Chương 7 Vận chuyển hàng hóa XNK bằng vận tải đa phương thức

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi vấn đáp vận tải giao nhận trong ngoại thương (có giải chi tiết) (Trang 75 - 82)

Câu 78: Định nghĩa và đặc điểm VTĐPT

Trả lời:

1. Định nghĩa:

- Định nghĩa của LHQ (CƯ 1980): là việc chuyên chở hàng hóa bằng ít nhất hai phương tiện VT, trên cơ sở một hợp đồng VT từ một nơi nằm tại một nước tại đó người kinh doanh VT đa phương thức (MTO) nhận trách nhiệm về hàng hóa cho tới khi giao hàng cho người nhận tại một điểm ở nước khác.

- Nghị đinh 87/2009/NĐ-CP: Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. 2. Đặc điểm:

- Ít nhất hai phương thức VT khác nhau - Dựa trên một chứng từ VTĐPT

- Một người chịu trách nhiệm với hàng hóa

- Nơi nhận hàng để chở, nơi giao hàng ở những nước khác nhau - Hàng hóa thường được chuyên chở trong container, pallet...

Câu 79: Các hình thức tổ chức VTĐPT

Trả lời:

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 76 - Hàng không – biển: tốc độ nhanh của VTHK + cước phí rẻ của VT biển; áp dụng cho hàng hóa thời vụ và hàng hóa giá trị cao; thường chuyên chở giữa Viễn Đông và Châu Âu.

- Hàng không – sắt: các nước phát triển

- Hàng không – Ôtô: dịch vụ pickup and deliver, áp dụng nhiều ở châu Âu và châu Mỹ, phục vụ chuyến bay qua Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và nối liền lục địa.

2. Mô hình đường sắt – oto: - Xe romooc – sắt – xe romooc

- Kết hợp an toàn của đường sắt + linh hoạt đường bộ - Phù hợp phát triển bền vững trong tương lai

- Áp dụng nhiều Châu Âu, Châu Mỹ. 3. Mô hình biển – oto/sắt/sông

- Phổ biến trong buôn bán quốc tế

- Hàng hóa được chuyên chở bằng đường thủy nội địa/sắt/ô tô – biển - thủy nội địa/sắt/ô tô

- Không gấp rút về thời gian. 4. Mô hình cầu lục địa:

- Theo hệ thống này, hàng hóa được chuyên chở giữa hai vùng biển và đi qua một lục địa, được coi là cầu nối hai vùng biển. Nghĩa là: đường biển – đường bộ - đường biển.

- Tác dụng: rút ngắn quãng đường, giảm thời gian - Hai tuyến cầu lục địa lớn trên thế giới:

+ Mô hình cầu lục địa – xuyên Mỹ + Mô hình cầu lục địa – xuyên Siberia.

Câu 80: Vận tải đa phương thức là gì? Hiệu quả của VTĐPT

Trả lời:

1. Định nghĩa: xem câu 78.

2. Hiệu quả vận tải đa phương thức:

- Một đầu mối vận chuyển duy nhất – MTO - Giảm chi phí

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 77 - Giảm thời gian

- Đơn giản hóa thủ tục và chứng từ.

Câu 81: Nêu các nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức trên thế giới và ở Việt Nam.

Trả lời:

1. Trên thế giới:

- Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng VTĐPT quốc tế 1980, chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước phê chuẩn.

- Bản quy tắc của ICC và UNCTAD về chứng từ vận tải đa phương thức, ấn phẩm số 481 có hiệu lực 1/1/1992, được các nước áp dụng tùy ý.

2. Ở Việt Nam:

- Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức.

- Các văn bản luật có liên quan về phương thức vận tải khác: luật đường bộ, Bộ luật Hàng hải 2005.

Câu 82: Định nghĩa và phân loại MTO

Trả lời:

1. Định nghĩa:

- Công ước 1980: MTO là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác ký hợp đồng vận tải đa phương thức, hoạt động như một bên chính (không phải đại lý, đại diện của người chuyên chở, người gửi hàng) và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. - Bộ quy tắc ICC và UNCTAD: MTO là bất kỳ người nào ký kết và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức như là người chuyên chở.

- Nghị đinh 87/2009/NĐ-CP: MTO là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự mình chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.

