Kết hợp chặt chẽ giữa dạy ''chữ', dạy ''nghề'' với dạy ''người''

Một phần của tài liệu quan điểm của hồ chí minh về con người mới xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng con người việt nam hiện nay (Trang 84 - 95)

trong giáo dục, đào tạo

Thế hệ những người Việt Nam sinh ra cùng thời với Hồ Chí Minh, được Người đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt trở thành những con người mới, đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, đưa nước ta từ một nước nô lệ thành một nước độc lập, tự do, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Những thế hệ cách mạng nối tiếp trong thời đại Hồ Chí Minh được giáo dục, đào tạo, phát triển một cách toàn diện xứng đáng với vị trí con người mới xã hội chủ nghĩa, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và hiện nay họ đang giữ trọng trách trong sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta bước vào thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Các thế hệ cách mạng nối tiếp liệu có bảo vệ và phát huy được những thành quả cách mạng mà các thế hệ cha anh để lại hay không, điều này không thể xem là việc tất nhiên hay chắc chắn nếu chúng ta không tiếp tục sự nghiệp

82

"trồng người", giáo dục, đào tạo, phát triển con người theo quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh. Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển con người mới ở nước ta, chúng ta thấy rõ vai trò vô cùng to lớn của giáo dục, đào tạo. Đây là nhân tố cơ bản, tác động mạnh mẽ và có hiệu quả nhất đến sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nó thể hiện sâu sắc tính chủ động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp "trồng người", bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho dân tộc Việt Nam.

Luật giáo dục 2005 của nước ta cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (điều 9). Tại điều 13 cũng nhấn mạnh: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Giáo dục đảm nhận việc DẠY NGƯỜI với bốn trọng tâm của “Chiến lược con người” ở thế kỷ 21: Thứ nhất là HỌC TRI THỨC (Con người có tri thức chuyên sâu, có trình độ học vấn và trình độ văn hoá cao, có khả năng cống hiến). Thứ hai là: HỌC CÁCH LÀM VIỆC (Biết tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần có chất lượng cao cho xã hội, sự năng động sáng tạo trong công việc). Thứ ba là: HỌC CÁCH TỒN TẠI (để có khả năng thích nghi với nhịp điệu của xã hội hiện đại trong môi trường sống rộng mở phức tạp, đa chiều. Nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay). Thứ tư là: HỌC CÁCH CHUNG SỐNG (Có kiến thức về bản sắc riêng của từng dân tộc, am hiểu văn hoá thế giới, đáp ứng được xu thế quốc tế hoá toàn cầu. Con người chung sống trong đối thoại hoà bình). Điều đó đặt giáo dục trước những cơ hội vàng, song giáo dục cũng phải chấp nhận những thách thức lớn lao của thời đại. Nếu không được đầu tư đúng mức, khó lòng đạt được mục tiêu.

83

"Giáo dục toàn diện", "giáo dục thường xuyên", "giáo dục liên tục". Giáo dục trong nhà trường, trong gia đình, trong xã hội, trong các cơ sở sản xuất, trong lực lượng vũ trang, trong các đoàn thể quần chúng. Nội dung của cuộc cách mạng giáo dục phải kết hợp chặt chẽ khoa học - kỹ thuật với lao động sản xuất; "kết hợp lao động sản xuất của tất cả mọi người với việc giáo dục cho tất cả mọi người" . Làm cho con người mới Việt Nam, từ công nhân, nông dân lao động, trí thức xã hội chủ nghĩa mọi công dân thuộc các tầng lớp, các dân tộc đều trở thành những con người mới, vừa cách mạng, vừa khoa học. Với trình độ khác nhau và ngày càng được nâng cao, mọi người đều tiếp cận với những kiến thức về văn hoá và khoa học, những tri thức về kỹ thuật và công nghệ mà xã hội cần đến trong những năm trước mắt, đồng thời có được những dự trữ về kiến thức văn hoá và khoa học cao hơn, trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Ở đây, cần phải nói đến vai trò và vị trí quan trọng của trên 14 triệu học sinh đại học, phổ thông, tuy đang còn ở trên ghế nhà trường, nhưng họ là tiềm lực hùng hậu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, là những người làm chủ tương lai của đất nước.

Bởi vậy, việc tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng khoa học và kỹ thuật một cách cân đối, đồng bộ, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển chung, với các hướng khoa học, kỹ thuật và kinh tế ưu tiên trong từng giai đoạn là một nhiệm vụ có tầm quan trọng lớn. Một mặt, phải tiếp tục đào tạo tốt đội ngũ cán bộ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, cán bộ đầu ngành và liên ngành (cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật); đặc biệt chú trọng đào tạo các kỹ sư thực hành, kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ có trình độ cũng như các cán bộ quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý khoa học và kỹ thuật có tài năng. Mặt khác phải đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, đội ngũ nông dân lao động tiên tiến và có kỹ thuật; có chính sách để sử dụng tốt hơn, chăm lo đầy đủ hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ này.

