Các vườn tháp trong tổng thể khu di tích YênTử

Một phần của tài liệu Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử (Trang 25 - 34)

4. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Các vườn tháp trong tổng thể khu di tích YênTử

Hiện nay, hầu hết các di tích tại Yên Tử đều có các vườn tháp nằm bên cạnh chùa, hoặc được bố trí phía trước, phía sau và xung quanh. Căn cứ vào các tư liệu văn khắc, trang trí kiến trúc, vật liệu xây dựng v.v., có thể xác định niên đại các tháp này kéo dài từ thời Lê cho đến nay. Tháp có niên đại thuộc thời Nguyễn được làm bằng đá hoặc gạch. Bên cạnh đó còn có các tháp mới được dựng lại, xây mới bằng đá, gạch và xi măng. Nhiều ngôi tháp đã bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn dấu vết, đang được xây dựng lại dần dần. Trải qua các biến thiên của lịch sử, nhiều vườn tháp đã bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn, nhiều cấu kiện tháp được tìm thấy xung quanh các tháp hiện nay hoặc được tái sử dụng như một loại vật liệu trong các công trình kiến trúc khác. Số

21

lượng tháp hiện tại chỉ là một phần rất nhỏ so với trước kia. Tại Yên Tử, tháp tổ Huệ Quang được đặt tại vị trí trung tâm, không phụ thuộc vào các di tích khác. Các vườn tháp hoặc tháp nằm ở vị trí độc lập khác được bố trí dọc các đường hành hương dẫn về tháp tổ.

Các tháp thời Lê có số lượng không nhiều, còn tồn tại tại các di tích: chùa Lân, Hòn Ngọc, Vườn Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, nằm rải rác trên đường đi từ chùa Một Mái lên chùa Bảo Sái, am Dược và gần am Thiền Định. Vì các tháp nằm độc lập hoặc thành các cụm nên trong luận văn, các tháp, cụm tháp sẽ được mô tả theo trình tự từ dưới lên trên dọc theo tuyến đường hành hương hiện tại (Sđ 1).

Chùa Lân có tên chữ là Long Động tự, được xây dựng từ thời Trần, trên triền núi phong quang tụ linh, tụ phúc. Hiện nay, chùa Lân còn gần 20 tháp có niên đại từ thời Lê đến nay, được bố trí dọc theo đường thần đạo. Trong đó, tháp Tịch Quang - tháp của tổ sư Chân Nguyên được đặt tại vị trí cao nhất, trang trọng nhất, dọc theo hai bên đường đi là các tháp của các đệ tử. Vườn tháp của chùa Lân chỉ còn lại tháp Tịch Quang có niên đại thuộc thời Lê, các tháp khác có niên đại thuộc thời Nguyễn và hiện đại. Ngoài ra, một số văn bia, bài vị còn lại từ thời Lê được gắn vào các tháp cho thấy sự tồn tại của các ngôi tháp thời Lê trước kia ở nơi đây (Sđ 2).

Vườn tháp Hòn Ngọc nằm trên đường đi từ chùa Giải Oan lên Vườn Tháp Tổ, nơi đây còn được gọi là dốc Voi Qùy. Hiện tại, Hòn Ngọc có 3 tháp đá thời Lê còn tương đối nguyên vẹn, xung quanh có một số mảnh cấu kiện tháp - dấu tích của các ngôi tháp khác đã bị phá hủy của vườn tháp này. Ngoài ra, nơi đây còn 1 tháp gạch xây thời kháng chiến chống Mỹ và 4 ngôi mộ được đánh dấu bằng cách xếp gạch và đá vụn xung quanh (Sđ 3).

Vườn Tháp Tổ nằm ở vị trí độc lập với chùa Hoa Yên, cách Hòn Ngọc gần 300m, tọa lạc trên một đỉnh đồi, nằm ở vị trí trung tâm của toàn bộ khu di tích Yên Tử, bao quanh là các dãy núi, phía trước là thung lũng. Tổng số có gần 100 ngôi tháp ở đây, bao gồm 40 ngôi mới được trùng tu năm 2002 bằng

