Quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 38 - 54)

hiện phát triển kinh tế, giai đoạn 1997 - 2005

1.3.2.1. Quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH giai đoạn 1997-2005

Do đặc điểm Lập Thạch là một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chính vì vậy quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của huyện xuyên suốt là tập trung vào thế mạnh nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện để phát triển các lĩnh vực khác.

Vận dụng các Nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh uỷ vào điều kiện cụ thể của địa phương, ngay từ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lập Thạch

bước tình hình KT - XH. Tạo điều kiện môi trường thúc đấy kinh tế hộ phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Tăng nhanh tốc độ phát triển nông, lâm nghiệp để có khối lượng nông, lâm sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bước đầu có tích luỹ trong các hộ nông dân. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới XHCN, hạ thấp tỉ lệ phát triển dân số, tạo điều kiện cho người lao động để giải quyết việc làm….” [10, tr.201]. Quan điểm xác định nông nghiệp là

mặt trận hàng đầu ngày càng được thể hiện rõ hơn, vấn đề nông nghiệp nông thôn ngày càng được coi trọng trong tiến trình phát triển kinh tế địa phương.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XVI (tháng

2/1996) đã tiếp tục xác định: “Lập Thạch là một huyện nông - lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp,… phấn đấu thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư thâm canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá lớn, phát triển chăn nuôi. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với tốc độ cao, nâng cao năng lực vận tải cả đường bộ và đường thuỷ. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đẩy mạnh tích luỹ nền kinh tế. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, tạo nguồn lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước” [1, tr.19].

Để hỗ trợ cho mục tiêu phát triển kinh tế trong nhiệm kỳ 1996 – 2000, BCH Đảng bộ Lập Thạch đã ban hành 4 Nghị quyết về KT - XH, an ninh, quốc phòng:

- Nghị quyết số 02/96/NQ-HU về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Nghị quyết số 03/96/NQ-HU ngày 01 – 11 – 1996 về đổi mới HTX nông nghiệp.

- Nghị quyết số 04/99/NQ-HU ngày 29 – 3 – 1999 về quản lý, tu bổ các công trình thuỷ lợi.

- Nghị quyết số 05/99/NQ-HU ngày 28 – 6 – 1999 về phát triển cây ăn quả.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XVII (11/2000) đã đề ra phương hướng chung và những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2001 - 2005. Về phương hướng chung

Đại hội xác định: “…tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân, phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, tranh thủ thời cơ để phát triển kinh tế - xã hôi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xác đinh kinh tế của huyện là nông – lâm nghiệp, dịch vụ, thủ công nghiệp” [2, tr.53]. Phương hướng phát triển là: Tích

cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… Phấn đấu đến năm 2005, Lập Thạch là huyện vững về kinh tế, mạnh về quốc phòng, xã hội ổn định.

Đại hội cũng xác định phát triển thủ công nghiệp cũng là một nhiệm vụ trọng tâm và Huyện uỷ cần tập trung lãnh đạo. Phương hướng phát triển thủ công nghiệp của huyện được nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ huyện xác định: Góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, khai thác tiền năng, thế mạnh của mỗi địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Để thực hiện phương hương mục tiêu phát triển thủ công nghiệp của Đại hội, Huyện uỷ chỉ ra một số giải pháp cụ thể như sau:

- Quy hoạch vùng nguyên liệu, bến bãi cho sản xuất gạch, ngói và khai thác cát sỏi ở những xã có tiềm năng.

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, có chính sách thu hút và khuyến khích thành lập các cơ sở sản xuất: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, HTX,… để cung ứng và bao tiêu sản phẩm sản xuất được.

- Tiến hành qui hoạch, xây dựng kế hoạch phân vùng nguyên liệu để đáp ứng cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- Có chính sách ưu đãi cho vay vốn để khuyến khích phát triển thủ công nghiệp phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Mở lớp đào tạo tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng về quản lý cho các chủ doanh nghiệp, tổ chức học tập, tham quan, trao đổi kinh nghiệm, tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, HTX phát triển.

- Đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sản xuất gạch ngói.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Huyện ủy, HĐND huyện cũng ban hành nhiều nghị quyết để thúc đẩy phát triển kinh tế như: Nghị quyết số 04/2001-NQ/HĐ ngày 17 – 01 – 2001 của HĐND về phát triển kinh tế vườn đồi, cây ăn quả; Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 26 – 06 – 2001 của Huyện ủy và Nghị quyết số 10/2001-NQ/HĐ ngày 31 – 07 – 2001 của HĐND huyện về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2001 - 2005; ….

1.3.2.2. Kết quả huyện Lập Thạch đạt được về phát triển kinh tế từ 1997 - 2005

a. Giai đoạn 1997 - 2000

Trên cơ sở chỉ đạo của các Đại hội cấp trên, từ 1997 – 2000, kinh tế Lập Thạch đã đạt được một số thành tựu kinh tế to lớn, đáng được ghi nhận, cụ thể:

Về sản xuất nông - lâm nghiệp:

Về cây lúa, huyện đã chỉ đạo lựa chọn các giống lúa cấp I nguyên chủng, lúa lai vào sản xuất, chọn những giống năng suất cao có khả năng chống chịu sâu bệnh. Bên cạnh đó Huyện uỷ còn chú trọng công tác thuỷ lợi, làm cho năng suất lúa của huyện tăng liên tục. Năng suất trung bình đạt từ 30 tạ/ha, riêng năm 2000 đạt 41,7 tạ/ha (tương đương 150kg/sào).

Bên cạnh phát triển cây lúa, huyện còn mở rộng sản xuất cây vụ đông mà chủ yếu là cây ngô. Diện tích trồng ngô tăng từ 2.100 ha năm 1991 đã tăng lên 3.600 ha năm 1999. Do nhu cầu sử dụng không nhiều nên diện tích

cây khoai, sắn liên tục giảm, thay thế các cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao như lạc, đậu tương hay các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

Tổng sản lượng lương thực quy thóc: năm 1996: 52.902 tấn; năm 1997: 55.142 tấn; năm 1998: 55.012 tấn; năm 1999: 54.543 tấn; năm 2000: 68.000 tấn.

Tuy sản lượng năm 1999 giảm do ảnh hưởng của thiên tai, nhưng năm 2000 lại tăng nhanh. Do tổng sản lượng lương thực qui thóc cao nên bình quân lương thực đầu người cũng tăng: năm 1990 chỉ có 240kg/người/năm thì đến năm 2000 tăng lên 303kg/người/năm.

Về chăn nuôi ổn định và có chiều hướng phát triển khá, chăn nuôi gia súc, gia cầm đều vượt chỉ tiêu đề ra tại Đại hội lần thứ XVI. Tổng đàn trâu bò liên tục tăng trong đó đàn bò tăng nhanh và chiếm tỉ lệ đa số: năm 1996: 43.333 con; năm 1997: 44.147 con; năm 1998: 44.497 con; năm 1999: 44.183 con, năm 2000: 45.079 con.

Tổng đàn lợn cũng liên tục tăng, với tốc độ cao. Các giống lợn lai, nạc cao chiếm tỉ lệ 80 – 90%, trọng lượng xuất chuồng bình quân cũng tăng cao: năm 1996: 79.188 con; năm 1997: 82.045 con; năm 1998: 87.150 con; năm 1999 : 90.360 con; năm 2000 : 93.950 con.

Do là huyện miền núi nên phát triển kinh tế vườn, đồi, rừng, trang trại là thế mạnh của huyện. Về trồng rừng, chăm sóc rừng tự nhiên được thực hiện thông qua hàng loạt các chương trình: PAM (Chương trình quản lý và sử dụng rừng trồng bằng vốn tài trợ của chương trình lương thực thế giới - viết tắt là PAM), 327 (Thực hiện theo kế hoạch số 327-CT về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước), về sau là chương trình 5 triệu ha rừng dự án 661,… tập trung thực hiện mục tiêu đề ra hàng năm trồng 500 ha. Rừng được giao tới tận tay người dân quản lý và sử dụng nhờ đó quản lý và khai thác hiệu quả hơn trước. Năm 1997: 520 ha; năm 1998: 446 ha; năm 1999: 452 ha. năm 2000: 751 ha.

Về trồng cây ăn quả, Huyện ủy đề ra dự án phát triển cây ăn qủa từ năm 1995, năm 1997 tiến hành xây dựng vườn ươm cây giống tại Trung tâm huyện

lỵ để cung cấp giống cây cho 20 xã vùng dự án. Năm 1998, huyện đã xây dựng xong vườn ươm, cung cấp 31 ngàn cây cho các xã trong vùng dự án và bán cho nông dân ngoài vùng để dân tự trồng 14 ngàn cây chủ lực là vải, nhãn, hồng, xoài. Năm 1999, Huyện uỷ có Nghị quyết số 05 ra ngày 28 – 06 – 1999 về phát triển trồng cây ăn qủa đã triển khai đến từng Đảng bộ và nhân dân đã có chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Kết qủa năm 1999 trồng được 300 ha và đã cải tạo được 670 ha vườn tạp, hình thành 96 trang trại và trồng được 1.665 ha cây ăn quả. Toàn huyện có 6.129 ha đất vườn, đồi trong đó vườn đồi 2.305 ha, vườn gia đình 3.823 ha, đến nay đã trồng cây ăn qủa 1.665 ha, diện tích còn khả năng trồng cây ăn quả là 4.464 ha.