84

Con em chúng ta cần được rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng, tìm tòi, khám phá, tự học hành, tự rèn luyện, tự do sáng tạo, tự mình tìm lấy kiến thức, tự mình khám phá ra chân lý, “tự do phục tùng chân lý”. Thầy không áp đặt kiến thức sẵn có cho trò học thuộc, tiếp thu thụ động một chiều mà cung cấp một hệ thống tình huống - vấn đề. Chỉ dẫn các phương pháp khoa học để dùng phương pháp mà giải quyết sáng tạo các tình huống. Trò suy nghĩ, tự mình tìm ra cách giải, cách xử lý, không bằng lòng với một cách giải duy nhất mà suy đi nghĩ lại, tìm ra càng nhiều cách giải càng tốt, tất cả các cách có thể có, tự mình tìm lấy kiến thức, chân lý, tự thể hiện mình, trình bày và bảo vệ những gì mình cho là đúng trước tập thể lớp, biết cách lắng nghe ý kiến của bạn và thầy để tự điều chỉnh những gì mình tự tìm ra thành tri thức khoa học.

Thật nghiêm trọng là hệ thống nhà trường với các phương pháp dạy học truyền đạt - tiếp thu thụ động một chiều, thầy giảng - trò ghi nhớ, nói theo, làm theo, trò thi gì học nấy - thầy luyện thi, việc học nặng nề, quá tải đã dẫn đến những con số thống kê ảm đạm các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, tâm thần, trẻ lùn còi, lùn béo, cùng với hệ thống đánh giá thi cử nặng nề, lạc hậu, vô hình chung đang đào tạo ra những con người được nhồi nhét kiến thức để vượt qua các cửa ải thi cử, nặng về thừa hành, phục tùng, rập khuôn, ngược hẳn với mục tiêu con người tri thức tự do, thông thái, xã hội chủ nghĩa. Từ “học thụ động, tiếp thu một chiều, học vẹt, khuôn sáo, giáo điều” khá phổ biến hiện nay trong toàn hệ thống nhà trường và xã hội, đến “tự học hành sáng tạo suốt đời”, “biết cách độc lập suy nghĩ, tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức”, là cả một cuộc cách mạng về việc học của toàn dân, nhất là thế hệ trẻ.

Mỗi người học “vừa là chủ thể vừa là mục tiêu vừa là động lực chủ yếu” của cuộc cách mạng đó cần chủ động, tích cực phấn đấu tự học, tự rèn thành con người tri thức bốn tốt, tham gia các cuộc vận động thi đua “Học sinh bốn tốt”, “Sinh viên bốn tốt”…: “sức khỏe tốt, tự học hay, làm sáng tạo,

85

sống văn minh”, với những tiêu chí cụ thể đáp ứng đúng nhu cầu độ tuổi. Mỗi học sinh cần có loại “sách giáo khoa - ngân hàng tình huống - vấn đề” để tập dượt tự mình tìm ra kiến thức. Mỗi học sinh một máy tính làm “công cụ tự học” ngày nay để tiến tới làm “công cụ sản xuất” ngày mai.

Mỗi người dạy - “một chuyên gia về việc học”, “ một tấm gương về

đạo đức, tự học và sáng tạo” - cần tập trung vào tiêu điểm là dạy sáng tạo:

Thầy hướng dẫn cho trò biết cách tự xử lý các tình huống - vấn đề để tự tìm ra kiến thức, biết cách tự học, độc lập suy nghĩ, tự do sáng tạo. Thầy là người hướng dẫn cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người tri thức. Cần suy tôn “Nhà giáo Sáng tạo” qua việc tổng kết khoa học hằng năm về “cách dạy sáng tạo”.

Gia đình là nơi làm nên con người tri thức từ thuở ấu thơ. Cần gắn kết các cuộc vận động xây dựng gia đình từng mặt như gia đình hiếu học, gia

đình văn hóa… thành cuộc vận động xây dựng “gia đình tri thức bốn tốt” với

những thành viên “bốn tốt”: Biết cách tự chăm sóc, tự rèn luyện, nâng cao sức khỏe, vươn tới chiều cao trung bình hơn 165cm. Biết cách tự học hành sáng tạo. Có trình độ giáo dục phổ cập theo độ tuổi. Biết và dám độc lập suy nghĩ, biết cách thực hành, lao động tốt, có sáng kiến, sáng tạo. Có tay nghề sau trung học. Biết cách sống cần kiệm, lành mạnh, trung thực, nhân nghĩa. “Gia đình tri thức bốn tốt” hội tụ tất cả các phong trào kinh tế - xã hội lớn của đất nước thành nơi con người phát triển toàn diện tự học hành sáng tạo suốt đời nên người tri thức là tế bào của một xã hội tri thức. Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phải là một thành viên “bốn tốt” và phấn đấu cho mọi thành viên gia đình đều đạt tiêu chí “bốn tốt”. Với 80% số hộ là gia đình tri thức “bốn tốt”, cả nước trở thành một xã hội tri thức. Kinh tế tri thức hiện đại xã hội chủ nghĩa. Xã hội tri thức xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Con người tri thức tự do, thông thái, xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam anh hùng.

