2.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện:
Những thành tựu đạt được của nhân dân tỉnh Hà Nam từ năm 2001- 2005 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng thời tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất có trình độ nhất định phục vụ công tác xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, nhân dân các huyện và thành phố trong tỉnh tiếp tục quán triệt những chủ trương, chính sách về văn hóa, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu của tỉnh ủy đã đề ra.
Sau khi quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Ban chỉ đạo các huyện và thành phố thống nhất khảo sát mỗi năm chọn mỗi huyện – thành phố một làng để lập đề án xây dựng điểm, nhằm nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ phố văn hóa; gắn tiêu chí xây dựng làng văn hoá với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí về văn hoá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Các làng này được tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng làng văn hóa trị giá 30 triệu đồng. Năm 2007, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã có Quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng làng văn hóa điển hình cho 6 thôn, làng thuộc 6 huyện, thành phố với tổng kinh phí hỗ trợ là 180 triệu: Thôn Quỳnh Châu (Lam hạ, Thành phố Phủ Lý); làng Vạn Thọ (Nhân Bình, Lý Nhân); Thôn Ấp (Tượng Lĩnh, Kim Bảng); Thôn Cự Xá (Liêm Phong, Thanh Liêm); Thôn Bãi Bùi (Yên Bắc, Duy Tiên); Thôn 8 (An Ninh, Bình Lục). Năm 2008, UBND tỉnh tiếp tục Quyết định hỗ trợ 180 triệu cho 06 thôn, làng thuộc 6 huyện và thành phố: Thôn 2 (Phù Vân, Thành phố Phủ Lý); làng Phố Bói (Thanh Phong, Thanh Liêm); Làng Cát Nguyên (Nguyện Úy, Kim Bảng); Làng Nội (Đức Lý, Lý Nhân); Thôn Đọi Lĩnh (Đọi Sơn, Duy Tiên); Thôn Dương (An Lão, Bình Lục). Năm 2009, các huyện, thành phố đăng ký xây dựng điển hình để trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh ra Quyết định hỗ trợ kinh
phí xây dựng làng văn hóa điển hình cho 06 thôn, làng thuộc 6 huyện, thành phố: làng Đồng Lạc (Đồng Hóa, Kim Bảng); Làng Chanh (Nhân Mỹ, Lý Nhân); làng Đông Thành (Vũ Bản, Bình Lục); Làng Dương Xá (Thanh Hà, Thanh Liêm); Thôn Duyên Giang (Châu Giang, Duy Tiên); Thôn Ngô Gia Khảm (Châu Sơn, Thành Phố Phủ Lý).
Năm 2009, trong toàn tỉnh đã bình chọn được 39 làng văn hóa đề nghị tỉnh khen thưởng (trong đó có 3 làng văn hóa tiêu biểu xuất sắc đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương khen thưởng). Đó là các làng văn hóa tiêu biểu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như:
Làng Đồng Lạc (xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng), nhân dân ở đây chủ
yếu trồng lúa, trồng cây vụ đông, ngoài ra có một số nghề phụ như mộc, mây giang đan, thợ nề, xay sát…Nhân dân trong làng luôn phát huy truyền thống tương than, tương ái, giúp đỡ nhau giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất để cùng phấn đấu nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Là đại phướng đi đầu trong xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha/năm, không ngừng mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai chất lượng cao, cây hàng hóa, và cây xuất khẩu. Thôn Đồng Lạc là một trong năm thôn của xã được thực hiện thi điểm mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đang thực hiện tốt.
Làng Dương Xá (xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm) nhiều năm liền
được Mặt trận Tổ quốc các cấp, ngành Công an, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận là khu dân cư không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có đơn thư khiều nại vượt cấp. Phát huy có hiệu quả tổ hòa giải trong thôn, kịp thời tháo gỡ nhiều mâu thuẫn về gia đình, tranh chấp đất đai.
Làng Vạn Thọ (xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân) có số hộ khá giàu tăng
nhanh, không còn hộ đói, số hộ có nhà xây kiện cố chiếm 50-60%, còn lại là xây ngói bền vững, không còn nhà tranh vách đất. 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, 90% số hộ có xe máy, 60% gia đình dung điện
thoại…Các công trình phúc lợi, di tích lịch sử, đài tưởng niệm liệt sỹ, đường giao thông, hệ thống kênh mương được nhân dân đầu tư xây dựng. 100% đường làng ngõ xóm được cứng hóa và bê tông hóa. Nhiều xóm đã và đang bê tông hóa đường ra rượng, 100% các xóm trong làng có nhà văn hóa.