Thuỷ lợi là vấn đề quan trọng trong phát triển nông nghiệp nên rất được lãnh đạo huyện quan tâm. Về công tác thuỷ lợi, Huyện uỷ đã ra Nghị quyết số 04 ngày 29 – 03 – 1999 về quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau khi triển khai Nghị quyết, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chỉ đạo rà soát lại tất cả các công trình thuỷ lợi ở địa phương như: ao, hồ, kênh mương, xác định lại năng lực tưới của từng công trình và việc đấu thầu ao, hồ, để từ đó định lại vai trò quản lý các công trình thuỷ lợi. Các công trình đều phát huy tác dụng tốt. Công tác đắp đê để phòng chống lụt bão được thường xuyên chú ý, các ao, hồ được kiểm tra trước lũ. Tuy từ năm 1997 - 2000 không có bão lũ nhưng vẫn tăng cường tu bổ đê và đề phòng sự cố.

Công tác quản lý HTX là vấn đề lâu dài và khó khăn, bởi vì đến giai đoạn này những hoạt động theo phương thức cũ không còn phù hợp. Kinh tế hộ, cá thể đang phát triển mạnh, nếu muốn tồn tại các HTX phải thay đổi phương thức hoạt động. Thực hiện luật HTX và Chỉ thị 68-CT/TW ban hành ngày 24 – 05 – 1996 của Bộ Chính trị, Huyện uỷ đã có Nghị quyết 03 ngày 01 – 11 – 1996 về chỉ đạo đổi mới HTX. Cuối năm 1999 đã có 51/55 HTX nông nghiệp đại hội xã viên để thực hiện chuyển đổi và giải thể theo luật. Trong đó có 34 HTX chuyển đổi, 17 HTX giải thể còn 4 HTX chưa đại hội xã viên là

Tam Sơn, Yên Lương, Yên Phú và Triệu Xá. lý do là chưa làm rõ công nợ nên chưa đại hội xã viên được. Song tồn tại là nhiều HTX sau chuyển đổi vẫn chưa phát huy được tác dụng, hoạt động còn là hình thức.

Nhìn chung kinh tế nông – lâm nghiệp của huyện trong thời gian này tiếp tục đổi mới và có bước phát triển toàn diện. Các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được Huyện uỷ và toàn bộ Đảng bộ huyện quan tâm. Các nội dung của CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá và đạt được kết quả tốt, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Nhờ đó, thu nhập đầu người của huyện tăng lên rõ rệt. Năm 1991 thu nhập đầu người dưới 1 triệu đồng thì đến năm 2000 tăng lên 1.785.000 đồng.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở quy mô nhỏ, phân tán, phát triển chậm, chưa có nghề mũi nhọn. Sản xuất chủ yếu là vật liệu xây dựng khai thác cát sỏi. Một số nghề truyền thống ở địa phương như đan lát, chế biến gỗ, sản phẩm đồ đá,... chất lượng thấp, tiêu thụ chậm, không cạnh tranh được với hàng công nghiệp, do đó không phát triển đươc. Giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp: năm 1997: 24,04 tỷ đồng; năm 1998: 25,64 tỷ đồng; năm 1999: 22,79 tỷ đồng.

Về xây dựng cơ bản: bằng các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình đường giao thông, điện, trường học, trụ sở, trạm xá và các công trình phúc lợi khác... chỉ từ năm 1997 đến 1999 có tốc độ xây dựng khá. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn từ năm 1997 đến 1999 là: 71,91 tỷ đồng, trong đó vốn của Trung ương, tỉnh và ngân sách huyện là 46,76 tỷ đồng, dân đóng góp 25,15 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình công cộng, điện, đường xá, … Năm 1998 được Tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng xong cầu Bến Gạo con đường nối từ huyện đi tỉnh, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân.

Bưu chính viễn thông phát triển mạnh: đã có 39/39 xã có máy điện thoại với tổng số 828 máy, bình quân 273 người/ 1 máy; thư báo được đưa về các xã trong ngày.

Về thu chi ngân sách: Huyện cố gắng chủ động khai thác các nguồn thu của địa phương tuy nhiên vẫn phải xin trợ cấp từ cấp trên.

Bảng 1.1: Tình hình thu ngân sách huyện Lập Thạch từ 1997 - 1999

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 1997 1998 1999

Tổng thu ngân sách Nhà nước 19,51 22,16 19,52

Thu trên địa bàn 12,41 12,91 9,63

Ngân sách tỉnh cấp 7,10 9,10 9,67

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết của UBND từ năm 1997 đến năm 1999)

Kết thúc thế kỉ XX cũng là lúc đất nước tổng kết thành quả 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với sự cố gắn vượt bậc của Đảng bộ huyện Lập Thạch và sự nỗ lực của nhân dân trong huyện, tình hình KT - XH của huyện đã có sự khởi sắc đáng kể. Đây là tiền đề, cơ sở cho Đảng bộ huyện Lập Thạch tiếp tục bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.

b. Giai đoạn 2000 - 2005

Được sự soi sáng của các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, qúa trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, Lập Thạch đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế trong giai đoạn 2001 – 2005.

Phát triển kinh tế ngay từ đầu được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nên Huyện ủy đã tập trung trí tuệ, lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế các ngành, vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy kinh tế phát triển nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2005 so với

năm 2000 tăng 169,64%, nhịp độ tăng bình quân 5 năm làm 13,92% vượt

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)