Chủ trương xây dựng làng văn hóa của Đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 29 - 42)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hoá trong Mục đọc sách của tác phẩm "Nhật ký trong tù": “ý nghĩa của văn hoá: vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn; 5 điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc : Xây dựng tâm lý, tinh thần độc lập, tự cường; Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội ; Xây dựng chính trị: dân quyền; Xây dựng kinh tế.”[ 44, Tr.431].

Theo Người, văn hóa là lối sống của một cộng đồng xã hội, các quan hệ người được quy định thành luật lệ để một xã hội sống trong trật tự bền vững. Từ cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về văn hóa và nền văn hóa, chúng ta có thể

thấy, để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì trước hết phải bắt đầu từ văn hóa chính trị. Một nền văn hóa lành mạnh chỉ có thể khi được đặt trong một hệ thống xã hội lành mạnh. Cũng xuất phát từ quan điểm cho rằng sự phát triển của văn hoá gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người cho rằng: “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền

thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu”[45, tr.554]. Người đòi hỏi phải

biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc. Tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện cụ thể trong sắc lệnh về bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam ký ngày 23/11/1945, tức là ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Đông phương Bắc cổ học viện. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến những di sản văn hoá dân tộc. Người cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại…Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam đề hợp với tinh thần dân chủ” [46, tr.30].Trong từng giai đoạn nhất định, gắn với những nhiệm vụ cụ thể, Người đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [47, tr. 173].

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước ta nghiên cứu, quán triệt và thực hiện. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa

tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng sau này. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

VII đã chỉ rõ: "Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền

văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc" [20, tr.54-55]. Đặc biệt, đến

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra nghị

quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục

khẳng định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là

mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội"[21, tr.114]. Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã

ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây

dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) (16/7/1998),về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 nhóm giải pháp lớn để xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó nhóm giải pháp số 1 có ý nghĩa then chốt là

"Mở cuộc vận động giáo dục Chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Từ trước đó, chủ trương xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã từng được Trung ương Đảng chỉ

ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: “phải đưa văn hoá

thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân ở cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, nông trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã phường đều có đời sống văn hoá”[59, tr.101]. Quán triệt tinh thần trên Bộ Văn hoá thông tin khi đó đã chủ trương phát động trong cả nước phong trào mạnh mẽ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở (1981 - 1985) có những nội dung, chỉ tiêu rõ ràng với 6 mặt công tác chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ của Bộ được xác định là : thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, đọc sách báo và thư viện, nếp sống văn hoá, giáo dục truyền thống, hoạt động nhà văn hoá - câu lạc bộ. Trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, một trong những cái được nhất, cái đáng kể nhất, cũng là tâm đắc nhất của những người

làm công tác văn hoá cơ sở là xây dựng Làng văn hoá. Phong trào này thực

sự phát triển từ cơ sở lên, đi từ không đến có, bởi lúc đầu là tự phát, làm “chui’’ ở một số địa phương, chủ yếu là ở một số tỉnh khu vực đồng bằng Bắc bộ như Nam Định, Hà Tây, Hà Bắc….

Chủ trương về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Đảng ta cũng là sự kế thừa tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1947, Ủy ban Trung ương

vận động đời sống mới đã xuất bản tác phẩm Đời sống mới dưới dạng hỏi-đáp

của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Tân Sinh. Xuất phát từ tầm nhìn và tư duy thiết thực, cụ thể, Bác Hồ đã chỉ ra một cách tỉ mỉ việc xây dựng đời sống mới ở trong một nhà, một làng, một trường học, một đơn vị bộ đội, một công

sở hoặc nhà máy. Đối với Làng, theo chỉ dẫn của Bác: " Do nhiều người nhóm

lại mà thành Làng, do nhiều Làng nhóm lại mà thành Nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành Làng xấu, Nước hèn; nếu mỗi người cá nhân tốt, thì Làng tốt, Nước mạnh. Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi

người cố gắng làm đúng đời sống mới thì Dân tộc nhất định phú cường" [9,

tr.335-336]. Qua đó, chúng ta thấy Bác xác định rõ vị trí, vai trò của làng

trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Và theo Người các làng xã cần phải làm những việc sau: “Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn say sưa cờ bạc, hút sách, trộm cắp, đĩ điếm. Tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình trở thành một làng " thuần phong mỹ tục". Làng phải vệ sinh, đường sá sạch sẽ. Cán bộ của làng phải là người trong sạch, công bằng, thạo việc, làm gương cho mọi người, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung” [48, tr.338].