22

xi măng nằm ở phía sau tháp Huệ Quang, 25 tháp gạch nằm rải rác trên sân vườn tháp, 15 tháp đá, trong đó có 2 ngôi bằng đá xanh, còn lại bằng đá cát kết, có một số ngôi tháp đã bị đổ, chỉ còn lại dấu tích. Đây là khu vườn tháp quan trọng của khu di tích Yên Tử. Do đó, các nấm mộ được xếp bằng gạch vụn đểđánh dấu đang được xây lại bằng đá trắng, tạo thành các ngôi tháp mới bổ sung cho số lượng tháp của Vườn Tháp Tổ. Nơi đây hiện còn 9 ngôi tháp có niên đại thuộc thời Lê, các ngôi tháp này trước khi trùng tu năm 1997 vẫn đứng vững, còn tương đối nguyên vẹn, bề mặt hiện tại đã được đánh sạch lại trong quá trình trùng tu (Sđ 4).

Đi qua Vườn Tháp Tổ là đến vườn tháp của chùa Hoa Yên. Chùa Hoa Yên nằm trên sườn núi Đầu Voi. Tương truyền đây là nơi rồng nằm, chùa được dựng ở vị trí trán rồng. Chùa được xây dựng từ thời Lý với tên gọi là Vân Yên, đến thời Lê Thánh Tông được đổi là Hoa Yên. Hiện tại, các tháp được đặt xung quanh chùa tạo thành 3 cụm. Phía trước chùa, các tháp đặt hai bên lối đi dẫn từ Vườn Tháp Tổ lên Hoa Yên, vẫn đảm bảo tính đối xứng qua trục thần đạo như ở chùa Lân. Phía Tây chùa chỉ có 3 ngôi tháp gạch thuộc thời Nguyễn. Cụm tháp phía sau chùa có 4 tháp bằng đá. Bên cạnh đó, phía trước chùa Hoa Yên có nhiều ngôi tháp đá đang được dựng mới giống như ở Vườn Tháp Tổ. Các dấu tích còn lại cho thấy khu vực này có nhiều ngôi tháp đã bị đổ. Căn cứ vào các dấu tích còn lại, chúng tôi nhận định rằng mặt bằng tổng thể vườn tháp chùa Hoa Yên trước kia có sự khác biệt so với hiện nay. Qua nghiên cứu, so sánh cho thấy phần lớn các tháp và dấu tích tháp có niên đại thuộc thời Nguyễn. Các tháp thời Lê còn nguyên vẹn cấu trúc ban đầu hiện nay chỉ có 1 ngôi ở phía trước chùa, 2 ngôi phía sau chùa. Ngoài ra còn 2 ngôi tháp được ghép lại từ các cấu kiện của các ngôi tháp khác nhau, trong đó có các cấu kiện có niên đại thời Lê (Sđ 5).

Từ chùa Một Mái đi tiếp về phía Đông chừng 2 km sẽ đến am Dược, tại đây còn lại dấu tích của 1 ngôi tháp đá và 1 ngôi tháp gạch. Các tháp đều đã bị đổ nát. Bảo tháp Linh Quang được làm bằng đá cát kết, có niên đại thuộc

23

thời Lê, nằm ở phía trước dấu tích ngôi nhà xây bằng đá. Tháp bị đổ hoàn toàn, chỉ có một phần đế tháp và bệ tháp còn nguyên vẹn. Lòng tháp bị đào trộm một rãnh sâu, các cấu kiệu tháp rải rác xung quanh. Quy mô của tháp lớn, cạnh bệ tháp còn nguyên vẹn có chiều dài đo được là 180 cm, gần tương đương với bệ tháp Diệu Đăng ở Vườn Tháp Tổ (Ba 16.3, 5, 6).

Tháp Viên Dong nằm độc lập trên đường đi từ chùa Một Mái lên chùa Bảo Sái, gần cột ga T3 của tuyến đường cáp treo từ Hoa Yên lên An Kỳ Sinh, xung quanh chưa tìm thấy dấu vết của các ngôi tháp khác. Vì tháp nằm cách biệt so với các di tích khác nên trong luận văn, tháp Viên Dong được tạm đặt nằm trong phạm vi vườn tháp của chùa Bảo Sái để tiện theo dõi. Tháp đã bị đổ hoàn toàn, mới được tìm thấy và dựng lại vào năm 2008. (Ba 16.3, 5, 6, Bd 2).

