Sử dụng bã chè, các chất thải chè biến tính

Một phần của tài liệu Chế tạo, nghiên cứu hấp phụ thuốc diệt cỏ 2,4 D và Bentazon của than hoạt tính bã chè (Trang 29 - 30)

Tác giả Xiaoping Yang [32] đã nghiên cứu khả năng hấp phụ của bã chè biến tính bằng kiềm như một vật liệu hấp phụ mới để loại bỏ Pb(II) trong dung dịch nước. Nghiên cứu so sánh cho thấy tỷ lệ loại bỏ Pb(II) trên bã chè biến tính bằng kiềm cao hơn đáng kể so với trên bã chè chưa biến tính. Nghiên cứu cho thấy rằng pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hấp phụ Pb(II) và pH tối ưu là khoảng 4,5. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 90 phút, quá trình hấp phụ tuân theo phương trình động học hấp phụ bậc 2. Từ mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir xác định được dung lượng hấp phụ cực đại là 64,10 mg/g ở 25°C.

Tác giả P. Panneerselvam [25] đã nghiên cứu việc loại bỏ ion Ni (II) trong dung dịch nước bởi bã chè phủ oxit nano Fe3O4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp phụ chẳng hạn như thời gian tiếp xúc, pH, nồng độ, khối lượng vật liệu hấp phụ và nhiệt độ đã được nghiên cứu. Giá trị của hằng số tốc độ đã được tìm thấy là 1,90 x 10- 2

min-1 tại nồng độ Ni (II) là 100 mg/L và ở 303K. Hiệu suất hấp phụ giảm từ 99% xuống còn 87% khi tăng nồng độ Ni(II) trong dung dịch từ 50 đến 100 mg/l . Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu suất hấp thụ Ni(II) tăng khi tăng nhiệt độ từ 303-323K và dung lượng hấp phụ cực đại là 38,3 mg/g.

Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng chè làm nguồn nguyên liệu sản xuất than hoạt tính để tăng hiệu quả hấp phụ [30].

Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào trên thế giới và trong nước nghiên cứu về khả năng hấp phụ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu của vật liệu hấp phụ chế tạo từ chè, các chất thải chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Chế tạo, nghiên cứu hấp phụ thuốc diệt cỏ 2,4 D và Bentazon của than hoạt tính bã chè (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)