Đó là những chỉ dẫn cực kỳ quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng làng kiểu mới, “thuần phong mỹ tục” và đó cũng là những ý kiến vô cúng sáng suốt của Bác về vị trí của văn hóa cơ sở trong nền văn hóa chung của dân tộc, đất nước.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới, lối sống mới, là thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính bằng chương trình mục tiêu quốc gia; nhằm CNH, HĐH nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về bản chất, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, khẳng định sự nghiệp văn hóa là của dân, do dân và vì dân, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở luôn xuyên suốt trong các kỳ Đại hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở đường cho quá trình đổi mới đất nước; cũng đồng thời là quá trình đổi mới trong sự nghiệp văn hóa. Thời gian này, mặc dù công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói riêng, trong sự nghiệp văn hóa nói chung còn chậm, nhưng sự nghiệp văn hóa - thông tin ở cơ sở đã có sự chuyển động mới, đời sống văn hóa đã xuất hiện nhiều nhân tố mới.

Nghị quyết Trung ương 10 của Bộ Chính Trị (khóa VI), năm 1988, đã đánh dầu cái gốc của sự phục hưng làng. Chính sách khoán trong nông nghiệp đã tạo ra sự thay đổi về cơ chế quản lý và tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn. Hộ gia đình trở thành đơn vị cơ sở trong sản xuất và cũng từ đó, trở thành một dạng đơn vị cơ sở của hoạt động văn hóa. Với việc khoán đất, khoán ruộng cho hộ nông dân, nông dân bây giờ đã chủ động làm ăn trên mảnh đất nhận khoán, thì vai trò của đội không còn nữa. Thực tế sau khi chính sách Khoán 10 được ban hành, cơ chế quản lý và mô hình tổ chức sản xuất theo đơn vị tập thể hợp tác xã cũng thay đổi. Chế độ bao cấp về văn hóa vì vậy cũng mất dần. Do điều kiện bao cấp không còn, ở hầu hết các xã, hệ thống thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện, câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng ngừng hoạt động hoặc hoạt động hết sức khó khăn. Trong khi đó, các đơn vị như làng (thôn, ấp, bản…) dần dần được trở lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội và cũng là địa bàn diễn ra các hoạt động văn hóa tự phát của nhân dân xuất phát từ nhu cầu về văn hóa tinh thần của họ. Cũng vì vậy, nhiều hoạt động văn hóa làng, thôn được khôi phục khá đa dạng như lễ hội, văn nghệ quần chúng…

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã vạch ra phương hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới và những quan niệm mới. Đó là sự trở mình tất yếu của đất nước để vươn lên giàu mạnh. Cùng với khẳng định đường lối CNH, HĐH, Đại hội VIII của Đảng đã đặt công tác văn hóa văn nghệ lên một vị trí mới, trước đây chưa có được. Văn kiện Đại hội đã chỉ rõ: Văn hóa, văn nghệ là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực của quá trình phát triển; đã coi văn hóa là bộ phận không thể tách rời trong kết cấu hạ tầng xã hội - bên cạnh giao thông, điện nước, bệnh xá…và đòi hỏi có “chính sách đầu tư thích đáng” cho văn hóa để tăng cường nguồn lực cho văn hóa; và xác lập một chiến lược thông tin cho thời kỳ mới. Lần đầu tiên Văn kiện Đảng đã dành một phần riêng để làm sáng tỏ vị trí của văn hóa sau khi đề cập nhiệm

vụ kinh tế. Như vậy, văn hóa đã được coi là nhân tố cấu thành, yếu tố nội sinh của sự phát triển. “Văn hóa vừa có trách nhiệm phục vụ cho CNH, HĐH, vừa là bộ phận cấu thành làm ra sức mạnh nội tại của sự nghiệp CNH, HĐH - là sự sáng suốt từ bên trong của CNH-HĐH”[64, tr.8-9]. Vai trò của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở từng bước được chú trọng, nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh.

Đặc biệt, lần đầu tiên tên gọi “làng văn hóa” đã được nêu lên chính thức trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII(1996): “ Tiếp tục thực hiện ba chương trình quốc gia về văn hóa – thông tin:…xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, nếp sống văn minh đô thị” [26, tr.205].

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng nhân dân, tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở cơ sở, góp phần trực tiếp xây dựng nến văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ thực trạng văn hóa nước ta, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) (7-1998) đã khẳng định: “ Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống vǎn minh. ”[78, tr.42]. Hiện nay, vẫn còn khoảng gần 80% dân số nước ta sống ở địa bàn nông thôn, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân, vì vậy, xây dựng làng văn hóa là một nội dung rất quan trọng nhằm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) xác định các chỉ tiêu cụ thể trong định hướng phát triển văn hóa thời kỳ 2001-2005, trong đó: “Phấn đấu 80% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 50% làng, xóm, khu phố đạt chuẩn văn hóa quốc gia; 78% xã, phường có nhà văn hóa; bình quân mỗi người dân có 4 bản sách/năm” [25, tr.297].

Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành một số văn bản pháp quy trong đó có Quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn

hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02-01-2001

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)