31
đối tượng khảo sát mà thu thập thông tin thông qua gián tiếp qua những người trung gian.
Cụ thể là:
· Điều tra thông tin thửa đất của các hộ gia đình thông qua tổ trưởng tổ
dân phố, cán bộđịa chính thị trấn.
· Đánh giá mức độ phù hợp của giá đất đối với thu nhập và nhu cầu của người dân tại địa điểm nghiên cứu và từ phía những người dân có đất nằm trên các vị trí khác của thị trấn để có kết luận khách quan nhất.
32
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Hùng Sơn.
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thị trấn Hùng Sơn.
4.1.1.1. Vị trí địa lý:
Thị trấn Hùng Sơn mới được thành lập theo Nghị Quyết số 24/NQ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Hùng Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Đại Từ,
đổi tên thị trấn Đại Từ thành thị trấn Hùng Sơn. Thị trấn Hùng Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1463,49 ha, dân số tính đến tháng 12 năm 2013 là 14.610 nhân khẩu, đựoc phân thành 25 khu dân cư. Có vị trí địa lý tiếp giáp với các
đơn vị sau:
Phía Bắc giáp xã Tân Linh, huyện Đại Từ.
Phía Đông giáp xã Hà Thượng và xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Phía Tây giáp xã Tiên Hội, huyện Đại Từ.
Phía Nam giáp xã Khôi Kỳ và xã Bình Thuận, huyện Đại Từ.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo:
Địa hình của thị trấn Hùng Sơn tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Bắc xuống Nam, độ chênh cao trung bình là 0.5 trên 1km dài, độ cao trung so với mặt nước biển là 40 mét, ít núi cao.
Vùng trung tâm của thị trấn nằm trên trục đuờng Quốc lộ 37, có các
điểm nút giao thông đi các ngả, là vùng đất tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Đại Từ.
4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn:
* Khí hậu:
33
đới gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa Đông và mùa Hè.
- Mùa Đông (hanh, khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụđông.
- Mùa Hè (mùa mưa) nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ
cao, luợng mưa lớn, thường gây ngập úng ở nhiều nơi trên địa bàn thị
trấn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân, mùa hè có gió
Đông Nam thịnh hành.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 20 đến 220 C
+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 1750 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 2210 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 1212 mm.
+ Số giờ nắng trong năm rao động tùa 1200 đến 1500 giờđược phân bố
tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.
+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8;
Độẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.
+ Sương mù bình quân từ 25 đến 30 ngày trong 1 năm. Suơng muối xuất hiện ít.
* Thuỷ văn:
Hệ thống thuỷ văn của thị trấn Hùng Sơn có diện tích là 59,43 ha, có sông Công và hai con suối: Suối Gò Son, suối Tấm là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của người dân và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có hệ thống kênh muơng, ao, chuôm mặt nước nhỏ nằm rải rác khắp
địa bàn thị trấn.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên:
* Tài nguyên đất:
34
nghiệp chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích đât tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp. Căn cứ theo tính chất thổ nhưỡng thì đất đai trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn được chia thành một số loại đất chính sau:
+ Đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Macmaaxit, phân bốở các vùng đồi núi, loại đất này có tầng đất dày > 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng. hàm lượng mùn, đạm nhiều, đất chua có độ
PHkcl khoảng từ 4,5 – 5,5, phù hợp với những cây trồng như: Chè, ngô, lúa nương, sắn.
+ Đất hình thành do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở các thung lũng lòng chảo, ở các chân đồi gò đã đựơc nhân dân khai thác để trồng lúa nước và các cây hoa màu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dày, độ mùn tiềm tàng cao.
+ Ngoài ra trong thị trấn còn có các loại đất khác như: Đất màu nâu vàng phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đất phù sa của các con sông, suối, số
lượng không đáng kể nằm dải rác trên địa bàn thị trấn.
* Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Diện tích là 59,43 ha, có sông Công và hai con suối, suối Gò Son và suối Tấm, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của người dân và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao, chuôm mặt nước nhỏ nằm rải rác khắp địa bàn thị trấn.
+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 10-15 mét là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
* Tài nguyên khoáng sản:
Hiện tại, khoáng sản trên địa bàn thị trấn đang đựơc thăm dò và khai thác gồm có quặng sắt, thiếc và Vonfam với trữ lượng khá lớn được phân bố ở phía
35
Đông và phía Bắc của thị trấn, đang được nhà nước quan tâm đầu tư khai thác.
