Tạo môi trường thuận lợi để con người Việt Nam có cơ hộ

Một phần của tài liệu quan điểm của hồ chí minh về con người mới xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng con người việt nam hiện nay (Trang 101 - 121)

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển toàn diện

Xây dựng môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn tốt đẹp cho sự phát triển của con người là vấn đề lớn mà hiện nay cả nhân loại đều hết sức quan tâm. Đối với Việt Nam, quá trình đổi mới nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng cũng nhằm mục đích làm thay đổi điều kiện xã hội, xây dựng môi trường thuận lợi cho con người mới Việt Nam hình thành và phát triển. Quá trình này thể hiện tính tích cực, chủ động, tự giác của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc tạo ra những điều kiện và phương tiện vật chất, tinh thần để phát triển mọi mặt con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Bởi lẽ con người mới chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện vật chất và tinh thần nhất định cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của toàn xã hội. Nếu không thấy được tất yếu khách quan đó, không thấy được mối quan hệ và tác động qua lại giữa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa với sự ra đời và phát triển của con người mới ở nước ta hiện nay thì mọi cố gắng của chúng ta trong sự nghiệp trọng đại này sẽ khó tránh khỏi sự không tưởng hoặc chỉ có giá trị trên lý thuyết còn trong thực tế thì không bao giờ thực hiện được.

99

Trong những năm qua, nhờ sự phát triển của kinh tế, nhờ sự đổi mới trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam được cải thiện và nâng cao một bước. GDP bình quân đầu người đạt gần 1000 USD trong một năm. Tỷ lệ đói nghèo từ 10% năm 2000 giảm xuống còn 5% năm 2012; 97% dân số biết đọc, biết viết, tuổi thọ bình quân từ 68 tuổi tăng lên 72 tuổi, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức trung bình trên thế giới. Việc cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân sau gần 30 năm đổi mới đã tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực của con người Việt Nam, góp phần làm gia tăng đáng kể chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ vừa mới ra khỏi tình trạng nước nghèo, chậm phát triển, do đó đời sống của đa số nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn, chất lượng sống của con người Việt Nam nhìn chung còn thấp. Vì vậy, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng công tác y tế, thể dục, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa mới để tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao đời sống mọi mặt của con người Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Về môi trường kinh tế: Đảng có sứ mệnh lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Trong đó, chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm nhằm thực hiện mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mới có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu xã hội đã đề ra. “Lấy dân làm gốc” từ đó xây dựng con người mới ngày nay được kế thừa và phát huy trong điều kiện mới khi kết cấu dân cư, thành phần giai cấp xã hội đã có nhiều thay đổi. Do đó, phải phát huy được hiệu quả của mọi thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi

100

và nghĩa vụ trong cuộc chiến chống đói nghèo và lạc hậu, phát huy được sức mạnh Việt Nam, trí tuệ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam mang bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong sạch, có hiệu lực, loại trừ quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, Đảng cũng đề ra chủ trương phát triển kinh tế nhanh chóng nhằm nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội, các chủ trương hỗ trọ đồng bào miền núi như chính sách 136… hỗ trợ trang thiết bị, vốn, kĩ thuật cho đồng bào miền núi phát triển kinh tế. Đảng cần nhận rõ được vai trò của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, đất nước, phải lãnh đạo bộ máy Nhà nước tổ chức các chương trình, hoạt động kinh tế trong đó nhân dân đóng vai trò chủ đạo. Nhờ vậy, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta có những thuận lợi và mới đưa dân tộc ta lên vị thế chưa từng có, đói nghèo, lạc hậu từng bước được đẩy lùi, đời sống vật chất tinh thần, văn hóa không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Kinh tế như nước, đời sống như thuyền, nước lên thì thuyền lên. Kinh tế tác động đến đời sống của con người trên cả hai bình diện vật chất và tinh thần. Nếu như trước đây nó chỉ tạo ra những vật phẩm đảm bảo sự sinh tồn, duy trì sự sống của con người, thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại cho con người thì ngày nay những sản phẩm của nền kinh tế hiện đại còn trực tiếp góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, làm phong phú thêm giá trị nhân văn, nhân bản của con người.

