4. Cấu trúc của luận văn
2.1. Tháp nhiều tầng
Tháp nhiều tầng chỉ có 1 ngôi tháp duy nhất là Huệ Quang kim tháp nằm ở trung tâm của Vườn Tháp Tổ, xung quanh là tháp của các đệ tử. Do là tháp tổ nên vị trí, cấu trúc của tháp khác hoàn toàn với những ngôi tháp khác tại khu di tích Yên Tử.
Tháp Huệ Quang (Huệ Quang kim tháp) thờ đệ nhất tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Tháp xây dựng vào năm Kỷ Dậu (1309), niên hiệu Hưng Long thứ 17. Tuy nhiên, ngôi tháp hiện chỉ còn phần đế tháp, bệ và mái tầng 1 có niên đại thời Trần, toàn bộ phần còn lại được dựng lại vào thời Lê. Chúng tôi sử dụng khái niệm tháp nhiều tầng cho loại hình tháp này vì tuy tháp hiện có 5 tầng nhưng toàn bộ ngôi tháp không còn nguyên bản, được trùng tu qua nhiều thời kỳ khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy tháp đã bị mất đi một số tầng qua sự không ăn khớp giữa tầng 2 và tầng 3. Do không
30
thể biết chuẩn xác số tầng của tháp Huệ Quang nên chúng tôi chỉ sử dụng khái niệm tháp nhiều tầng thay vì đưa ra một con số cụ thể.
Tháp vút cao, có mặt cắt hình tam giác nhọn. Toàn bộ tháp cao 661 cm. Bảng 1.2: Kích thước tháp nhiều tầng (tháp Huệ Quang)
(Nguồn: Mai Thùy Linh)
Đơn vị: cm STT Các bộ phận Rộng Cao Ghi chú Bậc 1 380 - 310 3 1 Đế Bậc 2 320 - 250 32 Cạnh dài / cạnh ngắn Bệ 1 240 28 Bệ 2 190 50 2 Bệ Bệ 3 207 26
Thân 169 - 142 121 Cạnh dưới / cạnh trên 3 Tầng 1
Mái 200 31
Thân 129 - 118 84 Cạnh dưới / cạnh trên 4 Tầng 2
Mái 142 21
Thân 60 - 56 52 Cạnh dưới / cạnh trên 5 Tầng 3
Mái 78 21
Thân 38 - 35 36 Cạnh dưới / cạnh trên 6 Tầng 4 Mái 55 25 Thân 31 36 7 Tầng 5 Mái 39 17 8 Chóp 38 78 Tháp gồm đế, bệ, thân (có 5 tầng) và chóp (Ba 1.1, Bv 1). Cụ thể như sau:
* Đế tháp: Được làm bằng đá cát kết hạt mịn, hình lục giác không đều, 2 cạnh dài ở mặt trước và mặt sau của tháp, 4 cạnh ngắn nằm ở hai cạnh bên của tháp. Đế tháp gồm hai bậc. Phần lớn bậc dưới nằm chìm sâu dưới nền sân tháp nên không đo được chiều cao cụ thể. Bậc trên nhỏ hơn, gồm 41 khối đá ghép với nhau bằng các cá hình đuôi én nhưng cá (có lẽ bằng đồng hay chì)
31
đều đã mất hết. Chính xung quanh bậc này có chạm nổi văn sóng nước tiêu biểu của thời Trần, gồm 2 lớp nối tiếp nhau thành 1 dải (Ba 1.5).