Tháp am Thiền Định nằm trên đường đi từ chùa Hoa Yên lên am Thiền Định. Vì tháp không có tên nên Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử tạm gọi là tháp am Thiền Định. Đây là ngôi tháp đất nung tráng men duy nhất còn lại ở Yên Tử hiện nay. Tuy nhiên, tháp đã bị đổ nát, mới được dựng lại vào cuối thế kỷ 20, chỉ còn một số bộ phận của tháp có niên đại thuộc thời Lê: đế, bệ và một phần mái tháp.

Nhìn chung, số lượng tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử còn lại không nhiều, các cấu kiện tháp nằm rải rác ở một số vườn tháp đã cho thấy quy mô của các vườn tháp này vào thời Lê lớn hơn nhiều so với hiện tại. Trải qua biến thiên của lịch sử, nhiều ngôi tháp đã bịđổ nát, không còn dấu tích. Trong các vườn tháp này, chúng ta có thể thấy Vườn Tháp Tổ là khu vườn tháp trung tâm với mật độ tập trung dày đặc các tháp, trong đó quan trọng nhất là tháp Huệ Quang - tháp của đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm, đây có thể coi là ngôi tháp chủ, linh hồn của toàn bộ các vườn tháp ở khu di tích YênTử.

24

Chương 2: HỆ THỐNG THÁP THỜI LÊ Ở KHU DI TÍCH YÊN TỬ

Theo những chứng tích còn lại ở Yên Tử hiện nay, phần lớn các tháp thời Lê còn lại được làm bằng chất liệu đá. Trong đó có 17 tháp còn nguyên hình dáng ban đầu (Chùa Lân: 1 tháp, Hòn Ngọc: 3 tháp, Vườn Tháp Tổ: 9 tháp, Hoa Yên: 3 tháp, chùa Bảo Sái: 1 tháp), tại am Dược còn dấu tích ngôi bảo tháp Linh Quang đã bị đổ. Ngoài ra, ở sau chùa Hoa Yên còn một số dấu tích của các ngôi tháp thời Lê khác, các cấu kiện của các tháp khác nhau được gom lại thành đống hoặc tận dụng dựng lại thành ngôi tháp mới.

Các ngôi tháp gạch còn lại hiện nay đều có niên đại thuộc thời Nguyễn hoặc thời hiện đại, phần lớn chúng đã bịđổ nát, được người dân gom gạch lại chất thành đống, chỉ có một số ngôi tháp còn giữ được hình dáng ban đầu, được trát bằng vữa hoặc xi măng.

Có thể vào thời Lê, ở Yên Tử trước kia đã có các ngôi tháp được làm bằng đất nung nhưng hiện nay đã bị phá hủy. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi chỉ phát hiện được dấu tích của một ngôi tháp. Tuy nhiên tháp hầu như đã bịđổ nát, không còn cấu trúc ban đầu nên trong luận văn chỉ nhắc tới sự tồn tại của nó mà không đi sâu vào mô tả kiến trúc. Tháp nằm trên đường đi từ chùa Hoa Yên lên am Thiền Định, do tháp không có tên nên tạm gọi là tháp am Thiền Định (theo cách gọi của Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử). Năm 1974, khi đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ học tới nghiên cứu thì ngôi tháp này đã bị sụp đổ hoàn hoàn, mới được trùng tu lại gần đây. Hiện tại, tháp chỉ còn phần đế tháp, bệ tháp và một phần mái tháp được làm bằng đất nung tráng men xanh, trang trí một số họa tiết hoa văn đặc sắc. Qua thời gian, men của tháp đã bị bong tróc gần hết, bệ bị vỡ, hệ thống mái sụt. Các bộ phận khác của tháp được trùng tu gần đây, chóp tháp không còn, thay vào đó là bông sen bằng gạch vốn nằm trên một tháp gạch khác của Vườn Tháp Tổ, thân tháp và một phần mái tháp được xây lại bằng gạch Bát Tràng.

25

Các bộ phận còn lại của thời Lê bao gồm đế, bệ và phần mái chính, cụ thể như sau:

* Đế tháp: có 2 bậc hình vuông được ghép bằng các viên gạch hình hộp chữ nhật. Gạch bị bong men gần hết, dấu vết tráng men để lại rất mờ nhạt. Cao 9 cm. Bậc dưới có kích thước (cạnh dài/cao): 126/ 5 cm. Bậc trên có kích thước (cạnh dài/cao): 120/ 4 cm.

