Chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 32 - 38)

1.3.1.1. Chủ trương của Đảng

Trong suốt 10 năm (1986 - 1996), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cả nước bước vào thời kì đổi mới toàn diện đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VI và lần thứ VII của Đảng, tình hình KT - XH nước ta đã có những chuyển biến quan trọng. Đời sống vật chất của đa số người dân đã được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển KT - XH.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta vẫn còn những mặt tồn tại và yếu kém. Cơ chế quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý KT - XH. Đất nước còn nghèo và chậm phát triển. Kết cấu hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tình hình lạm phát, một số tiêu cực xã hội khác còn nảy sinh… Tất cả những tồn tại đó đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Để đáp ứng những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển đất nước, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã được tiến hành từ ngày 28 – 06 đến ngày 01 – 07 – 1996 tại Hà Nội. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện đổi mới, Đại hội đã đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp để thực hiện CNH - HĐH đất nước đến năm 2000 và 2020. Đại hội VIII là đại

hội tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

Đại hội xác định: Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 [41, tr.82].

Đại hội VIII đã đưa ra những nội dung cơ bản của CNH - HĐH trong

những năm còn lại của thập kỉ 90 (thế kỉ XX). Đại hội nhấn mạnh: Phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện nông thôn, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết là những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển… Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản… du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo… [41, tr.85-86].

Để thúc đẩy quá trình đổi mới trong nông nghiệp lên một bước mới, ngày 10 – 11 – 1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW về một số vấn đề nông nghiệp và nông thôn, khẳng định sự tồn tại tất yếu lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần, chỉ rõ vai trò quan trọng của kinh tế hộ, xác lập vị trí của kinh tế trang trại. Đồng thời vạch hướng đầu tư cho nông nghiệp về khoa học - công nghệ, mở rộng quyền sử dụng đất, phát triển thị trường nông sản.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) tiếp tục chủ trương đẩy

mạnh công nghiệp, hiện đại hoá nhằm sớm "đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại" [44, tr.89]. Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2001 -

2010 được Đại hội đề ra, trong đó, định hướng phát triển cho các ngành và các

vùng chỉ rõ: Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng

hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới. Chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.

Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hoá ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn. Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh.

Những nội dung xuyên suốt trong đường lối đổi mới đất nước từ Đại hội VI đến Đại hội IX của Đảng đã giúp Đảng bộ huyện Lập Thạch có sơ sở vững chắc để xây dựng, hoạch định đường hướng cụ thể phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của huyện đồng hành với sự phát triển kinh tế của cả nước.

1.3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá VI - VII, Tỉnh uỷ Vĩnh Phú đã ra sức lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng đề

xướng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của tỉnh, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI (nhiệm kỳ 1986 – 1990), đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản là ổn định KT - XH và tập trung hoàn thành cho bằng được ba chương trình kinh tế của Đảng đã đề ra là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Trên cơ sở những thắng lợi đạt được trong giai đoạn trước, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần VII (tháng 11/1991) nhiệm kì 1991 – 1996 đã xác định nhiệm vụ của nhiệm kì tiếp theo là giữ vững ổn định chính trị, ổn định và phát triển một bước KT - XH ... Trong Đại hội cũng đã chủ trương: xây dựng một cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp toàn diện gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Ngày 06 – 11 – 1996, tại kì họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết về điều chỉnh địa giới một số tỉnh thành trong đó có Vĩnh Phú. Tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ngày 12 – 12 – 1996, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ra Quyết định 135-QĐ/TW về việc thành lập Đảng bộ Vĩnh Phúc.