* Bệ tháp: Cấu tạo của bệ tháp Huệ Quang có nhiều điểm khác so với các ngôi tháp ở khu di tích Yên Tử. Bệ tháp không nằm ở trung tâm đế tháp mà đặt lùi về phía sau nhằm tạo cho mặt trước tầng đế có một khoảng rộng hơn tiện cho việc đèn hương, cặp góc phía Bắc cách cặp góc tương ứng của bậc lục giác trên là 115 cm, trong khi cặp góc Nam cách góc tưng ứng của bậc lục giác là 225 cm. Bệ sen do 24 thanh đá ghép đứng. Đây là một cách cấu tạo tòa sen đá khác tháp Phổ Minh cũng như các tháp khác ở Yên Tử (tháp Tôn Đức, tháp Diệu Đăng, tháp Hiếu Từ...). Ở tháp Phổ Minh cũng như các tháp đá khác, tòa sen gồm nhiều thanh đá dài ghép ngang nhiều lớp hình tu di tọa, lớp trên cùng tạc văn cánh sen. Trái lại tháp Huệ Quang ghép đứng các thanh đá thành tòa sen. Ngoài ra, đế tháp trang trí văn sóng nước giống như việc thể hiện hình ảnh của một hồ nước. Chính vì vậy tòa sen tháp Huệ Quang giống như một cuống sen mọc từ hồ nước lên chứ không có hình tu di tọa. Hai lớp cánh sen ngửa lên đỡ lấy khám thờ cũng không như tòa sen các tháp khác một lớp cánh sen ngửa, một lớp cánh sen rủ xuống [35, tr. 23]. Bệ tháp gồm ba phần:
- Bệ dưới: Bên dưới hình chữ nhật, bên trên tạc dáng cong khum. - Bệ giữa: Thu nhỏ lại, nhiều chỗ được trát bằng xi măng.
- Bệ trên: Tầng cánh sen trên được tạc hình cánh sen đơn theo lối nhìn chính diện, gồm hai lớp chính phụ đan xen nhau, cánh sen ở 2 mặt của góc tháp hợp thành 1 cánh sen hoàn chỉnh. Trong lòng cánh sen chính chạm hoa cúc dây rất tinh xảo, trong lòng cánh phụ chạm hoa dây, hoa văn bị mờ gần hết. Một cạnh có 12 cánh chính (Ba 1.4, Bd 1.2).
* Thân tháp: Thân tháp có 5 tầng. Tầng 1 và tầng 2 có hình thang cân, trổ cửa ở hướng Nam (mặt chính của tháp). Trong lòng tầng 1 được tạo thành khám thờ, có đặt pho tượng của Trúc Lâm đệ nhất tổ Trần Nhân Tông. Ba tầng còn lại được tạc nguyên khối, kích thước nhỏ hơn hẳn so với hai tầng
32
dưới, tầng 3 thu vào đột ngột so với tầng 2, có thể suy đoán tháp đã bị mất 1-2 tầng giữa tầng 2 và tầng 3. Các tầng tháp đều trang trí đơn giản, dáng khỏe chắc và mộc mạc. Mái tháp được tạo dáng chắc khỏe, diềm mái tạc hơi cong dần nên độ cong của đao mái không rõ như các tháp khác.
- Tầng 1:
Thân tầng 1: Hình thang cân, thu dần về phía trên, được ghép bằng các khối đá gần hình hộp chữ nhật. Khám thờ được trổ 1 cửa ở hướng Nam, cửa rộng 62 cm, cao 110 cm, phía trong không được mài nhẵn tạo thành các mặt phẳng như các tháp khác mà để mấp mô, thu nhỏ dần lên trên giống như một chiếc hang. Trong khám thờđặt tượng Trần Nhân Tông trên bệ tượng trang trí rồng, cả tượng và bệđều làm bằng chất liệu đá trắng (Ba 1.2).
Pho tượng đá Trần Nhân Tông đặt trong tầng thứ nhất của tháp là một tác phẩm điêu khắc có giá trị thời Lê sơ. Tượng cao 62 cm; tạc theo thế liên hoa tọa (ngồi hình hoa sen), đầu trọc, mặt cân đối, mũi to, tai dài, cổ cao ba ngấn, tuy vẫn dựa theo mo típ tượng Phật thờ trong chùa song nhà điêu khắc đã chú ý khái quát những nét chân dung của nhân vật thực Trần Nhân Tông theo sử sách chép lại. Hai tay tượng để trên đùi trong tư thế đang niệm chú, mặc áo cà sa để hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ cả trước và sau, áo không trang trí, hoa văn trang trí chủ yếu tập trung ở cổ, nẹp áo là hoa văn cúc dây hay lan đằng hoa lá. Bệ tượng cũng được trang trí hoa văn hình rồng, hình hoa cúc, hoa sen và mây lửa. Chúng được bố cục theo nhiều kiểu dáng khác nhau với những đường nét mềm mại, tinh tế, mang đặc điểm phong cách nghệ thuật trang trí Lê sơ [15, tr. 105-107].