Làng Mễ Nội (xã Liêm Chính, thành phố Phủ Lý) là địa phương có nghề
chính là sản xuất nông nghiệp. Trước đây, kinh tế của thôn còn khó khăn, nhưng đến nay thu nhập bình quân đạt 600.000 đồng/người/tháng. 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, trên 90% số hộ có nhà kiên cố, tiện nghi đầy đủ. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2% theo tiêu chí mới. Trong thôn có 2 đội múa rồng, một đọi văn nghệ thường xuyên tham gia biểu diễn giao lưu vào các ngày lễ, ngày tết, đạt kết quả tốt, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
Xã Anh Ninh (Bình Lục) có 100% các làng văn hóa có điểm sinh hoạt văn
hóa, nhà văn hóa, nhiều thôn làng xây dựng nhà văn hóa khang trang, quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng các làng đã được công nhận danh hiệu văn hóa được giữ vững và phát triển. Việc phát triển kinh tế nông thôn, trên 90% hộ dân các làng văn hóa có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, 100% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, lát gạch, đá cấp phối…
Làng Đô Lương (Yên Bắc, Duy Tiên) được tỉnh chọn làm đám cưới
điểm theo nếp sống văn hóa. Ở đây các cấp bộ đoàn kết hợp với Ban văn hóa của xã đã tổ chức nhiều đám cưới điểm với các hình thức tổ chức như: cưới tại nhà văn hóa thôn, hoặc tại gia đình chỉ có sử sụng tiệc trà (ăn uống gọn nhẹ trong anh em, họ hàng ruột thịt), đoàn thanh niên lo dựng rạp, trang trí, làm chủ hôn, tổ chức văn nghệ, cô dâu mặc áo dài dân tộc…[5, tr. 5].
Năm 2010, là năm các cấp Hội trong toàn tỉnh ra sức thi đua lập thành tích nhằm từng bước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII (khóa 2010-2015). Trong các công tác hội thì đáng chú ý nhất là công tác hội của Hội nông dân tỉnh Hà Nam về xây dựng mô hình làng văn hóa.
Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 19-
KH/HNDT ngày 28-04-2010 về “Xây dựng mô hình làng văn hóa năm 2010”. Thực hiện kế hoạch số19-KH/HNDT của Ban thường vụ Hội Nông
dân tỉnh, Hội Nông dân các huyện, thành phố đã triển khai kế hoạch và tiến hành khảo sát, điều tra chọn một đơn vị làm điểm mô hình làng văn hóa để chỉ đạo. Cụ thể, các làng được chọn: Thôn Hoàn Dương (Mộc Bắc, Duy Tiên); thôn Thư Lâu (Nguyên Lý, Bình Lục); Thôn làng Xanh (Tràng An, Bình Lục); Thôn Kim Lũ (Thanh Nguyên, Thanh Liêm); Thôn Đông Thái (Lê Hồ, Kim Bảng); trong đó mô hình cấp tỉnh chọn thôn Năm Trung (Đinh Xá, TP. Phủ Lý) làm mô hình điểm. Đồng thời, nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, sự phối kết hợp của ngành văn hóa thông tin các huyện và đặc biệt là dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh, 100% Hội Nông dân các huyện, thành phố chọn xây dựng điểm chỉ đạo mô hình làng văn hóa. Cán bộ, hội viên nông dân trong các thôn, xóm, được chọn làm mô hình điểm đều rất đồng sức, đồng lòng, chung sức xây dựng xóm làng văn minh, gia đình hạnh phúc, hội viên nông dân trong xóm luôn đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, hương ước của làng, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại thôn, xóm góp phần tích cực đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt nếp sống văn minh trong “Việc cưới, việc tang, lễ hội”. 100% cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký xây dựng gia đình nông dân văn hóa, thực hiện tốt
các phong trào do Hội phát động như “Phong trào nông dân tham gia xây
dựng nông thôn mới” với các nội dung thực hiện:
- Khuyến khích và tuyên truyền cho các hộ hội viên trong thôn xây dựng và sử dụng các mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, giữ cho cảnh quan thôn xóm luôn sạch đẹp, vận động hội viên trong thôn đóng góp tiền, ngày công vào xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Huyện Kim Bảng là nơi triển khai đầu tiên mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Thời gian đầu triển khai cũng đã gặp nhiều khó khăn do người dân chưa nhận thấy lợi ích của mô hình, chuồng trại đã ổn định ngại nâng cấp, tu sửa, xây dựng mới thì thiếu vốn, thiếu đất . Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở, thường xuyên tuyên truyền vận động, mở các lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng chuồng trại, làm đệm lót theo đúng quy trình kĩ thuật . Tổ chức tham quan các mô hình trong và ngoài huyện. Cung ứng mùn cưa, trấu, men theo phương thức trả chậm. Để khuyến khích tạo điều kiện thuận lơi cho các hộ chăn nuôi, tỉnh và huyện có chính sách hỗ trợ 200 ngàn đồng/ m2 đệm lót. Các xã thị trấn cũng có cơ chế hỗ trợ từ 30 đến 50 ngàn đồng/ m2 đệm lót. Ngoài ra các hộ còn được vay nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng Chính sách xã hội huyện và các nguồn vốn khác. Riêng năm 2010, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi của huyện là gần 3 tỷ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ của các cấp là hơn 400 triệu đồng. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, mô hình đã được nhân rộng từ 5 mô hình làm điểm đến nay đã có 161 mô hình ở 19 xã, thị trấn với diện tích 2051,6 m2, đạt 315,7% kế hoạch. Bình quân 13m2 đệm lót/mô hình. Trong đó có 4 mô hình lớn từ 50 đến 70 m2 nuôi từ 25 đến 40 con lợn/ lứa. Điển hình là các xã: Khả Phong, Lê Hồ, Thanh Sơn, Ba Sao, Tân Sơn. Phát huy kết quả đã đạt được, Kim Bảng tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kĩ thuật tới hộ. Các xã, thị trấn chủ động xây dựng thực hiện kế hoạch . Lựa chọn các hộ tham gia mô hình đại diện cho hình thức chăn nuôi hộ tại khu dân cư, có kiến thức, kinh nghiệm để duy trì và nhân rộng mô hình. Hướng dẫn các hộ xây dựng chuồng trại phải đúng kĩ thuật, cao ráo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa
đông. Hộ tham gia mô hình phải được tập huấn, tham quan thực tế, nắm vững và biết áp dụng quy trình kĩ thuật mới tiên tiến. Đặc biệt là các hộ chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trang trại cần đảm bảo quy mô đàn ,chuồng nuôi và các tiêu chí về môi trường theo quy định. Phấn đấu năm 2011, toàn huyện xây dựng mới 410 mô hình .
