Chương 8 Giao nhận hàng hóa XNK

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi vấn đáp vận tải giao nhận trong ngoại thương (có giải chi tiết) (Trang 82 - 90)

Câu 91: Khái niệm giao nhận và người giao nhận

Trả lời:

1. Giao nhận:

- Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận định nghĩa: Dịch vụ giao nhận là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói, bốc xếp, phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn và có liên quan khác, kể cả hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh toán và thu thập các chứng từ có liên quan đến hàng hóa.

- Luật thương mại 1997: Giao nhận là hoạt động thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận nhận hàng hóa, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi là làm các dịch vụ có liên quan khác để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của người gửi, người vận tải hoặc người giao nhận khác.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 83 - Luật thương mại 1997: Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận.

Câu 92: Phạm vi của dịch vụ giao nhận

Trả lời:

a. Trừ khi người gửi hoặc người nhận muốn tham gia vào một khâu nào đó của quá trình giao nhận, nếu không dịch vụ của người giao nhận sẽ bao gồm:

1) Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở;

2) Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp;

3) Lưu kho, bảo quản hàng hóa;

4) Đóng gói bao bì, phân loại và tái chế hàng hóa; 5) Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch; 6) Mua bảo hiểm cho hàng hóa;

7) Nhận hàng từ người gửi và giao cho người chuyên chở, người nhận; 8) Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận;

9) Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

10) Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng;

11) Lập chứng từ cần thiết cho gửi hàng, nhận hàng;

12) Ký hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước; 13) Làm thủ tục gửi hàng, nhận hàng;

14) Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa;

15) Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa;

16) Thu xếp chuyển tải;

17) Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi,…; 18) Thông báo tình hình đi, đến của phương tiện vận tải;

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 84 20) Thông báo tổn thất với người chuyên chở;

21) Giúp chủ hàng trong việc đòi bồi thường. b. Tóm tắt nội dung dịch vụ giao nhận:

- Các dịch vụ tư vấn về đóng gói, tuyến đường, bảo hiểm, thủ tục hải quan, chứng từ vận tải, nội dung L/C.

- Tổ chức chuyên chở hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, hàng nặng, hàng đặc biệt và hàng công trình.

+ Hàng xuất khẩu: nhận hàng, đóng gói, kẻ mã hiệu, lưu cước tàu chợ, cấp chứng từ vận tải, giám sát giao hàng, thông báo giao hàng cho khách hàng, làm thủ tục hải quan.

+ Hàng nhập khẩu: dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải, dỡ hàng gom, khai báo hải quan. + Hàng quá cảnh: lấy mẫu hàng, lưu kho hải quan, vận chuyển tiếp.

Câu 93: Vai trò của người giao nhận

Trả lời: Người giao nhận có thể đóng các vai trò sau:

- Môi giới hải quan (customs broker): làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. - Đại lý (agent): khi là đại lý, người giao nhận phải:

+ Nhận hàng từ chủ hàng để chuyên chở, hoạt động vì lợi ích chủ hàng, là cầu nối trung gian giữa người gửi và người vận tải, người bán và người mua, người vận tải và người nhận.

+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về hàng hóa cũng như trách nhiệm do hành vi của người làm cho mình và chủ hàng, chỉ chịu trách nhiệm do hành vi của mình.

- Lo việc chuyển tải và vận chuyển hàng quá cảnh đi tiếp (Transhipment and on carriage) - Lưu kho hàng hóa (Warehousing)

- Người gom hàng (Cargo Consolidator). - Người chuyên chở (Carrier).

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức – MTO: khi cung cấp các dịch vụ từ cửa đến cửa, chịu trách nhiệm suốt hành trình chuyên chở như MTO.

Câu 94: Cơ sở pháp lý giao nhận hàng hóa XNK

Trả lời:

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 85 + Soạn thảo để các nước tham khảo, xây dựng luật lệ về dịch vụ giao nhận của nước mình.

+ Thường được các Hiệp hội thành viên lấy làm tiêu chuẩn và thông qua cho các thành viên Hiệp hội để làm căn cứ quy định hợp đồng hoặc đính kèm hợp đồng với khách hàng. + Thường xây dựng phù hợp với tập quán thương mại hoặc luật lệ của từng nước.

- Các văn bản có liên quan: hợp đồng mua bán ngoại thương, Incoterms, nội dung L/C, quy định của các phương thức vận tải liên quan.

- Ở Việt Nam: Luật thương mại 2005, Bộ luật Hàng hải 2005, Luật hải quan, Quyết định số 2106/QĐ-GTVT,…

Câu 95: Nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK

Trả lời:

- Việc giao nhận được tiến hành theo phương pháp hai bên lựa chọn, thỏa thuận trong hợp đồng theo phương án có lợi nhất.

- Về nguyên tắc, nhận theo phương pháp nào thì giao theo phương pháp ấy, gồm: + Giao nhận nguyên kiện, bó, tấm, cây, chiếc;

+ Giao nhận nguyên hầm cặp chì; + Giao nhận nguyên container kẹp chì; + Giao nhận theo mớn nước của tàu;

+ Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích bằng cân, đong, đếm; …

- Trách nhiệm giao nhận thuộc về chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác với người chuyên chở.