Ngay sau khi thành lập Đảng bộ tỉnh đã bắt tay vào chuẩn bị cho Đại hội đầu tiên sau 29 năm tái lập tỉnh. Tháng 11/1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ

lần thứ XII được tổ chức tại thị xã Vĩnh Yên. Tại Đại hội nêu rõ: “ Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là với công nghiệp, sớm thoát khỏi tình trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách với bình quân cả nước. Chuyển nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ…” [55,

tr.12]. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ về phát triển KT - XH đã được đề ra trong Đại hội XII, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu công, nông nghiệp và dịch vụ, phát huy tốt tiền lực của các ngành kinh tế, khai thác tốt những thế mạnh của tỉnh. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII chủ trương tập trung

mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hướng chủ yếu là phát triển công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp quốc doanh. Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống xã hội, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm là 17,8%. Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản từ 1997 – 2000 tăng bình quân 5,8%/ năm, năng suất lúa năm 2000 là 34,6 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người đạt 362 kg/ người. Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 75,7%/năm,…

Trên cơ sở chỉ đạo tại Đại hội IX của Đảng, ngày 12 - 3 - 2001, Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức. Đại hội đề ra

mục tiêu tổng quát đến năm 2005: “ Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, sớm vượt qua đói nghèo, từng bước tiến tới giàu có phồn vinh” [56, tr.53-54].

Tại Đại hội cũng đề ra mục tiêu cụ thể từ 2001 – 2005: GDP bình quân hàng năm tăng 10%/ năm, thu nhập bình quân đạt 350USD/ năm; cơ cấu kinh tế: công nghiệp và xây dựng đạt 46%, nông – lâm nghiệp là 24,5%, dịch vụ - du lịch 29,5%. Đối với phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng,…[56, tr.54-55] Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu nhiệm vụ trên Đại hội đã đề ra 10 chương trình KT - XH trọng điểm:

1- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 2 - Chương trình trồng 6000 ha rừng và bảo vệ rừng hiện có.

3 - Chương trình phát triển công nghiệp – thủ công nghiệp. 4 - Chương trình xây dựng đô thị và nông thôn mới.

5 - Chương trình phát triển các khu du lịch tập trung. 6 - Chương trình dân số, việc làm xoá đói và giảm nghèo. 7 - Chương trình phát triển khoa học, công nghệ và môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 - Chương trình giáo dục, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động.

9 - Chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và bệnh dịch HIV/ADIS.

10 - Chương trình kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy chính trị.

Tuy nhiên, là một tỉnh nông nghiệp với đại bộ phận người dân sống bằng nghề nông, để kinh tế phát triển bền vững và từng bước nâng cao mức sống của đại bộ phận nhân dân, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngày 01 – 11 – 2002, Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 10-NQ/TU “Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2005” với nội dung: Xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH - HĐH, tập trung hoá và chuyên môn hoá, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Lấy hiệu quả KT - XH là mục tiêu hàng đầu… Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, lấy năng suất cao, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao và sức cạnh tranh cao là mục tiêu phấn đấu. Trên cơ sở nâng cao năng suất, giảm hợp lý và chuyển dần diện tích cây lương thực sang cây trồng khác và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao hơn, tạo sự phân công lao động mới ở nông thôn [10, tr.228]. Tỉnh uỷ chỉ rõ phương châm phát triển nông nghiệp trong những năm 2001 - 2005 là 6 tăng 5 giảm: tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; tăng năng suất - chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng sản lượng nông sản hàng hoá; tăng kim ngạch

xuất khẩu, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản; tăng thu nhập cho nông dân. Giảm dần tỷ trọng cây lương thực, giảm nhanh đất trống, đồi núi trọc; giảm thấp ô nhiễm môi trường; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh, giảm hộ đói nghèo ở nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển sáu loại cây: lúa, ngô, dâu tằm, rau, hoa, cây ăn quả và ba loại con: lợn, bò, thuỷ sản. Chỉ đạo hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng: dâu tằm ở Yên Lạc, Vĩnh Tường; rau, hoa Mê Linh, cây ăn quả ở Lập Thạch, Tam Dương. Nhờ sự chỉ đạo đó kinh tế nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu lớn như: giá trị nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 7%/ năm; đặc biệt chăn nuôi tăng 10,1%/năm,…

Bên cạnh chú trọng phát triển nông nghiệp, Tỉnh uỷ còn đưa ra một số chỉ đạo nhằm lãnh đạo sự phát triển của ngành công nghiệp như: Kết luận 14 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2005; Ban thường vụ Tỉnh uỷ ra kết luận 01 về khôi phục và phát triển làng nghề thủ công nghiệp. Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND đã xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp đến giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020; xây dựng đề án phát triển công nghiệp 5 năm 2001 - 2005; đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 32 - 38)