Có thể nói mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học là phương pháp công nghệ mới dễ làm, dễ nhân rộng, rất phù hợp với chăn nuôi vừa và nhỏ ở khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi, tăng thêm nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng và cũng là hướng đi đúng trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu dân cư đang được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. (Ban Thường vụ Hội Nông dân
tỉnh Hà Nam, Báo cáo số 69 BC/HNDT về Kết quả xây dựng mô hình làng
văn hóa điểm năm 2010. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2010)
- Hội Nông dân các huyện, thành phố chủ động xây dựng các mô hình chi hội do Hội Nông dân cấp trên phát động như Chi hội không có hội viên sinh con thứ 3; con đường sáng – xanh – sạch - đẹp; Chi hội không có hội viên mắc các tệ nạn xã hội; các mô hình phát triển kinh tế do Hội phát động như mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trang trại, ngành nghề, mô hình trồng cây vụ đông…
- Tuyên truyền cho cán bộ hội viên nông dân tham gia trồng cây vụ đông với diện tích lớn. Khuyến khích các hội viên nông dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên cơ sở đó tìm ra những câu lạc bộ tiêu biểu phục vụ cho những hoạt động của địa phương.(như câu lạc bộ hát chèo, dân ca, bong chuyền hơi, cầu lông…).
- Đồng thời, duy trì và phát triển mới các loại hình câu lạc bộ như CLB nông dân với pháp luật, CLB nông dân phát triển bền vững.
- Phối hợp với phòng Văn hóa tổ chức các lớp tập huấn nhằm tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân về các tiêu chuẩn xây dựng xã văn hóa đạt chuẩn, phát động phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa…tổ
chức các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thể thao, văn nghệ quần chúng trong cán bộ, hội viên nông dân.
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị chọn làm điểm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác Hội do Ban chấp hành cơ sở giao cho từng Chi hội. Đặc biệt luôn phấn đấu và duy trì là Chi hội vững mạnh.
Phong trào xây dựng làng văn hóa điểm là một trong các nội dung chính trong phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, là một trong ba phong trào thi đua trọng tâm trong công tác Hội. Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, Ban Tuyên huấn Hội nông dân tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân các huyện , thành phố tiến hành khảo sát và chọn được các mô hình làm điểm của các huyện, thành Hội. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các huyện, thành Hội xây dựng kế hoạch và đã triển khai các nội dung cụ thể đến từng đơn vị tiến hành làm điểm. Các mô hình đăng ký đều đạt các tiêu chí chung đặt ra với tỷ lệ khá cao, trong các thôn tham gia mô hình đều phát động tốt các mô hình do Hội Nông dân phát động. Đặc biệt, đối với mô hình cấp tỉnh ở Thôn Năm Trung xã Đinh xá đã vận động các đoàn thể tổ chức thành lập một tổ thu gom rác thải hàng tuần hoạt động vào hai buổi sáng thứ 2 và thứ 5, thành lập một tổ hòa giải gồm 9 thành viên, tổ hòa giải hoạt động có hiệu quả, thôn có câu lạc bộ hát chèo thường xuyên tham gia sinh hoạt và phục vụ các Hội nghị của xã, của huyện.
Qua khảo sát 6/6 thôn làm điểm mô hình chỉ đạo xây dựng làng văn hóa năm 2010 đều đã được công nhận là làng văn hóa cấp huyện cách đây vài năm và đều được duy trì, giữ vững là làng văn hóa 3 năm. Riêng có thôn Năm Trung xã Đinh Xá thành phố Phủ Lý đã nhiều năm liền được công nhận là làng văn hóa cấp huyện (từ 2004 đến nay) và mục tiêu phấn đấu đến năm 2011 đạt làng văn hóa cấp tỉnh.
Hoạt động thông tin và tuyên truyền về xây dựng làng văn hóa
Đảng bộ tỉnh Hà Nam nhận thức rõ hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động là một bộ phận quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục của
Đảng nhằm tuyên truyền phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng,