Dự báo phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM đối với vốn CHỦ sở hữu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại tại VIỆT NAM (Trang 141 - 144)

tầm nhìn đến năm 2030

Bước vào năm 2016, nền kinh tế Việt Nam có những biến chuyển to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các hiệp định thương mại đa phương và song phương trên thế giới và trong khu vực, tạo ra những thay đổi có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Năm 2015, ECA (Cộng đồng kinh tế Asean) sẽ có hiệu lực. Việc này cho phép các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế tăng cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phát triển mạng lưới kinh doanh, từ đó tạo cơ sở quan trọng cho các ngân hàng có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng các nhu cầu tài chính và dịch vụ ngân hàng. Điều này đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị hoạt động, quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. Chính sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường tạo động lực buộc các ngân hàng trong nước phải tăng cường hợp tác, sáp nhập, hợp nhất, tái cấu trúc, đổi mới hoạt động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí của mình trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Việt Nam thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập-chủ quyền-thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được

giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Chiến lược cũng dự báo những mục tiêu chủ yếu cần đạt của Việt Nam tới năm 2020, chi tiết qua bảng sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam tới năm 2020

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2020

1 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,7%/năm 6,5-7%/năm

2 Tổng kim ngạch xuất khẩu 10%/năm 11%/năm

3 Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu <5%/năm NA

4 Tốc độ tăng giá tiêu dùng <5%/năm 6-6,5%/năm

5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 31%/năm 32-34%/năm

6 Tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so

với 2015

giảm 1- 1,5%/năm

7 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3-

1,5%/năm

giảm 1- 1,5%/năm

8 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị <4%/năm <4%/năm

9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 53%/năm 65-70%/năm

10 Số giường bệnh trên một vạn dân 24,5 giường >26,5 giường

11 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 76%/năm >80%/năm

12

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

85%/năm NA

13 Tỷ lệ che phủ rừng 41%/năm 42%/năm

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chiến lược đặt trọng tâm vào đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu, kết hợp hợp lý và có hiệu quả giữa phát triển theo chiều sâu với phát triển theo chiều rộng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm

tăng nhanh giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học-công nghệ ngày càng cao. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp gắn liền với hình thành và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ và cải thiện môi trường, phát triển kinh tế xanh( phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch” “tiêu dùng sạch”). Xây dựng nền kinh tế độc lập-tự chủ ngày càng cao trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cơ hội Thách thức

- Nền kinh tế Việt Nam đang có sự khởi sắc sau thời kỳ suy thoái kinh tế từ năm 2008, dự báo GDP năm 2016 đạt 6,5% . - Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam có hiệu lực mạnh mẽ sau năm 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống ngân hàng đang thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu ở đầu giai đoạn 2 với các hoạt động mua bán, sáp nhập quyết liệt, tập trung các nguồn lực ngân hàng vào các NHTM cơ uy tín và chất lượng tốt.

- Quyết tâm chính trị của Chính phủ rất quyết liệt và nhất quán.

- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với các dòng vốn trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam, với các biện pháp và công cụ linh hoạt. - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng được nâng lên sau năm 2015, cho thấy thách thức rất to lớn đối với quản lý các NHTM Việt Nam khi cần gia tăng vốn chủ sở hữu, nhất là với các ngân hàng TMCP.

- Nền kinh tế chưa thật sự phục hồi - Kinh tế toàn cầu biến động bất thường, khó đoán định.

- Quản trị công ty được thực hiện trong các NHTM theo quy định của luật định, song trong thực tế có nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM đối với vốn CHỦ sở hữu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại tại VIỆT NAM (Trang 141 - 144)