Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM đối với vốn CHỦ sở hữu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại tại VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được thành lập ngày 6/5/1951 theo sắc lệnh số 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng, đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp. Những năm 1954-1986, ngành ngân hàng hoạt động theo mô hình một cấp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Tháng 5/1990, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Điều này đánh dấu chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật đồng thời khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống ngân hàng thương mại. Điều này đã mở đường cho quá trình phát triển các loại hình ngân hàng tại Việt Nam bao gồm: ngân hàng quốc doanh, ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam [29].

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng (2006, 2010), tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các ngân hàng.

Quy mô tổng tài sản có toàn hệ thống tính đến 31/12/2015 tiếp tục tăng trưởng đáng kể với 12,35% so với năm 2014, đạt hơn 7.319 nghìn tỷ đồng; trong đó

hai khối ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất, tương ứng 3.303,9 nghìn tỷ đồng và 2.928 nghìn tỷ đồng. Các chỉ tiêu an toàn, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) bình quân hệ thống tiếp tục duy trì ở mức cao với 13%; tổng quy mô vốn điều lệ tăng 5,65% so với năm 2014, đạt khoảng 460 nghìn tỷ đồng.

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong hệ thống các tổ chức tín dụng, bao gồm các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần, với sự không ngừng mở rộng về số lượng, quy mô hoạt động, phát triển vượt bậc cả về lượng và chất và đa dạng về hình thức sở hữu. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hình 2.1: Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước

Trong giai đoạn 2005 - 2011, hệ thống ngân hàng và các TCTD ở nước ta đã phát triển mạnh về lượng (năm 2011 tăng khoảng 40% so với năm 2005). Đặc biệt, số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng 82% và có thêm 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Từ năm 2012 đến nay, số lượng NHTM có xu hướng giảm do thực hiện đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 được Chính phủ duyệt. Hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Do đó, NHNN đã khẩn trương chỉ đạo các TCTD rà soát cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực

quản trị, nghiêm túc thực hiện đề án.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM đối với vốn CHỦ sở hữu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại tại VIỆT NAM (Trang 71 - 73)