Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 42 - 45)

Ngày 17-12-2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI được tổ chức trong thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát

triển mới của tỉnh trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội đại

biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI khẳng định quyết tâm thực hiện

thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 2001-2005. Trong đó, ngoài mục tiêu đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người hàng năm tăng 9% thì Nghị quyết Đảng bộ tỉnh còn nhấn

mạnh việc thực hiện tốt công tác văn hóa, xã hội: Nâng cao mức hưởng thụ

văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa.

Đồng chí Phạm Quang Nghị, hiện nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian từ tháng 11-1997 đến tháng 6-2001 là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà

Nam đồng chí đã khẳng định: “Xây dựng làng văn hóa – Một động lực phát

triển kinh tế, xã hội” . Đồng chí cũng đã khẳng định: “Một trong những

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII nêu lên là: “…phải xây dựng môi trường văn hóa từ trong mỗi gia đình, làng bản, xã phường, khu tập thể, cơ quan…xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng nếp sống văn minh” và “Xây dựng làng văn hóa chính là thực hiện một cách cụ thể, thiết thực và sinh động chủ trương của Đảng được ghi trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII: “Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”; “khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp văn hóa trên cả hai mặt sáng tạo và hưởng thụ”…Xây dựng làng văn hóa là một trong những biện pháp nhằm thực hiện chiến lược con người và chiến lược văn hóa của Đảng và Nhà nước ta”[9,

tr.51-52]. Như vậy, trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết

của Đảng, Đảng bộ Hà Nam đã xác định rõ vai trò, vị trí, mục tiêu, bước đi của công tác xây dựng làng văn hóa. Ủy ban Nhân dân tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giao cho Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nam hướng dẫn và giám sát thực hiện phong trào trong toàn tỉnh.

Tháng 11/2003, Tỉnh ủy Hà Nam đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII). Trong Báo cáo số 92-BC/TU đã nhận đinh: Phong trào xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa; phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan được nhân dân đòng tình hưởng ứng đã mang lại những kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân trong

tỉnh được cải thiện, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Từ những kết quả đạt được đó, Báo cáo đã đưa ra phương hướng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trong những năm tiếp theo: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các địa phương, đơn vị. Xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những giá trị văn hóa, những phong tục, tập quán

tốt đẹp của dân tộc. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cũng nêu:.. Từng bước

đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa;và Tiếp tục hoàn thiện các quy ước, hương ước; từng bước xã hội hóa các hoạt động văn hóa, động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội tham gia xây dựng và phát triển các hoạt động văn hóa. Coi trọng chất lượng, phát huy tốt vai trò, hiệu quả hoạt động các làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa đã được công nhận.

Sau khi nghe, thảo luận Tờ trình số 662/TTr-UBND ngày 07-07-2005

của UBND tỉnh về Đề án xã hôi hóa các lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, Y tế,

Văn hóa – Thông tin, Thể dục – Thể thao và dạy nghề đến năm 2010 thì

HĐND tỉnh Hà Nam đã phê chuẩn Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐND về xã

hội hóa các lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Văn hóa – Thông tin, Thể dục – Thể thao và dạy nghề đến năm 2010 tại kỳ họp thứ 4 (Khóa XVI) Hội đồng

Nhân dân tỉnh Hà Nam. Văn hóa là một trong 5 lĩnh vực được xã hội hóa đến năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 95% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 60-70% làng, khu phố đạt tiêu chuẩn làng, khu phố văn hóa; 100% xã có quỹ đất, có khu trung tâm văn hóa – thể thao.

Chấp hành Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 01-12-2004 của Bộ Chính trị, được Trung ương Đảng và Bộ Chính trị quan tâm chỉ đạo, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII được tổ chức trong không khí phấn khởi tin tưởng. Nghị quyết Đại hội đã nêu ra 4 mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 2006-2010, trong đó:

- Coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội

- Đẩy mạnh Cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”; “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã, phường, khu phố văn hóa”.

Các Đảng bộ huyện đều triển khai Nghị quyết để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng bộ tỉnh.

Chính sự liên kết có trách nhiệm và quyết tâm giữa HĐND, UBND, Tỉnh ủy, UB Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Hà Nam đã thực sự tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ của đông đảo quần chúng. Người dân đều nhận ra quá trình xây dựng làng văn hóa là sự vận động gắn liền với mọi sinh hoạt của con người và đem lại những kết quả rất thiết thực đối với mọi người. Phần đông mọi người đều rất tin tưởng vào chiều hướng phát triển của phong trào.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 42 - 45)