* Tài nguyên nhân văn:
Thị trấn Hùng Sơn tính đến tháng 05 năm 2010 có 14.030 khẩu và 3571 hộ, được phân thành 25 cụm dân cư gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh..., trên địa bàn thị trấn không có làng nghề
truyền thống, trình độ dân chí ở mức khá. Dưới sự lãnh đoạ, chỉ đạo của cấp UỷĐảng, Chính quyền thị trấn Hùng Sơn, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất một lòng, cần cù chịu khó, hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Thị trấn đã có nhiều con em là cán bộ khoa học đang công tác và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước.
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội thị trấn Hùng Sơn.
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Khu vực kinh tế nông nghiệp:
- Trồng trọt:
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2009 đạt 2945,16 tấn, mặc dù tỷ trọng lương thực thấp so với các ngành nghề khác song lãnh đạo thị trấn rất quan tâm đến sản xuất lương thực, quan tâm đến đời sống của nông dân,
đề ra các biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật và sản xuất, 100% diện tích được cấy lúa lai, lúa cao sản, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng, quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Tổng thu nhập đạt 57 triệu đồng/ha/năm 2009. thu nhập bình quân 250 kg/ người/ năm.
- Chăn nuôi:
+ Tổng đàn bò: 40 con; + Tổng đàn trâu : 260 con;
+ Tổng đàn lợn thịt: 8000 tấn, lợn nái khoảng 200 con. + Tổng đàn gia cầm: ước tính 34.000 con.
36
Công tác chăn nuôi, thú y được các cấp các ngành quan tâm, dịch bệnh
được ngăn chặn kịp thời, ngành chăn nuôi phát triển, đáp ứng nhu cầu thực phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
* Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp:
Ngành tiểu thủ công nghiệp của thị trấn đang phát triển mạnh, chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng dân dụng như gò, hàn, mộc, chế biến gỗ... trong kinh doanh chủ yếu tập trung vào kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, vật liệu điện, máy nông nghiệp, quần áo, giày dép, tư trang, vàng bạc và đá quý...
Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2009 tăng 3% so với kế
hoạch đặt ra.
* Khu vực kinh tế dịch vụ:
Thị trấn Hùng Sơn là trung tâm thương mại của huyện Đại Từ, nên ngành dịch vụ thương mại phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu ở chợ Đại Từ, các ki ốt trong chợ và dọc các trục đường, các điểm nút của giao thông trên địa bàn thị trấn, đều được khai thác sử dụng, với nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng và phong phú, tạo điều kiện cho người mua người bán. Trong khinh doanh dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, dịch vụ sủa chữa ô tô, xe máy, phục vụ đám cưới, dịch vụ ăn uống, giải khát, giải trí, may mặc cầm đồ, nhà nghỉ, nhà hàng, điện tử, karaoke, tăng theo hàng năm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao hơn.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
- Dân số tính đến tháng 12 năm 2013 toàn thị trấn Hùng Sơn có 14.610 người, được phân bố thành 25 khu dân cư.
- Lao động và việc làm: Số lao động tính đến tháng 12 năm 2013 toàn thị trấn có 6428 lao động, chiếm sấp sỉ 44% số khẩu của toàn thị trấn, số lao
37
động nông nghiệp chiếm 90%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
trên 10%, đây là nguồn lực chủ chốt, quyết định lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị trấn trong những năm qua. Là một thị trấn các ngành nghề mới khởi sắc, phát triển chưa mạnh , năng xuất lao động còn
ở mức khiêm tốn, tiềm năng lao động rất lớn song chất lượng lao động còn ở
mức thấp, việc khai thác, sử dụng lao động còn nhiều hạn chế.
4.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng- kĩ thuật xã hội
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm, nhà nước hỗ trợ vốn. Trong xây dựng cơ bản, ban lãnh đạo thị trấn Hùng Sơn đã chỉ đạo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, kết hợp với nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất và phục vụ đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn thị trấn. Các công trình xây dựng cơ bản của thị trấn cũng như của huyện nằm trên địa bàn của thị trấn đều đã được thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật.
*Giao thông:
Hệ thống giao thông của thị trấn những năm gần đây phát triển mạnh, đa số tuyến đường giao thông đã được mở rộng và nâng cấp bê tông cứng hóa đúng theo quy định của nhà nước, thuận lợi cho việc đi lại giao lưu hàng hóa.
