TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất và quản lý nên công ty đã trang bị khá đầy đủ máy móc, thiết bị... Phần lớn các thiết bị, máy móc được công ty sử dụng tối đa. Nguồn hình thành lên TSCĐ của công ty chủ yếu là nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn tự bổ sung.
TSCĐ của công ty được phân loại như sau: + TSCĐ hữu hình:
- Nhà cửa vật kiến trúc: nhà cửa - Máy móc thiết bị: Máy phát điện - Phương tiện vận tải: Ô tô Honda - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ TSCĐ vô hình:
*Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá GTCL TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ, Hóa đơn GTGT, phiếu báo giá sửa chữa TSCĐ...
*Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán về TSCĐ
Trương hợp Công ty có dự án lớn cần đầu tư mua sắm TSCĐ, phòng Kế hoạch đầu tư lập quyển Dự án đầu tư, trình duyệt BGĐ về mức độ cần thiết đầu tư TSCĐ, yêu cầu TSCĐ, chuyển tới Phòng Vật tư xác định giá cả, chất lượng của TSCĐ (căn cứ vào phiếu báo giá của Nhà cung cấp)
Sau đó, Bộ chứng từ chuyển sang phòng kế toán ký duyệt,tạm ứng tiền để nhận hàng. Phòng vật tư kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu đồng ý, thanh toán tiền hàng cho người bán, đồng thời nhận hóa đơn chứng từ từ người bán. Căn cứ vào bộ chứng từ gồm: Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng thanh lý TSCĐ, Thanh lý hợp đồng kinh tế, đi kèm Quyển Dự
án đầu tư, các chứng từ thanh toán, kế toán TSCĐ ghi sổ nghiệp vụ tăng TSCĐ lên Nhật ký chung trên phần mềm kế toán.
+ Trường hợp ghi giảm TSCĐ, như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, công ty lập Hội đồng thanh lý, xác định phân loại danh mục tài sản cần thanh lý, sau đó gửi thư đấu giá, lựa chọn khách hàng trả giá tốt để bán. Sau khi lựa chọn được đối tác, các phòng ban kết hợp lập bộ chứng từ chuyển giao cho người mua : Hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận TSCĐ , Biên bản thanh lý TSCĐ … cùng đầy đủ chứng từ, kế toán TSCĐ ghi giảm TSCĐ theo định khoản trên chứng từ ghi sổ, và vào Nhật ký chung.
Phần mềm kế toán tự động ghi sổ cái và sổ kế toán chi tiết TK 2111
*Tài khoản sử dụng:
Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình và vô hình kế toán sử dụng TK 211- TSCĐ được mở chi tiết đến TK cấp 2:
- TK 2111: TSCD hữu hình - TK 2112: TSCD vô hình
- TK 241, TK 6422, TK 1331, 111...
Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, Công ty đã tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ có số hiệu riêng.
VD: Xe ô tô Honda có số hiệu là : TSCĐ001
*Phương pháp hạch toán:
Kế toán chi tiết TSCĐ của công ty
Công ty tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các bộ phận sử dụng TSCĐ
Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong công ty và là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng là:
Hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...
Tại bộ phận kế toán của Công ty, kế toán sử dụng thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ.
Thẻ TSCĐ do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của công ty. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị, nguyên giá, đánh giá lại tài sản, giá trị hao mòn. Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ
Sổ TSCĐ được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàn công ty. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ có liên quan
*Kế toán tăng TSCĐ
Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan : Hóa đơn mua TSCĐ, phiếu chi tiền vận chuyển, giấy báo nợ, lập biên bản giao nhận TS… tiến hành định khoản và nhập dữ liệu vào máy
Ví dụ 01: Ngày 31 tháng 01 năm 2015, căn cứ vào hóa đơn GTGT ký hiệu PC/15P, số 000417 ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Công ty cổ phần Pico với nội dung: mua máy photo RICOH với giá chưa VAT 30.000.000đ, VAT 10%.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao TSCĐ kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 2111: 30.000.000 Nợ TK 1332: 3.000.000
Có TK 331: 33.000.000
*Kế toán giảm TSCĐ
Tài sản cố định của công ty giảm chủ yếu do một số nguyên nhân sau: Do thanh lý khi hết hạn sử dụng, nhượng bán những tài sản đã hư hỏng không sử dụng được hoặc những tài sản đã lạc hậu về kỹ thuật việc sử dụng không mang lại hiệu quả, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, công ty tiến hành thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ để tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ. Tiến hành lập Biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ là căn cứ để ghi sổ kế toán.
*Kế toán khấu hao TSCĐ tại công ty
Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Tại công ty trích khấu hao TSCĐ theo tháng
Toàn bộ TSCĐ của công ty có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều được trích khấu hao và được tính vào chi phí SXKD trong kỳ
Để việc tính toán mức khấu hao TSCĐ phải trích được đơn giản nên công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng ( là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ)
Mức trích khấu hao NG =
bình quân năm Tsd
Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao BQ năm =
bình quân tháng 12 tháng
Trong đó:
NG: Là nguyên giá của tài sản cố định( giá trị phải khấu hao) Tsd : Là số năm sử dụng thực tế của tài sản cố định
Cách xác định giá trị còn lại của tài sản cố định: Giá trị còn lại của TSCĐ = NG – Hao mòn lũy kế
*Kế toán sửa chữa TSCĐ
Sửa chữa TSCĐ là những công việc sửa chữa, thay thế bộ phận chi tiết của tài sản cố định bị hử hỏng nhằm duy trì hoạt động bình thường hay nhằm khôi phục năng lực hoạt động cho tài sản đó.
Do công ty đã chú trọng trong việc quản lý, bảo quản tốt TSCĐ và cũng do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên quy mô sửa chữa nhỏ, các chi phí sửa chữa phát sinh đến đâu thì được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh đến đó nên công ty thường không trích trước sửa chữa lớn TSCĐ.
*Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ
Ghi chú : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ kế toán :
Ví dụ 02: Căn cứ vào sổ tài sản cố định của công ty trong tháng 01 năm 2015 ta có mức trích khấu hao và giá trị còn lại của Ô tô Honda có số hiệu TSCD001 được đưa vào sử dụng năm 2013 như sau:
600.000.000
Mức trích khấu hao TB nămOto = = 75.000.000 đ
8
75.000.000
Mức trích khấu hao TB thángOto = = 6.250.000 đ
12 Số khấu hao lũy kế kỳ trước: 143.750.005 đ
Giá trị còn lạiMPT = 600.000.000– (143.750.005+ 6.250.000) = 449.999.995 đ Tương tự kế toán tiến hành tính mức khấu hao TSCĐ hàng tháng cho các TSCĐ còn lại và cho các tháng
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí SXKD nên để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau khi tính được mức trích khấu hao của từng TSCĐ, công ty tiến hành xác định mức khấu hao của từng bộ phận sử dụng TSCĐ Chứng từ gốc (chứng từ tăng giảm TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ..) Phân hệ kế toán TSCĐ Sổ chi tiết TK 2111, 2112, 214... Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 211, 214... Báo cáo tài chính
Để phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những trường hợp tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ từng tháng cho từng bộ phận sử dụng, kế toán xác định mức trích khấu hao TSCĐ và nhập dữ liệu vào máy theo định khoản:
- Chi phí KHTSCĐ tháng 10 dùng cho bộ phận QLDN: Nơ TK 64224: 250.000
Có TK 2141: 250.000
Sau đó kế toán tiến hành ghi sổ NKC (phụ lục 01), sổ chi tiết TK 2141 (phụ lục 04), TK 1544 sau đó ghi sổ Cái TK 214 , TK 1544.
Ví dụ 03: Ngày 16 tháng 01 năm 2015, căn cứ vào hóa đơn GTGT ký hiệu DC/11P, số 006417 ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C với nội dung: Nhân công bảo dưỡng và phụ tùng, công ty đã thanh toán tiền bảo dưỡng xe theo PC010 ngày 16/01/2015.
Căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên quan khác, kế toán hạch toán: Nợ TK 6422: 880.000đ
Nợ TK 1331: 88.000đ
Số liệu sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung (Phụ lục 1), sổ chi tiết TK 6422, TK 1331, TK 1111 và sổ cái TK 6422...