Sự cần thiết phải cải tiến công tác kế toán:
Qua thời gian thực tập tại công ty em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty như sau:
Công ty phải thiết lập bộ máy kế toán, bộ máy quản lý hoàn chỉnh hơn và quan tâm đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hơn thì chúng ta mới có thể xác định đúng các khoản chi phí đã dùng trong kỳ và các khoản chi phí trả trước, trích trước để từ đó tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. Bất cứ bộ máy kế toán nào của loại hình công ty nào cũng cần cải tiến sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó cải tiến khâu hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm tạo nên sức thuyết phục đối với khách hàng.
Nội dung những kiến nghị cải tiến và cách thức tiến hành nhằm hoàn thiện công tác kế toán:
Khi chuyển sang nền kinh tế mới với sự hoạt động linh hoạt thị trường các công ty cần phải thích nghi với sự linh hoạt đó. Những chế độ, phương pháp khác nhau cần áp dụng để phát triển trong nền kinh tế. Các bộ phận phòng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng triệt để sao cho hoạt động kế toán đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy kế toán phải chuyển đổi sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp sản xuất việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải có một kế toán phụ trách về vấn đề này.
- Đối với tiền lương công nhân sản xuất:
Nên khuyến khích áp dụng sáng kiến trong quá trình lao động, có chế độ thưởng phạt kịp thời để nâng cao cường độ và năng suất lao động. Đặc biệt đối với tiền lương trực tiếp phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân bỏ ra. Đồng thời phát
huy chức năng của tiền lương, là đòn bẩy kinh tế tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và là một trong những nguyên nhân nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Đối với chi phí quản lý:
Vì đây là chi phí gián tiếp để tạo ra sản phẩm, do đó, công ty nên tìm cách giảm khoản mục chi phí này càng nhiều càng tốt, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên quản lý. Sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này thông tin kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định quản trị. Nó gắn liền với công tác hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác về giá bán, nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình cấp phát và sử dụng vốn, vấn đề có thể nói là rất nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng HDT Hà Nội em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại công ty kết hợp với những lý luận đã tiếp thu ở trường, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán ở công ty.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ có hạn, thời gian thực tập ngắn, bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản và chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng các cán bộ phòng kế toán công ty để bài viết hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình “Kế toán tài chính” – Học viện tài chính
- Giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp” – Đại học kinh tế quốc dân
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của kế toán của Bộ Tài Chính
- Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Chính
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...