và tính khả thi khi triển khai với thực tiễn Chính phủ điện tử Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)