Nghi thức lời nói cũng là một bộ phận cấu thành nên “Văn hoá doanh nghiệp”.
- Lời nói nơi công sở phải đảm bảo có tính chính xác, tránh đưa tin đồn nhảm, thất thiệt, mơ hồ hoặc không có thực.
- Lời nói nơi công sở cần đảm bảo tính trang trọng vì nó đại diện cho biểu tượng văn hoá của doanh nghiệp đó.
- Tránh nói những lời tục tĩu nơi làm việc, không làm người khác khó chịu vì lối nói chuyện như “ăn to nói lớn”, nói nhanh, bộp chộp, hay xen vào chuyện người khác.
- Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình.
- Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biện cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.
- Nói năng cũng phải biết giữ chừng mực, điều quan trọng là phải nói đâu ra đấy.
- Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan.
Về cách xưng hô trong lời nói nơi công sở tuỳ yêu cầu đảm bảo tính khách quan, trang trọng, song cũng tuỳ từng hoàn cảnh để chọn lựa cho phù hợp:
- Đối với những người cùng cơ quan: Bạn không cần thiết phải phân vân về việc chào hỏi một số nguời mà bạn không biết gì về cá nhân họ
- Trong quan hệ giữa các đồng nghiệp: Không nên dung cách xưng hô kiểu “chú cháu” trong khi đang thi hành công việc. Tuỳ theo hoàn cảnh, tình huống có thể sử dụng các từ khác thay thế như: ông, bà, ngài,…
- Xưng hô đối với lãnh đạo: Không nên gọi giám đốc, người giám sát bằng tên riêng trừ phi họ cho phép bạn gọi như thế.
Nghi thức lời nói nơi công sở là một vấn đề mang tính thông lệ, quy ước được tạo lập bởi những chuẩn mực truyền thống dân tốc và tập quán. Cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp phải rèn luyện liên tục và coi đó như là một phần không thể thiếu trong những nền tảng để xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp hiện đại.
KẾT LUẬN
Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp, hẳn bạn thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay… tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả, giúp bạn truyền đạt tới các nhân viên và đông nghiệp những thông điệp, ý nghĩa khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp.
Giao tiếp là một hình thức hoạt động của con người. Thông qua giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người được kiến tạo. Sự hiểu biết và nắm những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng thêm hiệu quả lao động và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Giao tiếp công sở là vấn đề rất quan trọng khi đi làm. Sở dĩ gây ra bất đồng, xung đột là do bạn chưa biết cách giao tiếp đúng mực. Để có mối quan hệ tốt, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò hàng đầu. Nó không những là cầu nối kéo chúng ta lại gần nhau hơn, mà còn giúp chúng ta rất nhiều trong việc thăng quan tiến chức.
Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến.
Do đó, hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở để gặt hái thành công trong công việc của mình. Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống Kê, 2006.
2. Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, Thái Trí Dũng, NXB Thống Kê.
3. Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh, Nguyễn Hữu Thân, NXB Thống Kê, 2006.
4. http://www.hieuhoc.vn
5. http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-giao-tiep/75-muc-tieu-cua-giao- tiep-cac-yeu-to-cau-thanh.html