*Thủy Lợi:
Hệ thống thuỷ lợi của thị trấn chủ yếu là hệ thống các kênh mương dài 65km và các ao, hồ chứa nước. Được các cấp các ngành quan tâm, khai thác triệt để đáp ứng khoảng 50% cho nhu cầu tưới tiêu. Trong năm qua thị trấn đã huy động hàng trăm ngày công để nạo vét tu sửa kênh mương nội đồng, quản lý và bảo vệ an toàn các tuyến mương để phục vụ sản xuất.
38
*Điện thắp sáng:
Toàn thị trấn có 25 khu dân cư sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số hộ dùng điện thắp sáng bằng nguồn điện lưới Quốc gia, đây là điều kiện quan trọng để phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và cán bộ trong toàn thị trấn.
*Trạm y tế:
Được xây dựng có đủ trang thiết bị và các phòng điều trị, phòng làm việc. Được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự nghiệp y tế ở thị trấn ngày càng phát triển. Đội ngũ bác sỹ, y sỹ, y tá thôn bản, cộng tác viên dân số, cán bộ y tế học đường, y học dân tộc được quan tâm, cơ sở vật chất được đầu tư. Hàng năm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức thăm khám và chữa trị cho trên 4.306 lượt bệnh nhân/năm. Thực hiện nghiêm pháp lệnh dân số, thực hiện có hiệu quả các các chương trình, các phong trào y tế Quốc gia, y tế học đường, thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của các đối tượng thuộc diện chính sách. Ngành y tế của thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2006-2010.
*Giáo dục đào tạo:
Thị trấn Hùng Sơn cả 3 cấp học đều đạt chuẩn Quốc gia gai đoạn I, là đơn vị có bề dầy thành tích trong công tác dậy và học. Hàng năm thường xuyên đạt thành tích cao trong giáo dục đào tạo, cả 3 trường đều đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc và đạt cơ quan văn hóa. Chất lượng dậy và học ngày càng được nâng cao, duy trì tốt phổ cập trung học cơ sở, từng bước phổ cập trung học phổ thông. Thị trấn đến nay cả ba trường đều đạt chuẩn Quốc gia, trường mầm non và trường tiểu học đang hoàn thiện thủ tục đề nghị công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
*Văn hóa:
Thị trấn Hùng Sơn hiện đang có các câu lạc bộ thể dục thể thao, có sân vận động huyện và khu trung tâm văn hóa của huyện xây dựng trên địa bàn
39
thị trấn, có 19 sân chơi cầu lông, và các sân thể thao khác. Thường xuyên củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc "phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị:
Thị trấn Hùng Sơn có 14.610 khẩu được phân thành 25 khu dân cư, phân bố không đều.
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng số hộ, số khẩu, số lao động trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn
STT Tên phố Số hộ Số khẩu Số lao động
1 Tổ chợ 1 135 546 278 2 Tổ chợ 2 178 680 368 3 Tổ Cầu Thông 127 477 262 4 Tổ PhốĐình 178 633 370 5 Tổ Phố Mới 110 450 228 6 Tổ Sơn Tập 1 135 556 278 7 Tổ Sơn Tập 2 136 561 281 8 Tổ Sơn Tập 3 188 736 388 9 Xóm 1: Liên Giới 268 1003 450 10 Xóm 2: An Long 304 1150 500 11 Xóm 3: Hàm Rồng 99 456 130 12 Xóm 4: Táo 180 800 350 13 Xóm 5: Đồng Cả 138 659 280 14 Xóm 6: Xuân Đài 183 750 300 15 Xóm 7: Đá Mài 82 445 190 16 Xóm 8: Đồng Khuân 66 301 110 17 Xóm 9: Gò 77 296 100 18 Xóm 10: Giữa 127 550 200 19 Xóm 11: Bàn Cờ 92 372 130 20 Xóm 12: Cầu Thông 90 390 150 21 Xóm 13: Cầu Thành 171 714 300 22 Xóm 14: Phú Thịnh 121 450 200 23 Xóm 15: Trung Hòa 210 840 350 24 Xóm 16: Đồng Trũng 89 360 110
40
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất thị trấn Hùng Sơn
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai thị trấn Hùng Sơn
Thị trấn Hùng Sơn mới được thành lập theo Nghị Quyết số 24/NQ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Hùng Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Đại Từ,
đổi tên thị trấn Đại Từ thành thị trấn Hùng Sơn. Thị trấn Hùng Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1463,49 ha.
Thị trấn đã chỉđạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai theo hệ thống các văn bản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành