Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử (Trang 76 - 83)

4. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Giá trị nghệ thuật

Các tượng thờ trong tháp, bài vị, các họa tiết trang trí trên tháp, đặt biệt là các câu đối, văn bia, chúng không chỉ cho ta biết về chủ nhân của tháp mà còn có giá trị nghệ thuật về mặt điêu khắc, thư pháp. Đây cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu định niên đại cho các tác phẩm khác có cùng phong cách.

Qua các nghiên cứu về tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử, ta có thể thấy việc trang trí tháp có xu hướng giảm dần, không còn các chi tiết rườm rà như tháp thời Lý Trần. Sang thời Lê trung hưng, các tháp tập trung vào thể hiện về hình khối với các đường nét chắc khỏe, nhiều khi mang tính thô cứng. Các trang trí được tập trung chủ yếu ở phần bệ và tầng 1 - khám thờ của tháp với các hình thức như chạm hình cánh sen, văn bia, câu đối, bài vị, đặt tượng hoặc phù điêu... Các tầng tháp khác hầu như không trang trí, ngoại trừ một số tháp như tháp Tôn Đức, tháp Diệu Đăng, tháp Hiếu Từ.

Giá trị nghệ thuật được xem xét trên các khía cạnh sau: Hình tượng hoa sen, sự thể hiện hình đức Phật, hình tượng lưỡng nghi - bát quái, tượng - phù điêu, văn bia, câu đối, bài vị.

72

Hình tượng hoa sen: Có thể nói hoa sen là một đặc trưng mà phần lớn rải rác trong các kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đối với Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, hoa sen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó đã được tôn vinh là quốc hoa của Việt Nam. Theo quan niệm của Phật giáo, hoa sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây:

Không nhiễm: Hoa sen dù mọc lên từ bùn nhơ, nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn.

Trừng thanh: Chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục.

Kiên nhẫn: Hoa sen mang đặc tính kiên nhẫn rất là kỳ thú. Rễ củ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay.

Viên Dung: Đức tính này, đặc biệt chỉ có hoa sen mới có vì hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa.

Thanh Lương: Khác hơn các loài hoa khác, hoa sen lại nở vào mùa hè, đây là mùa nóng bức.

Hành trực: Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều này để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”.

Ngẩu không: Hoa sen tuy thân ngay thẳng, nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt này để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tính hỷ xả.

73

Bồng thực: Hoa sen nở ra thì đã có gương có hạt sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều này nói lên một triết lý sống nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thếđó [22] .

Chính nhờ những đặc tính tượng trưng cho các đức tính cao đẹp của nhà Phật đó mà hoa sen được dùng trang trí trên các công trình Phật giáo với nhiều biến thể khác nhau. Các tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử cũng không phải là một ngoại lệ. Có thể thấy hình tượng hoa sen là motip trang trí tiêu biểu, được sử dụng ở hầu khắp các bộ phận của tháp: bệ tháp, bệ tượng hoặc bệ của phù điêu, bài vị, chóp tháp, trên đế và đỉnh của cây hương với nhiều hình thức thể hiện khác nhau.

Hình tượng hoa sen được thể hiện rõ nhất trên bệ tháp, khiến cho toàn bộ ngôi tháp trông như một bông sen. Ngoài tháp Tôn Đức có bệ tháp tạc cánh sen theo lối nhìn chính diện, các tháp khác đều tạc cánh sen theo lối nhìn nghiêng (cánh sen hình tai) - đặc trưng của nghệ thuật thế kỷ 17 -18 như tháp Diệu Đăng, Hiếu Từ, Trường Quang, Bảo Quang, Hoa Yên 7, Hoa Yên 2. Chúng ta có thể thấy bệ tháp Tôn Đức vẫn giữ được ảnh hưởng của phong cách dựng tháp của thời Trần với cách tạc cánh sen theo lối nhìn chính diện, nổi khối cao. Đây là ngôi tháp có niên đại sớm thứ hai sau tháp Huệ Quang ở khu di tích Yên Tử, có lẽ vì thế nên khi dựng tháp, các nghệ nhân đã lấy tháp Huệ Quang để làm hình mẫu. Đến cuối thế kỷ 17, các tháp khác vẫn giữ phong cách tạc cánh sen trên bệ tháp nhưng đã có sự thay đổi, do ảnh hưởng của nền mỹ thuật đương thời, cánh sen đã được chuyển thành loại hình cánh sen hình tai. Phong cách này tương đối thống nhất trong giai đoạn này, tập trung ở tháp loại 2 (kiểu 2, kiểu 3.1) và tháp loại 3 (kiểu 1). Sang thế kỷ 18, hình tượng cánh sen hoàn toàn vắng bóng trên bệ tháp, chúng đã được đơn giản hóa bằng một khối, bệ tháp được tạc cong khum tạo dáng thanh thoát và vẫn gợi liên tưởng tới bệ cánh sen, tập trung ở tháp loại 2 (kiểu 3.2) và tháp

