Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 2006 (Trang 40 - 46)

Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2001

Giải quyết việc làm là vấn đề trọng tâm trong sự phát triển chính sách xã hội khơng chỉ của Đảng và Nhà nước mà đây cũng là vấn đề trọng tâm của các địa phương đặc biệt là của tỉnh Phú Thọ. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Phú Thọ đã cĩ những quan điểm đổi mới và đề ra biện pháp đúng đắn để giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Gắn giải quyết việc làm với mọi quá trình đổi mới, đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, khơi dậy mọi tiêm năng của mỗi cá nhân và

cả cộng đồng dân tộc, kết họp hài hịa giữa tăng trưởng kinh tể với tiến bộ và cơng bằng xã hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn, là chủ thể của xã hội.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV (11- 1997) được tiến hành khi cả nước sau hơn 10 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo nghị quyết Đại hội VIII của Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV là đại hội đầu tiên của tỉnh mới tái lập, đánh dấu một mốc mới trong tiến trình phát triển sau 32 năm hợp nhất.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cán bộ đảng viên, quân và dân trong tỉnh đã khắc phục khĩ khăn, nỗ lực phấn đấu tạo ra sự phát triển liên tục trên các mặt kinh tế xã hội. Lực lượng sản xuất được tăng cường. Phân cơng lao động từng bước được biểu hiện một cách rỗ rệt. Sản xuất nơng nghiệp cĩ bước phát triển vượt bậc. Đời sống nhân dân được ổn định và từng bước cải thiện.

Bước vào thời kỳ cùng cả nước tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tạo ra những điều kiện thuận lợi để người lao động cĩ cơ hội tự tạo việc làm và cĩ việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, gĩp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Phú Thọ cần: “Huy động sức mạnh tổng họp của mọi thành phần kinh tế, tận dụng mọi lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực của tỉnh đơng dân, cĩ hai vùng kinh tế và một trung tâm cơng nghiệp- dịch vụ đã được hình thành ... Đĩn bắt mọi cơ hội để hồ nhập vào quá trình phát triển của vùng. Phấn đấu tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Nơng nghiệp - Cơng nghiệp - Dịch vụ để từ sau năm 2010 cĩ cơ cấu kinh tế theo hướng Cơng nghiệp - Nơng nghiệp - Dịch vụ. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề văn hố - xã hội” [26, tr. 37].

Cơ cấu ngành kinh tế và sự lựa chọn cơng nghệ phù hợp với đặc điêm găn chặt với tiềm năng và thế mạnh của Phú Thọ cũng gĩp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. “Từng bước phân cơng lại lao động

Mỗi ngành cĩ những đặc điểm về kỹ thuật và cơng nghệ khác nhau đưa đến mức độ sử dụng lao động cũng khác nhau. Thế nhưng ngành nào mà cĩ mức sử dụng lao động càng nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thì số việc làm tạo ra càng lớn và ngược lại. Các ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và đồng thời sử dụng một lượng lớn lao động trong tổng thể là các ngành nơng - lâm nghiệp, cơng nghiệp và đánh bắt hải sản, giao thơng vận tải và bưu điện, cần được quan tâm đúng mức, đồng thời muốn thực hiện chuyển dịch cơ cấu phù hợp phải quan tâm đến yếu tố thị trường đầu ra nhất là tăng cường hoạt động của các cơng ty thương mại, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tể là một vấn đề quan trọng bởi nĩ sẽ gĩp phần giảm bớt lao động nơng nghiệp, khắc phục được tình trạng lao động theo mùa vụ hoặc khơng cĩ việc làm thường xuyên, bên cạnh đĩ cũng cần nâng cao chất lượng lao động. Từ đĩ Đại hội cũng nhấn mạnh: Thời kỳ từ nay đến năm 2001 là bước chuyển quan trọng để sang thế kỷ XXI, là thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Do vậy quân và dân tồn tỉnh cần phải tập trung để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Để làm được điều đĩ cần phải thực hiện được mục tiêu cơ bản như sau:

Phấn đấu để tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 8-9%/năm. GDP bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 1990 và tăng 1,5 lần so với năm 1996.

