Kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 98)

Trong 10 năm (2001-2011) xây dựng làng văn hóa dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã rút ra được những kinh nghiệm lịch sử là:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, sự phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh

Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và thủ trưởng cơ quan, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng. Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác,

tự quản là chủ yếu. Các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc phải quán triệt

sâu sắc các quan điểm của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nói chung và xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới nói riêng trong hệ thống chính trị và toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh..

Thực tiễn xây dựng và phát triển làng văn hoá từ năm 2001 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã chứng minh nhận thức về vai trò, vị trí của làng văn hoá trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân được nâng lên. Tư tưởng chỉ đạo “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội” được các cấp uỷ đảng, chính quyền quán triệt và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng làng văn hóa, Đảng bộ tỉnh kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong các hoạt động. Thông qua các cơ quan chức năng (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh) và chính quyền các cấp, Đảng bộ tỉnh đã kịp thời phát hiện những thiếu sót yếu

kém trong công tác xây dựng làng văn hóa. Trên cơ sở nắm bắt những lệch lạc, hạn chế của phong trào xây dựng làng văn hóa, Đảng bộ tỉnh, Chính quyền có thể trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan chức năng kịp thời ra các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn để ngăn chặn và định hướng cho các hoạt động văn hóa phát triển lành mạnh, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ.

Hai là: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyền truyền về xây dựng làng văn hóa đến cán bộ và nhân dân, phát huy tính chủ động sáng tạo cũng như tính tự quản của nhân dân trong xây dựng làng văn hóa.

Phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phong trào xây dựng làng văn hóa, lấy trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa để vận động nhân dân tích cực tham gia, từ đó huy động mọi nguồn lực đẻ đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của người dân trong việc xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.

Cổ động, tuyên truyền sâu rộng phong trào xây dựng làng văn hóa là sự vận động và tổ chức nhằm thu hút mọi lực lượng xã hội trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến các giá trị làng văn hóa, tạo điều kiện cho công tác xây dựng làng văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, phong phú và nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về phong trào xây dựng làng văn hóa tức là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân để tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển làng văn hóa. Mặt khác chính là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong toàn xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, các đoàn thể chính trị, các thành phần kinh tế, nhân dân trong và ngoài nước để phát triển sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Thành tích đáng ghi nhận trong xây dựng làng văn hóa là đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa. Qua hoạt động này, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm xây dựng làng văn hóa đạt tiến bộ khá cơ bản. Nhân dân nhiều địa phương đã tự nguyện đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa cách mạng, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, mua sắm các phương tiện phục vụ sinh hoạt văn hóa và tham gia các hoạt động sáng tạo văn hóa. Nhiều câu lạc bộ văn hóa gia đình, cộng đồng, nhiều đội văn nghệ được tự nguyện thành lập làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở cơ sở. Vận động tốt việc thực hiện xã hội hóa tạo nguồn lực để xây dựng và duy trì hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, huy động nguồn tiềm năng, trí tuệ và mọi nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm vào nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Nhờ sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở nên nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh về xã hội hóa phong trào xây dựng làng văn hóa có chuyển biến rõ rệt. Phong trào xây dựng làng văn hóa đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Các ngành, đoàn thể có nhiều hoạt động và hưởng ứng phong trào bằng những hình thức sinh động và phong phú. Đảng bộ cũng đã động viên, huy động sự tham gia tích cực, chủ động, toàn diện của mọi tầng lớp nhân dân vào toàn bộ quá trình sáng tạo, truyền bá, phổ biến và lưu giữ các giá trị văn hóa. Thực tiễn từ năm 2001 đến năm 2011 đã chứng minh nhân dân trong tỉnh đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng thành công các làng văn hóa, số lượng các làng văn hóa không ngừng tăng lên. Nhờ những đóng góp tích cực của nhân dân mà các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các làng không những không bị mai một mà còn được nhiều địa phương khác biết đến.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp phải thật sự nêu gương trong việc xây dựng làng văn hóa, nhất là trong việc cưới, việc tang, giáo dục, quản lí con em không vi phạm pháp luật.

Ba là: Kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng làng văn hóa, đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác văn hóa.

Kết hợp được sự tham gia của các tổ chức chính quyền, đoàn thể cơ sở như đại diện Chi bộ Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, phát huy vai trò của các vị trưởng thôn, trưởng các dòng họ...

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến công tác cán bộ. Người đã khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Muôn

việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém” [49, tr.269]. Nhận

thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách mang tính định hướng quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền

văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đặt ra yêu cầu về công tác

đào tạo bồi dưỡng cán bộ: “Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hoá các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ mới (Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia)” đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới. Củng cố kiện toàn hệ thống các khoa, trường đào tạo cán bộ văn hoá nghệ thuật, thông tin, báo chí, đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình. Tăng thêm điều kiện và phương tiện kỹ thuật giảng dạy, học tập. Tổ chức đào tạo trên đại học. Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ văn hoá”. Trong Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020, Chính phủ đề ra mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực văn hoá, nghệ thuật. Xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh vực văn hoá, văn nghệ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đảm đương công việc. Xây dựng đội ngũ, cán bộ công chức chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghề nghiệp… từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ các nước tiên

ttiến trong khu vực và thế giới; Chú trọng đào tạo kiến thức về quản lý và tổ chức các hoạt động cho cán bộ văn hoá cơ sở; khắc phục tình trạng thiếu cán bộ hoạt động văn hoá được đào tạo cơ bản ở các tỉnh, áp dụng chinh sách định kỳ và cơ chế bảo đảm chất lượng bồi dưỡng, đào tạo lại chuyên môn cho đội ngũ những người hoạt động chuyên môn trên lĩnh vực văn hoá.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, chương trình hành động của Chính phủ, thực tế trong 10 năm qua, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tập trung lựa chọn, bố trí những cán bộ có trình độ để quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa một cách thiết thực, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Khắc phục khuynh hướng sử dụng các cơ sở văn hóa vào mục đích kinh doanh, coi nhẹ tính phục vụ đời sống tinh thần. “xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật”.

Cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở luôn được Đảng bộ xác định phải là người biết tham mưu tổ chức các hoạt động: văn hóa nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao; đưa đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống của nhân dân. Ngoài ra cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cơ sở phải đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: Được đào tạo bồi dưỡng về lí luận chính trị sơ - trung cấp đối với cán bộ xã, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nhạy bén trong thông tin các vấn đề chính trị - xã hội; Được đào tạo bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch. Đối với cán bộ cấp xã có trình độ sơ, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ quản lý của ngành; Nhiệt tình, gắn bó với phong trào văn hóa - thể thao quần chúng và thông tin cổ động, được nhân dân tin yêu, có khả năng vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở, đối với cán bộ cấp xã phường thị trấn. Có khả năng tổ chức và vận động các lực lượng tham gia

hoạt động văn hóa - thể thao và du lịch, đối với cán bộ cấp huyện thị xã và tương đương; Có hiểu biết về hệ thống văn bản pháp quy văn hóa, thể thao và du lịch, nắm vững nghiệp vụ chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của địa phương; hiểu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng các dân tộc cư trú tại địa phương; Được trang bị những phương tiện cần thiết cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình; Là người miệng nói tay làm, gia đình gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực thực hiện mọi hoạt động của địa phương và là người có sức khỏe để đảm đương công việc.

Bốn là: Kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm và nêu gương điển hình tiên tiến trong xây dựng làng văn hoá

Việc sơ kết, tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng về xây dựng làng văn hóa được Tỉnh ủy Hà Nam chỉ đạo tiến hành hằng năm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo giúp cho việc xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Do vậy, đã góp phần quan trọng thậm chí quyết định đến việc xây dựng làng văn hóa đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy một số cơ sở không quan tâm đến công tác cán bộ, coi cán bộ làm công tác văn hóa ai cũng làm được dẫn đến tình trạng không có cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm nhiệm, nhiều công việc vận động đời sống văn háo ở cơ sở đạt chất lượng thấp, không khen thưởng động viên được sức dân, kinh tế chậm phát triển...

Quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân làm tốt công tác văn hoá. Kịp thời phê phán, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hương ước, quy ước cộng đồng.

Trong xây dựng làng văn hoá, phải làm tốt việc xây dựng và phát hiện chính xác, kịp thời những tập thể, địa bàn, những gương người tốt việc tốt, những cách làm đúng đắn sáng tạo để phổ biến rộng rãi ra toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, Đảng bộ và các cấp, các ngành trong tỉnh cũng phải chú trọng đến xây dựng các điển hình. Để thực hiện được cần phải có những biện pháp khuyến khích một cách thoả đáng để phát huy được tính tích cực của các tập thể, cá nhân, địa bàn điển hình và nhân rộng điển hình. Để tiến hành nhân rộng các điển hình có thể thông qua nhiều biện pháp như đầy mạnh công tác thi đua khen thưởng, tổ chức các hội nghị biểu dương, tổ chức tham quan rút kinh nghiệm....

Hơn nữa, các cấp chính quyền cần quan tâm xây dựng điểm theo từng vừng, theo phong tục tập quán và điều kiện cụ thể của từng địa phương để tạo ra sự phát triển đồng đều. Tránh tính trạng xây dựng điểm rồi nhân rộng ra, học tập một cách rập khuôn, máy móc mà không xét đến điều kiện cụ thể của địa phương mình.

KẾT LUẬN

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011, là một đề tài mới. Trong luận văn này chủ yếu chỉ đề cập một số vấn đề cơ bản của quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa ở Hà Nam. Đó là quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo xây dựng làng văn hóa, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, phân tích nguyên nhân để rút ra những kinh nghiệm cho Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa giai đoạn tiếp theo.

Trong những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với cả nước, Hà Nam cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề then chốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa, góp phần nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị quyết đại hội IX của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã đề ra chủ trương,

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 98)