74

loại 3 (kiểu 2, kiểu 3). Đồ án này cho thấy ý tưởng nhất hoa nhất thế giới qua nghệ thuật điêu khắc. Qua những mô tả như trên, có thể thấy, bệ tháp tạc hình tu di tọa đã phản ánh hình ảnh mandala vũ trụ - mandala hoa sen mà ý nghĩa cao nhất của nó chính là nơi trú xứ của Đức Phật. Điều này khác hẳn với bệ tháp của thời Nguyễn, bệ tháp đã được hình học hóa tới mức thô cứng, không còn những đường cong mềm mại mà thay vào đó là hình hộp chữ nhật. Sự diễn tiến của bệ tháp theo trình tự thời gian của các tháp tại khu di tích Yên Tử không chỉ phản ánh sự thay đổi về quan điểm thẩm mỹ qua từng giai đoạn mà còn cho chúng ta thấy được trình độ kỹ thuật chế tác đá của người xưa.

Trái với sự thay đổi của cánh sen trên bệ tháp qua từng thời kỳ, một số tháp có chóp tháp tạc hình cánh sen vẫn sử dụng motip cánh sen theo lối nhìn chính diện với hai lớp cánh đan xen nhau: Tháp Diệu Đăng, tháp Trường Quang, tháp Hoa Yên 7, tháp Vườn Tháp Tổ 1. Tuy có một số nét khác biệt nhưng về cơ bản, đài sen trên chóp của các tháp tại Yên Tử được làm tách biệt với phần bình nước cam lộ ở phía trên. Trong đó, đài sen của các tháp Diệu Đăng, tháp Trường Quang và tháp Hoa Yên 7 được tạc gần giống nhau với cánh sen nổi khối cao, thể hiện chân thực, điều này cũng có thể giải thích được vì các tháp này có niên đại tương đương nhau, đều nằm trong khung niên đại cuối thế kỷ 17. Riêng đài sen của tháp Vườn Tháp Tổ 1 có sự khác biệt hẳn, các cánh sen được tạc đơn giản, nó cho thấy sự biến chuyển trong nghệ thuật trang trí tháp thời kỳ này. Càng về sau, hình thức trang trí càng đơn giản hóa, mang tính ước lệ cao, theo như nhận định của chúng tôi, tháp Vườn Tháp Tổ 1 có niên đại thuộc cuối thế kỷ 18, do đó đài sen không còn được trang trí cầu kỳ như các tháp khác cũng là điều dễ hiểu. Ta có thể thấy rõ diễn biến này khi xem xét chóp của tháp Linh Quang (chùa Thanh Mai) được dựng năm 1703, ở đây lại có sự thể hiện đài sen khác biệt hoàn toàn các tháp ở khu di tích Yên Tử, chóp tháp hình bình nước cam lộ với phần thân

75

được tạc thành đài sen, cánh sen tuy vẫn được tạc chân thực nhưng không nổi khối cao như tháp Diệu Đăng.