Trong đĩ:

Giá trị sản xuất nơng nghiệp (gồm nơng, lâm, ngư nghiệp) tăng 4,5%- 5%/năm. Phấn đấu đạt giá trị từ 23-25 triệu đồng/ha đất canh tác. Cơ cấu nơng nghiệp, trồng trọt chiếm 65%; chăn nuơi dịch vụ chiếm 35%. Giữ mức lưong thực bình quân 450 đến 500kg/ngưị'i; phát triển, đánh bắt, nuơi trồng và chế biến thuỷ sản, đưa sản lượng thuỷ sản nuơi trồng đánh bắt lên 30-31 ngàn tẩn.

Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân từ 11 -12%/năm. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 11%/năm.

Tỷ trọng các ngành kinh tế: Nơng, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 38%; cơng nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 23%; dịch vụ chiếm 39% [26, tr. 38].

Trong phương hướng phát triển trong thời kỳ mới, nhiệm vụ mục tiêu đến năm 2000, Đảng bộ cũng xác định: “Phấn đấu xố đĩi, giảm nghèo, khuyến khích mọi ngưịi làm giàu chính đáng, làm việc thiện” [26, tr. 37].

Thực hiện đường lối của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, cùng với việc chuyển đổi tích cực trên mọi mặt của đời sống xã hội thì con người (trong đĩ cĩ người lao động) đã được đặt đúng vị trí trung tâm của sự phát triển. Mọi chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đều hướng tới mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng của con người, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động đã được đổi mới cơ bản cả về nhận thức và tổ chức thực hiện:

Thứ nhất, giải quyết việc làm tạo điều kiện để người lao động thực hiện

được quyền và nghĩa vụ của mình vì đặc trưng cơ bản của việc làm là đem lại thu nhập. Trong cuộc sống con người cần cĩ thu nhập để phục vụ nhu cầu của mình để tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động. Cĩ việc làm hay thu nhập là điều kiện cơ bản để con người tồn tại, từ đĩ cĩ điều kiện thực hiện các cơng việc khác của mình dưới giác độ quyền và nghĩa vụ của cơng dân.

Thứ hai, bảo đảm việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng nhất

để tăng tổng sản phẩm quốc dân, bởi vì Phú Thọ sau khi cĩ sự chia tách tỉnh vẫn mang bản chất là một tỉnh thuần nơng, sản xuất thấp kém, khả năng đầu tư kỹ thuật và vốn hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của vùng do vậy việc tăng tổng sản phẩm quốc dân là giải pháp cần phải thực hiện cho sự phát triển của tỉnh Phú Thọ.

Thứ ba, giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh là giải pháp quan

trọng nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, bởi nĩ khai thác và sử dụng một cách triệt để hơn tiềm năng nhân lực của địa phương, phát huy nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

nguồn gốc của sự ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội. Mức gia tăng về lao động làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu việc làm trên phạm vi của tỉnh, dẫn tới lao động cĩ hành vi tiêu cực gây nên các tệ nạn xã hội, tác động xấu tới nền kinh tế của tỉnh. Để giải quyết một hành vi tiêu cực chắc chắn sẽ tổn kém hơn nhiều so với ngăn chặn hành vi đĩ thơng qua sự hỗ trợ tạo việc làm.

Lịch sử phát triển xã hội lồi người đã khẳng định, xã hội càng phát triển thì trình độ phân cơng lao động càng ở mức độ cao, dẫn tới tính xã hội hĩa cao của việc làm. Trong bổi cảnh của nền kinh tế chuyển đổi ở nước ta cĩ sự vận dụng các lý thuyết phát triển kinh tế thị trường, xây dựng mơ hình kinh tế thị trường XHCN, tức là thực hiện nền kinh tế sản xuất hàng hĩa theo các mục tiêu của CNXH. Nền kinh tế cĩ những biến chuyển tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực. Việc thực hiện cơng bằng xã hội thơng qua các chính sách phát triến con người được coi là cơng cụ nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, trong đĩ giải quyết việc làm là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Đây chính là nhận thức tích cực cĩ tính chất thay đổi cơ bản trong hoạt động thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm ở tỉnh Phú Thọ.

Giải quyết việc làm mang lại hiệu quả cao thì khơng chỉ riêng là cơng việc của cấp uỷ Đảng mà đĩ là cơng việc của cả hệ thống chính trị trong đĩ cĩ Mặt trận tổ quốc tỉnh và các đồn thể xã hội khác. Mặt trận và các đồn thể, các tố chức xã hội tiếp tục... phát động mạnh mẽ các phong trào lao động sản xuất, xố đĩi giảm nghèo, làm giàu chính đáng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc là cho người lao động. Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho nhân dân [26, tr. 63].

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy hai lần chia tách, tái lập song Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã nồ lực phấn đấu tạo sự chuyển biến tồn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế của tỉnh dần ổn định và cĩ xu hướng phát triển. Quan hệ sản xuất được củng cố, lực lượng sản xuất phát triển. Đặc biệt sản xuất nơng nghiệp giành được nhiều thành tựu vê năng suất, tổng sản lượng. Kinh tế nhiều thành phần đã hình thành và phát triển theo cơ chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa cĩ sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh được xắp xếp đổi mới, tổ chức lại sản xuất phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Khu vực kinh tế dân doanh phát triển năng động cĩ hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Phú Thọ được cải thiện rõ rệt.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV (12 - 2000) khẳng định:

Tổng sản phẩm GDP trong mười năm qua bình quân mỗi năm tăng 7,1%. GDP bình quân đầu người đến năm 2000 đạt 3.060.000 đồng tăng hơn 2 lần so với năm 1990. Tỷ lệ tích luỹ từ GDP cho đầu tư phát triển tăng từ 4,7% năm 1990 lên 10% năm 2000.

Cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế ngành bước đầu cĩ sự chuyên dịch đúng hướng. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp xây dựng, dịch vụ từ 53,9% thời kỳ 1990- 1995 lên 58,4% năm 2000. Tỷ trọng ngành nơng, ngư nghiệp, giảm từ 46,1% thời kỹ 1990- 1995 cịn 41,6% năm 2000.

Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết và cĩ nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được tăng lên rõ rệt. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm dần, khơng cịn hộ đĩi.

Tuy nhiên từ thực trạng vấn đề lao động và việc làm thời kỳ những năm 1997 - 2001, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV khẳng định: „Nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra bức xúc phải giải quyết... Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, lao động thất nghiệp cịn nhiều. Lực lượng lao động được đào tạo ngành nghề cịn thấp... Đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn cịn gặp nhiều khĩ khăn‟‟ [27, tr. 41-42].

Chính vì lẽ đĩ mà Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đưa ra rất nhiều chú trương để hạn chế những vấn đề bức xúc, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trong các chủ trương đĩ cĩ chủ trương khuyến khích và mở mang kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, các ngành, nghề truyền thống để thu hút, tạo ra việc làm cho lao động tại chồ.

“Nhiều làng nghề truyền thổng được khơi phục và phát triển. Các họp tác xã nơng nghiệp đã thực hiện đổi mới quản lý, giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài

13]. “Phát triển kinh tế hộ với các hình thức hợp tác sản xuất, kết hợp nhiều loại hình sở hữu và phương thức phân phối khác nhau, đáp ứna yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh cĩ hiệu quả” [26, tr. 49].

Xuất phát từ đặc điểm địa lý, tự nhiên và quá trình phát triển. Phú Thọ đã và đang hình thành những vùng kinh tế nơng nghiệp và trung tâm cơng nghiệp - dịch vụ. Qua đây Đảng bộ, quân và dân Phú Thọ đã bước đầu xây dựng được những tiền đề vật chất quan trọng để tạo mơi trường thu hút nguồn lao động của tỉnh, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Với những chủ trương, đường lối mà Đảng bộ Phú Thọ đề ra, nhân dân Phú Thọ sẽ phát huy truyền thống cách mạng, tập trung trí tuệ, huy động sức mạnh tổng hợp vươn lên giành những thắng lợi mới.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 2006 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)