86

So với các ngành khác, trong lĩnh vực xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục, đào tạo có ưu thế hơn, bởi hoạt động của nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển mọi mặt của con người, góp phần quyết định hình thành nên các phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân. Vì vậy, để xây dựng và phát triển con người mới ở nước ta hiện nay nhất thiết phải quan tâm đến giáo dục, đào tạo, phải đề ra được nội dung, chương trình giảng dạy và học tập thật sự khoa học, trong đó việc dạy chữ, dạy nghề và dạy người phải được kết hợp chặt chẽ, hài hòa, cân đối. Có như vậy chúng ta mới đào tạo được những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa "vừa hồng vừa chuyên" như Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã nêu ra các nhân tố "phát năng" của sự phát triển con người, làm gia tăng giá trị của cá nhân trong quan hệ với cộng đồng là: giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, sự giải phóng con người về mọi mặt. Các nhân tố này gắn bó và tác động lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo là cơ sở của tất cả các nhân tố khác, là tiền đề cơ bản cho sự phát triển mọi mặt của con người. Một nền giáo dục đúng đắn, khoa học và vì con người đều bao hàm nội dung các nhân tố trên.

Với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là chuẩn bị con người cho tương lai bằng cách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và làm phong phú thêm phẩm chất, năng lực của con người thông qua một hệ thống các cấp học từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học, với nhiều hình thức học: trên lớp, ở nhà, học qua sách báo, tài liệu, học qua thực tiễn lao động, công tác, học hỏi anh em, bạn bè, đồng chí; học có thầy dạy hoặc tự học... Xã hội càng hiện đại, văn minh thì vai trò của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển của xã hội và con người càng to lớn, mang ý nghĩa quyết định là "chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai". [32]

Trong điều kiện hiện nay, khi nhân loại đã tích lũy được một khối lượng khổng lồ tri thức về tự nhiên, xã hội, khi con người trở thành "mục tiêu

87

và động lực của sự phát triển: kinh tế - xã hội", thì giáo dục đào tạo càng có ý nghĩa đặc biệt, một mặt giúp các cá nhân, các thành viên trong cộng đồng rút ngắn được quá trình hiểu biết, nắm bắt các tri thức, quy luật chung, tập trung thời gian, sức lực, trí tuệ cho sự khám phá, sáng tạo, phát hiện cái mới, thúc đẩy xã hội phát triển lên một tầm cao mới, mặt khác nó là con đường và phương thức chủ yếu để hình thành nên những con người phát triển về mọi mặt: thể lực, trí lực, đạo đức, năng lực thẩm mỹ, ý thức trách nhiệm công dân, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước..

Có thể nói rằng, con người vừa là khởi nguyên, vừa là hướng đích của sự phát triển đồng thời lại là yếu tố trung tâm quyết định mọi quá trình xã hội, còn giáo dục đào tạo là công cụ cơ bản và trực tiếp nhất để hình thành nên các phẩm chất, năng lực con người. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo đối với sự hưng vong của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu"[28, tr.59] của nước ta hiện nay. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà. Nhờ vậy, trên lĩnh vực trọng yếu này của đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, phẩm chất, năng lực mọi mặt của con người Việt Nam có sự biến đổi ngày càng tốt đẹp hơn.

Để làm tốt vấn đề này, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình và nội dung chuẩn quốc gia cho từng môn học, ở từng cấp học trên cơ sở cập nhật những tri thức của khoa học hiện đại, cách thức đào tạo tiên tiến theo phương châm "đi tắt, đón đầu". Chừng nào chưa thực hiện được điều này thì chưa thể nói đến việc nâng cao chất lượng, bảo đảm trật tự kỷ cương trong giáo dục đào tạo và nền giáo dục nước nhà khó thoát khỏi tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo chúng tôi, để có một chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo hiện đại, phù hợp, nhằm tạo ra

88

nguồn nhân lực có chất lượng cao cần phải kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy nghề, dạy người.

Nhiệm vụ chủ yếu của dạy chữ là cung cấp những tri thức tiên tiến, hiện đại của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, nhân văn, khoa học kinh tế, khoa học quản lý... cho mọi người, góp phần nâng cao năng lực trí tuệ của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu quan điểm của hồ chí minh về con người mới xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng con người việt nam hiện nay (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)