2. Phân loại:

- MTO có tàu (Vessel Operating MTO): sở hữu tàu và muốn mở rộng hoạt động door-to- door chứ không giới hạn port-to-port, thường không có phương tiện vận tải khác.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 78 + Sở hữu phương tiện vận tải khác hoặc kinh doanh dịch vụ khác muốn tham gia kinh doanh dịch vụ cửa-cửa.

+ MTO là người giao nhận, đại lý,… muốn mở rộng hoạt động.

Câu 83: Chế độ trách nhiệm thống nhất là gì? Phân biệt chế độ trách nhiệm thống nhất và chế độ trách nhiệm từng chặng

Trả lời:

1. Chế độ trách nhiệm thống nhất là chế độ trách nhiệm chung áp dụng cho mọi phương thức ở các chặng trong hành trình vận tải nhiều chặng. Khi đó chỉ có một cơ sở trách nhiệm, một thời hạn trách nhiệm và một giới hạn trách nhiệm được áp dụng.

2. Phân biệt:

- Chế độ trách nhiệm thống nhất: một chế độ trách nhiệm cho mọi chặng.

- Chế độ trách nhiệm từng chặng: phương thức nào áp dụng chế độ trách nhiệm của phương thức đó. Nếu xảy ra tổn thất thì:

+ Xác định được tổn thất ở chặng nào sẽ áp dụng chế độ trách nhiệm chặng đó.

+ Không xác định được thì phải quy định trong hợp đồng rõ là sẽ áp dụng chế độ trách nhiệm phương thức nào, theo quy tắc, luật lệ nào,…

Câu 84: Quy định thời hạn trách nhiệm của MTO

Trả lời: 3 nguồn luật quy định giống nhau:

Thời hạn trách nhiệm của MTO là từ khi nhận hàng để chở đến khi giao hàng cho người nhận.

Khái niệm giao nhận giống Quy tắc Hamburg 1978.

Câu 85: Quy định cơ sở trách nhiệm của MTO

Trả lời:

Công ước

1980 Bản quy tắc Nghị định 87

MTO phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mất mát, hư hỏng, chậm giao hàng hóa khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của MTO. Trừ khi MTO chứng minh được rằng anh ta cũng như đại lý, người làm công đã áp dụng

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 79 Tổng quan mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra và hạn chế hậu quả

thiệt hại.

- Hàng bị coi là chậm giao khi hàng không được giao trong thời hạn quy định hoặc trong thời hạn hợp lý mà một MTO cần mẫn phải giao hàng, có tính đến hoàn cảnh sự việc.

- Hàng bị coi là mất nếu không được giao trong vòng 90 ngày sau thời hạn như trên.

Trách nhiệm

Phải chịu trách nhiệm về lỗi, sơ suất của đại lý, người làm công khi đang hoạt động trong phạm vi nhiệm vụ của mình. MTO phải chịu trách nhiệm về lỗi, sơ suất của người mà MTO thuê dịch vụ để thực hiện hợp đồng VTĐPT.

Miễn trách - Lỗi hàng vận,

nếu có chặng đi biển.

- Cháy không do cố ý trong đi biển.

1. Bất khả kháng;

2. Lỗi của chủ hàng hoặc đại diện 3. Đóng gói, kẻ ký mã hiệu không phù hợp, không đúng quy cách

4. Giao nhận, xếp dỡ hàng hóa dưới hầm tàu do chủ hàng hoặc đại diện thực hiện

5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.

6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.

7. Nếu có chặng đi biển: a) Lỗi hàng vận

b) Cháy, trừ khi cố ý.

Câu 86: Quy định giới hạn trách nhiệm của MTO

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 80

Công ước 1980 Bản quy tắc Nghị định 87

- 920 SDR/đơn vị, kiện hàng hóa hoặc 2,75SDR/kg hàng hóa cả bì. - Nếu không có chặng vận tải thủy thì là 8,33SDR/kg. - 666,67 SDR/đơn vị, kiện hàng hóa hoặc 2SDR/kg hàng hóa cả bì. - Nếu không có chặng vận tải thủy thì là 8,33SDR/kg. - 666,67 SDR/đơn vị, kiện hàng hóa hoặc 2SDR/kg hàng hóa cả bì. - Nếu không có chặng vận tải thủy thì là 8,33SDR/kg. - Hàng đóng trong container: nếu kê khai số kiện hàng bên trong thì bồi thường theo số kê khai. Nếu không thì coi cả container là một đơn vị bồi thường.

- Nếu container không do MTO cung cấp thì bản thân container bị mất coi như một đơn vị bồi thường.

- Chậm giao: 2,5 lần tiền cước phần hàng chậm giao nhưng không được vượt quá tổng tiền cước chuyên chở.

- Nếu ở một chặng nào đó phải áp dụng luật quốc gia hoặc công ước quốc tế mà luật hoặc công ước đó quy định giới hạn trách nhiệm cao hơn thì áp dụng giới hạn trách nhiệm đó. - Nếu tổn thất là do cố ý sẽ bị mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm.

Câu 87: So sánh trách nhiệm của MTO theo 3 nguồn luật điều chỉnh VTĐPT: CƯ 1980 của Liên Hợp Quốc, Bản Quy tắc UNTACD/ICC và NĐ 87/2009/NĐ-CP.

Trả lời:

Xem lại các câu 84, 85, 86.

Câu 88: Quy định về thông báo tổn thất và khiếu nại người kinh doanh vận tải đa phương thức

Trả lời:

1. Thông báo tổn thất:

- Tổn thất rõ rệt: thông báo bằng văn bản, không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng.

- Tổn thất không rõ rệt: thông báo trong vòng 6 ngày liên tục sau khi hàng hóa được giao. - Nếu tại thời điểm giao hàng, hai bên đã kiểm tra và giám định tình trạng hàng hóa thì không cần thông báo bằng văn bản nữa.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 81 - Chậm giao hàng: thông báo bằng văn bản trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng được giao.

2. Khiếu nại:

Thời hạn khiếu nại:

- Công ước: 6 tháng kể từ ngày hàng hóa được giao hoặc lẽ ra phải được giao. - Bản quy tắc: 9 tháng.

- NĐ 87: 90 ngày.

Câu 89: Định nghĩa, các loại chứng từ vận tải đa phương thức

Trả lời:

1. Định nghĩa:

- Bản quy tắc: Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đa phương thức, có thể thay thế bằng một thư truyền dữ liệu điện tử, có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, ghi rõ tên người nhận.

- Công ước: Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đa phương thức, việc nhận hàng để chở của MTO và cam kết giao hàng cho người nhận đúng theo điều kiện, điều khoản trong hợp đồng.

- Nghị định 87: Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đa phương thức đã được giao kết, xác nhận đã nhận hàng để chở và cam kết giao hàng đúng điều kiện trong hợp đồng.

2. Các loại chứng từ vận tải:

- FBL (FIATA Negotiable Multimodal Transport B/L):

+ Soạn thảo bởi FIATA, dùng cho người giao nhận đồng thời là MTO

+ Là một trong hai loại dùng phổ biến nhất trong vận tải đa phương thức hiện nay, thường dùng trong vận tải biển.

+ Khi cấp FBL, phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng và trách nhiệm do lỗi của người thứ ba mà MTO sử dụng dịch vụ.

+ Được chấp nhận trong thanh toán L/C, có thể lưu thông.

- COMBIDOC: soạn thảo bởi BIMCO, dùng phổ biến đối với VO-MTO, đã được ICC thông qua.

Nguyễn Thu Thủy – Anh 11 Kinh tế K49 82 - MULTIDOC: soạn thảo bởi UNCTAD trên cơ sở Công ước 1980 nhưng ít dùng.

- Combined Transport B/L hoặc B/L for combined transport shipment or port to port shipment: do các hãng tàu cấp, là một trong hai loại được sử dụng rộng rãi nhất trong VTĐPT, dùng được cả trong vận tải biển.

Câu 90: Ưu nhược điểm của VTĐPT

Trả lời:

1. Ưu điểm:

- Cung cấp dịch vụ door-to-door do áp dụng công nghệ cao về vận tải và thông tin. - Giảm chi phí.

- Giảm thời gian

- Đơn giản hóa thủ tục và chứng từ (chứng từ duy nhất) - Một đầu mối duy nhất.

2. Nhược điểm:

- Việc tổ chức chuyên chở phức tạp. - Chưa có luật lệ điều chỉnh thống nhất.

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi vấn đáp vận tải giao nhận trong ngoại thương (có giải chi tiết) (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)