Ngoài ra, hình tượng sen cũng ít biến đổi trên bệ tượng, bệ phù điều hoặc bệ và chóp cây hương của các ngôi tháp ở Yên Tử, các cánh sen đều được tạc theo lối nhìn chính diện, nổi khối cao, mang tính chân thực. Ta có thể thấy rõ qua bệ tượng của tháp Tôn Đức, bệ phù điêu của tháo Bảo Quang và tháp Độ Nhân. Tuy niên đại của các ngôi tháp này không giống nhau (cách nhau gần 1 thế kỷ) nhưng phong cách tạc cánh sen tương đối thống nhất. Bệ sen trên đế và chóp các cây hương tháp Độ Nhân, trên đế cây hương của tháp Huệ Quang cũng được tạc tương tự. Tuy nhiên, đây cũng không phải là phong cách trang trí duy nhất, bệ phù điêu của tháp Diêu Đăng lại hoàn toàn khác, bệ sen được chạm hai lớp cánh ngược chiều nhau, các cánh sen làm cách điệu hình sóng nước, gần giống với lối tạc cánh sen hình tai của bệ tháp.

Điều này đã thể hiện sự đa dạng trong phong cách trang trí của các ngôi tháp ở khu di tích Yên Tử, đặc biệt là trong cách thể hiện hình tượng hoa sen - một hình tượng đặc trưng của đạo Phật. Nó không chỉ bảo lưu các giá trị truyền thống mà còn có sự sáng tạo mang tính thời đại.

S th hin hình đức Pht: Đức Phật được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phù điêu, chữ Phật, chữ Vạn. Nếu như ở tháp Tôn Đức (1659), phù điêu tượng Phật được tạc trên tầng 3 của tháp (Ba 4. 4) thì ở tháp Diệu Đăng (1685) hình tượng này lại được thay thế bằng chữ Phật tạc trên tầng 2 (Ba 5. 4), điều này khiến ta hiểu thêm về tính truyền thống bảo lưu hình thức biểu tượng Phật phi ngẫu tượng. Ngoài ra, đức Phật cũng được thể hiện trên trần khám thờ của tháp Chân Thường (1739) bằng hình thức chữ “Vạn” (Ba 15. 3). Có lẽ, càng về sau tính chất biểu tượng thông qua hình thức phi ngẫu tượng càng được sử dụng nhiều hơn. Đến thời Nguyễn, chữ Phật, chữ Vạn, hoặc các câu thần chú vẫn được viết trên các tầng tháp thay thế cho

76

các phù điêu tượng Phật. Những cách biểu thị Phật phi ngẫu tượng và ngẫu tượng cùng song song tồn tại được cho là một đặc điểm nghệ thuật Phật giáo nước ta [35, tr. 48].

Hình tượng lưỡng nghi - bát quái: Ngoài ra, biểu tượng lưỡng nghi - bát quái tuy không phải là phổ biến nhưng đã xuất hiện trên 3 tháp: Hiếu Từ, Diệu Đăng và Hoa Yên 7 cho thấy tầm ảnh hưởng của thiền phái Lâm Tế lên nghệ thuật trang trí của tháp ở Yên Tử. Hình tượng bát quái vốn là biểu tượng trong Đạo giáo, tuy nhiên, nó lại được trang trí trên các công trình kiến trúc Phật giáo thời Lê trung hưng. Đây là hình thức trang trí tháp mới được phát triển từ thế kỷ 17 và còn ảnh hưởng tới hiện nay với những biến đổi khác nhau. Sang thời Nguyễn và hiện đại, các biểu tượng bát quái vẫn được thể hiện trên tháp nhưng được trang trí trên bề mặt của tường tháp thay cho vị trí trần khám thờ như ở thời Lê. Tuy không trở thành motip trang trí bắt buộc nhưng sự phổ biến của motip này ở Yên Tử cũng như ở các di tích khác đã cho thấy tầm ảnh hưởng của nó trong nghệ thuật Phật giáo. Các phiến đá khắc biểu tượng bát quái đều có hình chữ nhật, một mặt được làm phẳng, các mặt còn lại không được đẽo gọt cẩn thận.

Dựa vào cách thể hiện các quẻ, hình tượng này có thể chia thành 2 loại: - Loại 1: Ở giữa là 1 hình tròn nổi thể hiện hình lưỡng nghi, tiếp theo là vòng tròn bát quái được chạm nổi với các quẻ Càn, Khôn, Ly, Khảm, Đoài, Cấn, Chấn, Tốn được thể hiện bằng các đường vạch đứt hay vạch liền. Loại 1 được trang trí trên trần khám thờ của tháp Diệu Đăng và tháp Hoa Yên 7.

- Loại 2: Ở giữa là 1 hình tròn nổi thể hiện hình lưỡng nghi, xung quanh đều để trơn. Loại 2 được trang trí trên trần khám thờ của tháp Hiếu Từ.

Việc xuất hiện hình tượng bát quái trên các tháp mộ là những thông tin hết sức lý thú cần được nghiên cứu sâu, với tư liệu hiện có chúng tôi nhận thấy:

77

Tất cả những tháp có trang trí hình tượng này trên trần khám thờđều có niên đại thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18. Hiện chưa tìm được tiêu bản nào tương tự như này được khắc trên tháp mộ giai đoạn trước và sau đó. Vậy có thể coi đây là một đặc điểm nhận diện của tháp mộ thế kỷ 17-18.

Các hình tượng bát quái đều tìm thấy ở các ngôi chùa lớn, nó là trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam thế kỷ 17-18. Việc xuất hiện các hình tượng bát quái trên các công trình kiến trúc thuộc Phật giáo phản ánh sự tích hợp các yếu tố tông giáo khác vào Phật giáo, giúp cho Phật giáo phát triển sau một giai đoạn dài suy thoái từ cuối thế kỷ 14 đến hết nửa đầu thế kỷ 16. Đây cũng là một cách thể hiện hướng của tháp cổ điển thông qua hình tượng bát quái của văn hóa Trung Quốc. Khám thờ giống như ngôi nhà của thế giới bên kia, trong đó người ta cũng dùng hình tượng bát quái giống như trên những ngôi nhà của người còn sống. Hình bát quái trong tháp cũng đánh dấu sự thâm nhập của yếu tố Lão giáo vào nghệ thuật Phật giáo.

Tượng - phù điêu: Từ thời Lê, đặc biệt từ thế kỷ 16, hình thức nghệ thuật tạc tượng và phù điêu thể hiện chân dung khá phổ biến, được thể hiện rất sống động, chân thực. Thời kỳ này đã để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong số các tháp tại Yên Tử hiện còn 4 tháp được đặt tượng các vị thiền sư (Huệ Quang, Tôn Đức, Hiếu Từ và Tịch Quang) và 4 tháp được tạc phù điêu thể hiện chân dung các vị thiền sư (Diệu Đăng, Trường Quang, Bảo Quang và Độ Nhân). Ngoài pho tượng đá Trần Nhân Tông được tạc theo thế liên hoa tọa (ngồi hình hoa sen), các pho tượng khác đều được tạc trong tư thế ngồi kiết già, mắt khép hờ, tạo cho chúng ta cảm giác trang nghiêm, thoát tục. Các phù điêu thể hiện chân dung các vị thiền sư được tạc trong tư thế ngồi kiết già, mắt khép hờ. Mỗi bức chân dung đều có các nét riêng biệt, thể hiện chân dung của từng người với các cá tính khác nhau, hoàn toàn không cứng nhắc mang tính quy phạm của các pho tượng Phật thời kỳ sau này.

78

Văn bia, bài v, câu đối: Có thể thấy, kỹ thuật khắc trên tháp đá ở Yên Tửđạt trình độ thẩm mỹ cao, thể hiện sống động, đặc biệt là các văn bia. Phần lớn chữ trên văn bia, bài vị, câu đối được viết theo lối chữ Chân, một số được thể hiện theo lối viết chữ tiểu Triện. Qua đó, chúng ta không chỉ biết được thân thế, sự nghiệp cũng như niên đại của tháp mà còn hiểu hơn về văn hóa, nghệ thuật đương thời.

Đối với tháp bằng đất nung, việc trang trí tháp được chú trọng hơn với hàng loạt các họa tiết trang trí dưới dạng phù điêu từ bệ đến chóp tháp, đề tài phong phú đa dạng. Đây có lẽ là sự tiếp nối và phát triển của loại hình tháp đất nung có từ thời Lý Trần theo một xu hướng mới.

Một phần của tài liệu Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)