Theo Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế không chỉ thuần túy là lợi nhuận mà còn nhằm tạo ra điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển con người về mọi mặt. Mục đích nhân văn đó chi phối toàn bộ nội dung, phương hướng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta từ trước tới nay và mãi mãi về sau. Đảng khẳng định: "Sự phát triển phải hướng vào yêu cầu vì con người và phục vụ con người, tạo ra cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

101

cho nhân dân ta. Vì thế tăng trưởng kinh tế phải luôn luôn gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội" [77, tr.20]. Để thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu cao cả đó, phải đảm bảo tốt hơn nữa dân chủ về kinh tế, tạo ra môi trường kinh tế và pháp luật thuận lợi để nhân dân tham gia phát triển kinh tế, sao cho mỗi người dân ai có điều kiện và khả năng đều có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, góp công, góp sức xây dựng đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình.

Điều đó cho thấy, việc thực hiện tốt dân chủ hóa về kinh tế không chỉ phát huy được nội lực đất nước, huy động được sức dân để phát triển kinh tế mà còn là phương thức có hiệu quả để trực tiếp cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Cùng với dân chủ hóa về kinh tế, chúng ta cần phải

tăng cường phát triển kinh tế Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của

thành phần kinh tế này, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế nhà nước liên quan đến nhiều vấn đề quốc kế, dân sinh. Nhiệm vụ trọng tâm của nó không chỉ sản xuất kinh doanh có hiệu quả về kinh tế mà còn bảo đảm sự ổn định kinh tế, xã hội đất nước và cuộc sống của nhân dân. Hiện tại kinh tế nhà nước thu hút số lượng công nhân và người lao động lớn nhất khoảng 2,5 triệu người, hoạt động trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước, sự hoạt động có hiệu quả hay không của nó ảnh hưởng rất lớn đời sống của hàng chục triệu người. Do đó, để có một nền kinh tế vững mạnh, hướng vào việc phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng, bảo đảm cho Nhà nước có điều kiện thực hiện tốt chính sách xã hội nhất thiết phải ra sức phát triển kinh tế nhà nước, bảo đảm cho nó luôn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo:

Nghèo đói không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thể lực mà còn tác động không tốt tới trí tuệ, đạo đức, lối sống... của con người. Thực tế cho thấy, sự suy kiệt về thể lực, sự thiếu hụt về năng lượng sống thường

102

làm méo mó nhân cách con người, kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì thế xóa đói, giảm nghèo đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm hiện nay.

Theo báo cáo tại Hội thảo "Mười năm thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam: Thành quả - cơ hội - thách thức" do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức, các chương trình giảm nghèo trong năm 2011, 2012 đã đạt được những kết quả đáng mừng, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân giảm hơn 2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo bình quân giảm hơn 7%/năm; hơn 1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; hơn 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở…

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã đánh giá tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam giảm từ 60% xuống còn 20,7% trong 20 năm (1990 - 2010) với khoảng 30 triệu người. Nhiều nước và tổ chức quốc tế coi Việt Nam là điểm sáng thành công trong xóa đói, giảm nghèo, thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Để đẩy mạnh chủ trương xóa đói, giảm nghèo, làm cho nó thu được kết quả tốt hơn nữa, tránh tình trạng "tái đói nghèo" trở lại, cần phải quán triệt phương châm "cho cần câu", hướng dẫn nhân dân cách làm ăn, chứ không phải "cho con cá". Theo tinh thần đó, Nhà nước và xã hội cần tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhân dân các vùng khó khăn, nghèo đói về giống, vốn, kỹ thuật canh tác, cách thức sản xuất, làm ăn, giáo dục nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín, xây dựng cho mọi người tinh thần cần kiệm, ý thức vươn lên xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, tạo lập một cuộc sống no ấm, văn minh.

Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất, kinh doanh đến lập nghiệp ở vùng có tiềm năng, đồng thời tích cực giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, bằng việc ban hành những chính sách mới về điều kiện vay vốn, lãi suất

103

tín dụng, thuế, tiêu thụ sản phẩm, giúp đỡ kỹ thuật. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng.

Tiến hành cải cách cơ bản tiền lương và thu nhập: Hạn chế cơ bản của

chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay là chưa đủ tái sản xuất sức lao động đã hao phí của con người. Tính bình quân trong chế độ lương còn khá nặng, sự cách biệt giữa lao động phổ thông giản đơn với lao động kỹ thuật, lao động trí tuệ, lao động sáng tạo chưa rõ nét. Khoảng cách giữa các bậc lương không cao, thời hạn lên lương cứng nhắc nên ít khuyến khích mọi người vươn lên làm việc tốt để được tăng lương sớm. Xét trên tổng thể, đồng lương chưa đảm bảo được đời sống bình thường của những người lao động, nhất là những công nhân, viên chức chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ đồng lương. Thực tế đó, đòi hỏi phải cải cách cơ bản chế độ tiền lương hiện nay ở nước ta. Có như vậy mới cải thiện và từng bước nâng cao được đời sống của nhân dân. Cải cách chế độ tiền lương cần phải lưu ý một số điểm sau:

Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu của người làm công, phải đảm bảo đủ sống cho người lao động, được điều chỉnh tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập của xã hội. Hệ thống thang bậc lương đảm bảo sự tương quan hợp lý, khuyến khích người tài. Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, được chủ động trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhà nước và xã hội tôn trọng thu nhập hợp pháp của người sản xuất kinh doanh.

Về môi trường văn hóa - xã hội: Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng

chiến lược phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống “cuộc xâm lăng mới về văn hóa”, giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống của con người Việt Nam. Đồng thời, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước ta thực hiện và tăng cường vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân, tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích nhân dân phát triển, ổn định trật tự, an toàn

104

xã hội. Tổ chức thường xuyên các hoạt động làm tăng tính đoàn kết dân tộc như các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và chủ trì, nhất là cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, vận động ủng hộ nhân dân vùng bị thiên tai bão lũ, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam dioxin. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hôi, thực hiện tốt việc “đền ơn, đáp nghĩa”. Sự giúp đỡ đó không những đã đem đến giá trị vật chất thiết thực mà còn mang đến giá trị tinh thần to lớn đối với người nghèo và đồng bào bị nạn do thiên tai; đồng thời còn thể hiện ý nghĩa lớn lao hơn, đó là nét đẹp văn hoá, tình cảm, đạo lý, nghĩa cử cao cả, truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam. Đảng chủ trương tăng cường, phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, củng cố mối quan hệ đại đoàn kết dân tộc thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục tư tưởng, dể nhân dân tham gia đống góp ý kiến nhằm xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân...

Tính nhân văn của con người phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp thụ, chuyển hóa những tri thức, những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc và nhân loại ở mỗi con người. Văn hóa là thước đo trình độ phát triển con người, biểu hiện qua thái độ, hành vi ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và đồng loại. Những kiến thức văn hóa đến với con người thông qua hệ thống giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội cũng như sự tự học hỏi, tìm hiểu của mỗi cá nhân. Để có lý tưởng, quan điểm sống tích cực, tình cảm, đạo đức trong sáng, trí tuệ minh mẫn, sức khỏe dồi dào... những giá trị văn hóa giàu tính nhân bản nhất - con người phải được giáo dục, đào tạo đúng đắn, khoa học và phải được sống trong một môi trường xã hội giàu tính nhân văn. Vì vậy, phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội tốt đẹp là phương sách hữu hiệu, góp phần quyết định cho sự phát triển mọi mặt của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam hiện nay.

105

Mở rộng mạng lưới y tế, chăm sóc và bảo về tốt hơn sức khỏe của các

Một phần của tài liệu quan điểm của hồ chí minh về con người mới xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng con người việt nam hiện nay (Trang 101 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)