Mái tầng 1: Diềm mái tạc uốn cong đều ở góc tạo thành đao mái. Đầu đao mái tầng 1 trang trí hoa văn lá đề cân có rồng chầu mặt nguyệt mang đậm phong cách thời Trần, hiện tại chỉ có góc mái phía Đông ở mặt trước tháp còn họa tiết này, trên các góc mái còn lại đều bị bào mòn hết (Ba 1.3, Bd 1.1).
33
- Tầng 2: Thân tầng 2 có hình dáng tương tự thân tầng 1. Mặt trước tầng 2 mở một cửa, rộng 52 cm, cao 43,5 cm. Mái tầng 2 có hình dáng tương tự mái tầng 1.
- Tầng 3: Thân tầng 3 gần hình chữ nhật, chân tường được nâng cao hơn bằng khối đá hình chữ nhật, kích thước 82 x 10 cm, loe rộng hơn rất nhiều so với kích thước của thân, đây là tầng duy nhất có cấu kiện này. Mái tầng 3 có hình dáng tương tự mái tầng 1.
- Tầng 4: Thân tầng 4 gần hình chữ nhật. Mái tầng 4 khác hẳn mái tầng 1, phía dưới diềm mái tầng 4 được tạc cong khum gợi cho chúng ta liên tưởng tới hệ thống đấu củng của các tháp thời Trần, diềm mái uốn cong hơn so với diềm mái của 3 tầng dưới.
- Tầng 5: Thân tầng 5 hình chữ nhật. Mái tầng 5 có hình dáng tương tự mái tầng 4 nhưng có điểm khác biệt, phía dưới diềm mái tầng 5 không được tạc cong như mái tầng 4 mà tạc đơn giản thành 1 nấc hình chữ nhật.
* Chóp tháp: Còn nguyên vẹn, tạc nguyên khối, được chia làm hai phần. Phía dưới được tạo thành hình trụ tròn, thắt ngẫng ở giữa. Phía trên tạc hình quả amalaka, mặt cắt ngang hình tròn, thon dần lên phía trên, đỉnh hơi nhọn.
Qủa amalaka là một quả thiêng của Ấn Độ thường thay chiếc lọng trên những tháp khoảng thế kỷ 10 như tháp lớn hiện còn ở Bồ Đề đạo tràng của Ấn Độ. Hoa sen và quả amakala có liên quan đến lý luận nhân quả trong một thời điểm nhất định.
Tháp Huệ Quang nằm giữa một tường vây xây gạch hình vuông. Tường cao 215 cm, dày 72 cm, dài 1331 cm. Đầu tường lợp ngói cánh sen kép màu đỏ thẫm mang phong cách Trần. Ngói lợp trên tường bao gồm 5 lớp ở mỗi bên, ở giữa là một hàng ngói ống. Tường vây chỉ có hai cửa nam (trước), bắc (sau), rộng 127 cm, cao 165 cm. Sân tháp có hình vuông, được lát bằng những viên đá xanh có cạnh 40cm x 40cm [75], (Ba 2.2).
34
Trước tháp tổ Trần Nhân Tông có một cây hương đá thời Lê, thân hình trụ, cao 1,55m, gồm 3 phần: đế, thân, chóp. Phần đế thót ở giữa, xòe ra hai bên, tạc hình cánh sen theo lối nhìn chính diện, phần trên có hai lớp cánh sen đan xen nhau, phần dưới chỉ có một lớp cánh, trên cánh sen là đường giật cấp thót dần lên. Phần thân là hình trụ chữ nhật, bốn mặt được tạo gờ hơi lõm vào trong, khắc chữ Hán, chữ đã bị mờ, rất khó đọc. Phần chóp là một búp sen đặt trên đỉnh của cây hương đá [15, tr. 105-107].
2.2. Tháp 2 - 3 tầng
Các tháp có 2 hoặc 3 tầng, niên đại thuộc thế kỷ 17 - 18. Tổng số có 5 tháp, gồm tháp Tôn Đức, tháp Diệu Đăng, tháp Hiếu Từ, tháp Tịch Quang và tháp Viên Dong. Dựa vào sự khác biệt về mặt bằng đế tháp, các tháp được chia thành 3 kiểu:
Bảng 1.3: Phân loại tháp 2 - 3 tầng (Nguồn: Mai Thùy Linh)
STT Kiểu Số lượng Tên tháp Ghi chú
1 Kiểu 1 1 Tôn Đức
Đế tháp được kết hợp cả hình vuông (bậc dưới) và hình bát giác (bậc trên)
2 Kiểu 2 1 Hiếu Từ Đế tháp hình bát giác 3 Kiểu 3 3 Diệu Đăng, Tịch Quang, Viên Dong Đế tháp hình vuông
Tổng 5
Trong đó, tháp Tôn Đức, tháp Diệu Đăng, tháp Hiếu Từ là ba ngôi tháp có niên đại sớm nhất trong số các ngôi tháp thời Lê ở Yên Tử (sau tháp Huệ Quang), đều nằm liền kề với tháp Huệ Quang trong Vườn Tháp Tổ. Có lẽ vì vậy mà đế tháp Tôn Đức và tháp Hiếu Từ chịu ảnh hưởng của kiểu đế tháp Huệ Quang, được tạo hình đa giác. Tuy nhiên, đế tháp không hoàn toàn rập khuôn theo hình mẫu có sẵn mà được biến thể thành hình bát giác không đều, các cạnh ở góc tháp ngắn hơn rất nhiều so với các cạnh ở mặt chính.
35 Bảng 1.4: Kích thước tháp 2 - 3 tầng (Nguồn: Tác giả) Đơn vị: cm Kiểu 3 Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3.1 Kiểu 3.2
Tôn Đức Hiếu Từ Diệu Đăng Tịch Quang Viên Dong
STT Các bộ phận
Rộng Cao Rộng Cao Rộng Cao Rộng Cao Rộng Cao
Ghi chú Bậc 1 362 7 244 - 66 15 292 10 273 2 187 12 1 Đế Bậc 2 230 - 80 30 234 - 58 25 270 30 225 21 140 25 Cạnh dài / cạnh ngắn Bệ 1 228 40 220 38 210 32 179 12 110 16 Bệ 2 195 39 175 24 173 28 141 25 84 25 2 Bệ Bệ 3 206 27 212 17 208 25 170 15 98 17 Thân 172 - 130 128 170 - 161 124 160 - 144 125 126 - 122 96 68 - 59 61 Cạnh dưới / cạnh trên 3 Tầng 1 Mái 218 20 200 22 187 32 162 23 90 16
Thân 137 - 121 100 144 - 136 103 117 - 102 120 108 - 104 60 51 - 47 43 Cạnh dưới / cạnh trên 4 Tầng 2
Mái 170 16 170 54 141 67 128 21 70 14
Thân 108 - 95 79 82 - 76 60 40 - 33 33 Cạnh dưới / cạnh trên
5 Tầng 3
Mái 134 36 110 20 46 18
36
2.2.1. Kiểu 1
Kiểu 1 chỉ có 1 tháp, đó là tháp Tôn Đức. Tháp nằm ở phía Đông của tháp Huệ Quang, trong Vườn Tháp Tổ. Tháp được làm bằng đá cát kết, còn nguyên vẹn, bề mặt các khối đá đã được mài lại trong quá trình trùng tu năm 1997.
Tháp được xây dựng ngày 16 tháng 6 năm Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) triều Lê do chính vua Lê ban sắc chỉ và Phật tử chính cung Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, đạo hiệu Pháp Tính làm chủ hưng công, thờ thiền sư họ Hà tức thiền sư Minh Hành, pháp danh Nhân Thiên Đạo Dư Thích Tại Tại.
Toàn bộ tháp cao 568 cm.
Tháp gồm đế, bệ, thân (có 3 tầng) và chóp (Ba 3.2, Ba 4, Bv 2). Cụ thể như sau:
* Đế tháp: Gồm 2 bậc
- Bậc dưới: Có mặt bằng hình vuông, phần lớn nằm chìm dưới nền sân tháp nên không đo được chiều cao cụ thể. Các khối đá ở bậc dưới đế tháp có nhiều vết mòn lõm sâu, các khối đá bên trong bị lún sâu hơn so với các khối đá bên ngoài, góc bên phải ở phía trước có vết lõm sâu hình tròn.
- Bậc trên: Nhỏ hơn, có mặt bằng hình bát giác không đều.
* Bệ tháp:
- Bệ dưới: Gồm hai lớp cánh sen chính phụđan xen nhau, cánh sen được tạc theo lối nhìn chính diện. Mỗi mặt có 15 cánh sen chính, cánh sen ở 2 mặt của góc tháp hợp thành một cánh sen hoàn chỉnh.
- Bệ giữa: Được ghép bằng các khối đá hình hộp chữ nhật đặt dọc, cách ghép tu di tọa của tháp Tôn Đức ở Yên Tử khiến ta liên tưởng đến tháp Huệ Quang bên cạnh.
37
- Bệ trên: Gồm hai lớp cánh sen chính phụđan xen nhau, cánh sen được tạc theo lối nhìn chính diện, nổi khối cao. Mỗi mặt có 14 cánh sen chính, cánh sen ở 2 mặt của góc tháp hợp thành một cánh sen hoàn chỉnh.
* Thân tháp: Có 3 tầng, các tầng tháp đều trang trí đơn giản, dáng khỏe chắc và mộc mạc.
- Tầng 1:
Thân tầng 1 hình thang cân, thu dần về phía trên, được ghép bằng các khối đá gần hình hộp chữ nhật. Trong lòng được tạo thành khám thờ, bề mặt khám thờ được làm rất cẩn thận, mài nhẵn phẳng, trần cao, nền khám thờ được trát thêm xi măng khi trùng tu tháp. Khám thờ được trổ 1 cửa ở hướng Nam. Cửa được tạo cong cuốn vòm kiểu cửa tò vò, rộng 58 cm, cao 77 cm. Mi cửa được ghép bằng hai khối đá, phía trong dày và sâu hơn so với thành cửa. Bậc cửa là 1 khối đá được tạo thành 2 nấc, bên trong thấp hơn bên ngoài. Bên trong khám thờ đặt một pho tượng của thiền sư Minh Hành và một bát hương đá. Tượng thiền sư Minh Hành là pho tượng cổ của nửa sau thế kỷ 17, được làm bằng đá có màu xám trắng (Ba 4.2). Tượng được làm theo bố cục khối chóp vút cao, lưng dựng đứng, dáng người gầy, khuôn mặt xương với lưỡng quyền cao, đầu tròn cạo trọc làm cho khổ mặt hơi dài, mắt tượng mở nhìn đời đằm thắm, miệng khép, tai to, ức rõ... dáng tượng nghiêm túc đến tĩnh lặng của người chân tu khắc khổ mà độ lượng. Tượng mặc hai lớp áo, lớp trong chỉ hở một phần cổ áo, lớp ngoài là áo dài trùm chân có nẹp to và một số nếp gấp mượt mà, do đó đường nét và mảng khối đều rất rõ ràng. Tay kết tam muội để trong lòng, tượng ngồi kiết già, vạt áo phủ kín bàn chân. Kích thước 60 x 40 x 25cm [15, tr. 104-105]. Tượng thiền sư Minh Hành đặt trên bệ tượng được làm bằng đá cát kết, hạt thô, hình bầu dục, chạm 3 tầng cánh