Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 73 - 77)

3.1.1.1. Ưu điểm

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế Đảng bộ huyện Lập Thạch đã bám sát vào những mục tiêu, chủ trương của các Đại hội Đảng và của Tỉnh Ủy Vĩnh phúc đưa ra những chủ trương biện pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Nhờ đó, trong hơn 10 năm từ năm 1997 đến năm 2009, tình hình kinh tế huyện Lập Thạch đã có những bước phát triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) không ngừng tăng. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các chỉ số kinh tế. Trong đó chủ yếu tập trung giai đoạn 2000 – 2009. Kết quả đạt được cụ thể như sau :

a. Về tổng giá trị sản xuất:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15,4%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010, trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng 7,24%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 18,36%/năm và thương mại dịch vụ tăng 22,81%/năm.

- Giai đoạn 2000 - 2005 đạt 14,91%/năm, trong đó: Nông, lâm ngư nghiệp đạt 8,54%; công nghiệp – xây dựng đạt 23,49% và thương mại dịch vụ đạt 20,63%.

- Giai đoạn 2005 - 2009 đạt 18,85%, trong đó: Nông, lâm ngư nghiệp đạt 7,5%; công nghiệp – xây dựng đạt 16,78% và thương mại dịch vụ đạt 28,75%.

b. Về tăng trưởng giá trị gia tăng (VA):

Trong giai đoạn 2000 - 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng toàn

huyện đạt 15,36%/năm, trong đó: Nông, lâm ngư nghiệp đạt 7,88%/năm; công nghiệp xây dựng đạt 21,06%/năm và thương mại dịch vụ đạt 19,60%/năm, chia theo giai đoạn:

- Giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 14,67%/năm, trong đó: Nông, lâm ngư nghiệp đạt 8,35%/năm; công nghiệp – xây dựng đạt 25,41%/năm và thương mại dịch vụ đạt 16,90%/năm.

- Giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 16,06%/năm, trong đó: Nông, lâm ngư nghiệp đạt 7,41%/năm; công nghiệp - xây dựng đạt 16,86%/năm và thương mại dịch vụ đạt 22,36%/năm.

Bảng 3.1: Biểu đồ tăng trưởng giá trị gia tăng theo ngành huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2010

(Nguồn: Phòng thông kê huyện Lập Thạch) c. Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Về chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 1995 - 2009 cơ cấu giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch giảm cơ cấu ngành nông, lâm ngư nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Cụ thể năm 1995 cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm ngư nghiệp còn chiếm 72% thì đến năm 20091 chỉ tiêu này là 42,61%. Như vậy, trong 15 năm tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch giảm 29,39%.

Trong linh vực kinh tế ngành cũng có sự chuyển dịch mạnh đặc biệt là trong nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt; trong trồng trọt do sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện chú trọng phát triển trồng các loại cây công nghiệp, ăn quả có giá trị kinh tế cao. Nhiều mô hình trang trại đã xuất hiện trên địa bàn huyện.

Về chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng năm 2010 so với năm 2000 như sau: Nông, lâm ngư nghiệp chiếm 41,57% (giảm 17,64%); công nghiệp – xây dựng chiếm 25,86% (tăng 14,90%); thương mại dịch vụ chiếm 32,57% (tăng 2,74%).

Bảng 3.2: Biểu đồ cơ cấu giá trị gia tăng huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2010

(Nguồn: Phòng thông kê huyện Lập Thạch) d. Về chuyển dịch cơ cấu lao động:

Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2000 - 2010 đã có sự chuyển dịch tích cực. Năm 2000 cơ cấu lao động nông nghiệp là 81,4% thì đến năm 2010 chỉ còn 75,65% (giảm 5,75%), lao động công nghiệp là năm 2000 là 9,1% đến năm 2010 là 11,37% (tăng 2,27%) và lao động dịch vụ thương mại cũng tăng từ 9,5% lên 12,98% (tăng 3,48%). Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm.

Bảng 3.3: Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2010

Do những thành tựu đạt được trong lãnh đạo phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội. Đời sống cuả nhân dân ngày càng được chăm lo tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng. Công tác giáo dục, y tế, xây dựng của địa phương cũng được Đảng bộ huyện chỉ đạo tăng cường phát triển, giúp thay đổi bộ mặt của kinh tế xã hội của địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1.2. Nguyên nhân

Kinh tế huyện Lập Thạch giai đoạn 1997 – 2009 đạt được những thành tựu trên là do nhiều nhân tố tổng quan, từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan trong đó nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quan trọng, quyết định.

Trước tiên là do Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước. Trong quá lãnh đạo thực hiện, Huyện ủy Lập Thạch đã luôn bám sát vào các mục tiêu được đề ra tại các kỳ đại hội của Đảng, đại hội Đảng bộ tỉnh, đại hội Đảng bộ huyện từ đó đề ra những chủ trương biện pháp phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với thực tế của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể; xác định rõ thế mạnh từ đó đưa ra các mục tiêu rõ ràng, phù hợp.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện BCH Đảng bộ huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời từ đó thông qua các giải pháp để chỉ đạo tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm và những khâu trọng yếu. Công tác sơ kết, tổng kết được chú trọng giúp cho Đảng bộ huyện nhanh chóng phát hiện những sai lầm, kịp thời đề ra biện pháp xử lí và rút ra bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời Đảng bộ Lập Thạch luôn đề cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng.

Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ và nhân dân trong huyện luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí, đồng lòng trong việc thực hiện các mục tiêu KT - XH; khắc phục khó khăn; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đoàn kết, nỗ lực vươn

lên, khai thác các thế mạnh của huyện, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đề ra; các cấp các ngành vận dụng và cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy đề ra các cơ chế, chính sách và các giải pháp phù hợp với địa phương để tổ chức thực hiện; đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, huy động được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn; làm tốt công tác kiểm tra, phát huy dân chủ và kịp thời xử lý các vi phạm tạo điều kiện ổn định phát triển KT - XH.

Đảng bộ huyện đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, nhân dân được trực tiếp tiếp tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy đã tạo ra sự đoàn kết nhất trí và đồng thuận cao giữa Đảng và nhân dân tạo điều kiện hoàn thành tốt mục tiêu được đề ra tại các Đại hội.

Ngoài ra những yếu tố thuận lợi như: sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên phong phú, truyền thống của nhân dân và Đảng bộ huyện,… cũng tạo điều kiện cho huyện Lập Thạch đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 73 - 77)