Câu 96: Quy trình giao hàng XK

Trả lời: 5 bước chính:

1. Chuẩn bị hàng hóa, nắm tình hình tàu:

- Nghiên cứu hợp đồng mua bán, L/C xem người mua đã trả tiền hoặc mở L/C chưa; - Chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục hải quan;

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 86 - Lập Danh sách hàng đưa cho hãng tàu và yêu cầu lệnh giao vỏ container rỗng của hãng tàu;

- Khai tờ khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan.

2. Kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định, kiểm hóa và tính thuế:

- Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định nếu cần và lấy giấy chứng nhận và biên bản giám định cần thiết;

- Hải quan kiểm tra hàng hóa, tùy trường hợp

- Hải quan tính thuế, ra thông báo nộp thuế. Chủ hàng nộp thuế và hoàn thành thủ tục hải quan.

3. Giao hàng cho tàu:

* Giao container FCL/FCL: 8 phần:

- Chủ hàng lập booking note, giao cho hãng tàu để xin chữ ký cùng cargo list;

- Hãng tàu ký booking note và đưa cho chủ hàng “lệnh giao vỏ container” để xếp hàng, cũng như packing list và niêm phong (seal).

- Chủ hàng vận chuyển container về bãi riêng và xếp hàng vào container; - Chủ hàng mang container hoặc hàng hóa ra cảng làm thủ tục hải quan;

- Chủ hàng giao Packing list cho phòng thương vụ của cảng để phòng thương vụ làm thủ tục và đăng ký hạ bãi container, lập hướng dẫn xếp hàng, trên cơ sở đó lập B/L.

- Chủ hàng vận chuyển container vào bãi, tiến hành hạ bãi container, nộp phí. Hải quan đóng dấu xác nhận thì chủ tàu coi như đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và có thể nhận B/L.

- Hãng tàu lập danh sách hàng xuất khẩu, sơ đồ xếp hàng, thông báo cho cảng thời gian xếp hàng để cảng chuẩn bị phương tiện và lao động;

- Cảng xếp hàng lên tàu. Cán bộ giao nhận liên lạc với hãng tàu để xác nhận cho B/L nhận để xếp và sẽ có B/L đã xếp.

* Giao container LCL/LCL: 4 phần:

- Chủ hàng lập cargo list giao cho người giao nhận hoặc hãng tàu. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hoặc người giao nhận sẽ hẹn chủ hàng thời gian và địa điểm giao hàng.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 87 - Chủ hàng vận chuyển hàng ra cảng để kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục hải quan và giao cho người chuyên chở, nhận B/L. Hoặc giao cho người giao nhận tại CFS, ICD để nhận House B/L. Nếu chủ hàng yêu cầu, House B/L có thể được đóng dấu “Surrendered” và người giao nhận sẽ liên hệ với đại lý của mình tại cảng đến để đại lý giao hàng cho người nhận mà không cần xuất trình B/L gốc.

- Người chuyên chở xếp hàng vào container để xếp lên tàu. Người giao nhận đóng hàng vào container rồi giao cho người chuyên chở để nhận Master B/L.

- Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan.

* Giao các loại hàng rời khác: có thể do chủ hàng giao cho tàu hoặc ủy thác cảng giao

cho tàu hoặc giao hàng ba bên (chủ hàng, tàu và cảng) như sau:

- Vận chuyển hàng hóa từ kho cảng, lập lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp, bố trí xe, công nhân và người áp tải nếu cần.

- Bốc và giao hàng cho tàu. Công nhân của cảng tiến hành dưới sự giám sát của hải quan. Trong quá trình bốc hàng, người kiểm đếm của cảng phải ghi vào biên bản kiểm đếm, biên bản kiểm đếm theo ngày, biên bản kiểm đếm cuối cùng (Tally report, daily report và final report). Người kiểm đếm của tàu cũng điền vào tally sheet.

- Dựa vào Tally sheet, cảng sẽ lập Bảng tổng kết xếp hàng lên tàu, ký xác nhận cùng tàu để làm căn cứ lập B/L.

- Nhận biên lai thuyền phó, lập B/L.

- Thông báo giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần.

4. Lập bộ chứng từ thanh toán:

Cán bộ giao nhận dựa vào hợp đồng mua bán và L/C để lập bộ chứng từ thanh toán: - B/L - Pacling list - Commercial Invoice - B/E - C/O - Insurance Policy - Giấy chứng nhận phẩm chất

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 88 - Giấy chứng nhận kiểm dịch

- Giấy chứng nhận số lượng

- Giấy chứng nhận quyền thụ hưởng,…

5. Thanh toán các chi phí cần thiết:

Sau khi giao hàng xong, người giao nhận phải thanh toán các chi phí cần thiết với cảng: chi phí vận chuyển, bốc xếp,…

Câu 97: Quy trình nhận hàng NK

Trả lời:

1. Chuẩn bị nhận hàng hóa nhập khẩu:

- Kiểm tra lại việc trả tiền, mở L/C

- Nắm tình tình tàu, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

- Nhận các giấy tờ: NOR, thông báo tàu đến, B/L và các chứng từ cần thiết khác.

2. Nhận hàng từ cảng hoặc tàu:

* Nhận hàng nguyên (FCL/FCL): 5 phần:

- Nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng mang B/L gốc, giấy giới thiệu đến cơ quan hãng tàu để nhận D/O và nộp lệ phí.

- Chủ hàng mang D/O, biên lai nộp lệ phí, bộ chứng từ nhận hàng đến Văn phòng quản lý cảng để lấy xác nhận vào D/O. Đồng thời, mang một bản D/O đến hải quan giám sát cảng để đối chiếu với lược khai hàng hóa (Manifest).

- Người giao nhận tìm trong bãi vị trí container.

- Người giao nhận mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu, ghi rõ phương thức giao hàng (giao hàng nguyên hay rút ruột) đến bộ phận kho vận để lấy phiếu xuất kho.

- Sau khi nộp đủ các lệ phí, người giao nhận tới phòng thương vụ của cảng nhận phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng,

+ Nếu nhận nguyên thì phải có giấy cho mượn container. Container được xếp lên phương tiện vận tải để vận chuyển.

+ Nếu rút ruột thì phải có lệnh điều động công nhân dỡ hàng, hàng hóa được dỡ khỏi container và xếp lên công cụ vận chuyển.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 89 - Chủ hàng mang B/L gốc hoặc House B/L đến hãng tàu hoặc đại lý người gom hàng để nhận D/O.

- Mang D/O tới thủ kho đế nhận phiếu xuất kho. - Mang chứng từ tới nhận hàng tại kho CFS.

* Hàng khác: Hàng nguyên tàu, nguyên hầm, hàng rời. Có thể nhận hàng từ cảng, từ tàu

hoặc tay ba. 9 lưu ý:

- Trước khi nhận hàng, phải giao những chứng từ cần thiết cho cảng và cơ quan chức năng để làm các thủ tục cần thiết và bố trí người, công cụ dỡ hàng.

- Kiểm tra hầm tàu. Nếu ở tình trạng xấu thì lập biên bản hai bên cùng ký. Nếu đại diện tàu không ký thì lập biên bản giám định.

- Dỡ hàng bằng cần cẩu của cảng hoặc tàu, nhân viên kiểm đếm điền vào phiếu kiểm kiện. - Hàng được xếp lên ô tô, vận chuyển về kho.

- Hết mỗi ca, cảng và đại diện tàu cùng ký vào phiếu kiểm kiện. - Cảng lập Biên bản kết toán hàng với tàu, có chữ ký 3 bên.

- Lập các chứng từ trong lúc nhận hàng khác: biên bản hàng thiếu, biên bản dỡ hàng, biên bản giám định.

- Nếu nhận nguyên hầm, tàu thì có thể giao nhận tay ba.

- Nếu nhận hàng rời thì chủ hàng phải lấy được D/O, xác nhận D/O tại văn phòng quản lý cảng. Người giao nhận mang hai D/O tới kho, tìm vị trí hàng và lấy phiếu xuất kho.

3. Làm thủ tục hải quan:

- Khai báo và nộp hồ sơ hải quan

- Xuất trình hàng hóa tại nơi quy định để hải quan kiểm tra.

- Hải quan quyết định hàng hóa có được xuất nhập khẩu hay không.

4. Thanh toán các chi phí cho cảng sau khi nhận hàng: phí lưu kho bãi, thưởng phạt

xếp dỡ, tiền phạt lưu container,…

Lưu ý: Các câu 96, 97, nếu có hỏi thêm về giao nhận hàng hóa vận tải hàng không thì xem SGK/313-314.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 90 + Lưu cước với hãng hàng không hoặc người chuyên chở: điền booking note theo mẫu của hãng hàng không.

+ Vận chuyển, đóng gói, giao hàng cho hãng hàng không: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết; đóng gói, kẻ mã hiệu, dán nhãn hiệu; làm thủ tục hải quan; lập phiếu cân hàng hóa; giao hàng cho hãng hàng không.

+ Lập AWB.

+ Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng

+ Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết. - Quy trình nhận hàng nhập khẩu:

+ Nhân các giấy tờ, chứng từ từ hãng hàng không.

+ Nhận hàng tại sân bay: mang chứng minh thư, giấy giới thiệu đi nhận hàng tại sân bay. Nếu hàng có tổn thất, lập biên bản có xác nhận của kho để khiếu nại sau này.

+ Làm thủ tục hải quan: hồ sơ gồm AWB bản gốc 2, Packing list, Commercial Invoice. + Thanh toán các khoản khác và đưa hàng ra khỏi sân bay.

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi vấn đáp vận tải giao nhận trong ngoại thương (có giải chi tiết) (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)