* Bệ tháp: Bệ tháp hơi choãi, bốn góc của bệ trang trí hình hổ phù, được tạo tác dữ tợn, miệng ngậm lá đề lộ rộ hai nanh, mũi to, mắt lồi, mày nhíu lại, trán gồ cao, tai bành rộng sang hai bên, bờm chảy ngược về sau. Phần đường diềm trên của đế trang trí hoa văn hình khánh lồng. Lớp men phủ bề mặt còn khá rõ, chỉ bị bong tróc một số chỗ. Kích thước: bên dưới dài 124 cm, bên trên thu vào còn 92 cm, cao 28 cm (Ba 17. 5, 6).

* Mái tháp: Cao 55 cm. Phần mái chính giật cấp thót dần lên trên. Bề mặt được phủ men xanh nhưng đã bị bong tróc gần hết, lộ cốt bằng đất nung màu đỏ tươi. Những phần giật cấp chia thành nhiều mảng trang trí các họa tiết hoa văn:

Mảng thứ nhất được tạo dáng cong khum mềm mại, phần dưới dài 80 cm, trên thu vào còn 65 cm, cao 20 cm. Đường diềm được trang trí đường hồi văn hình chữ S, xen lẫn đường hồi văn là ô tròn thủng, có thể trước kia được gắn các lá đề, hiện tại một góc tháp vẫn còn dấu tích chuôi lá đề gắn vào. Trên đường diềm là phần mái trang trí hoa văn hình khánh lồng hoa cúc (Ba 17. 2). Mảng thứ hai thu vào, bốn mặt của mái trang trí hình hai con cá hóa rồng đối xứng nhau. Tuy nhiên, do tháp bị hư hỏng nhiều, một phần của tháp được dùng vữa xây lại nên che lấp một phần trang trí. Kích thước (cạnh dài/cao): 64 / 8 cm.

Mảng thứ ba giật cấp thót lại ở giữa, trang trí hoa văn hình khánh, bên trong hoa văn khánh là hoa văn thị (Ba 17. 4). Kích thước (cạnh dài/cao): 50 / 10 cm.

26

Mảng thứ tư giật cấp hơi loe ra, phần diềm trang trí hình khánh, hoa văn phía trên bị mờ gần hết nên không xác định được loại hình hoa văn. Kích thước (cạnh dài/cao): 61 / 17 cm.

Theo những tư liệu hiện biết, các tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử có bình đồ hình vuông, chưa thấy loại hình đa giác như ở một số di tích khác. Hiện nay, ở đây chỉ có tháp Huệ Quang có đế hình lục giác, tháp Tôn Đức có một phần đế hình bát giác, tháp Hiếu Từ có đế hình bát giác không đều. Đây không phải là hiện tượng phổ biến tại Yên Tử. Toàn bộ phần bệ và thân các tháp đều có bình đồ hình vuông. Bệ tháp được tạo thành hình tu di tọa, trên và dưới được tạo cong khum liền khối, ở giữa bệ thót vào tạo dáng mềm mại, thanh thoát cho toàn bộ ngôi tháp. Một số tháp có bệ được tạc cánh sen gồm 2 tầng cánh ngược chiều nhau, rõ từng cánh sen, bệ các tháp còn lại được để trơn. Thân tháp thu dần đều về phía chóp tạo thành hình thang cân, độ thu lại lớn, nhiều tháp có mặt cắt dọc tạo thành một hình gần hình tam giác, dáng tháp vút cao. Mái các tầng tháp tạo hình mui luyện, góc mái uốn cong hình đầu đao tạo dáng thanh thoát mềm mại cho toàn bộ ngôi tháp.

Cấu trúc mỗi tháp bao gồm: móng tháp, đế tháp, bệ tháp, thân tháp (có một hoặc nhiều tầng), mái tháp và chóp tháp (Hình 1).

Móng tháp: Là phần nền đất được gia cố nhằm mục đích chịu lực của toàn bộ ngôi tháp bên trên. Do không có điều kiện khai quật các tháp tại khu di tích Yên Tử nên cấu trúc phần móng tháp không được đề cập cụ thể trong luận văn. Trong cuộc khai quật tại Thông Đàn 1 (chùa Ngọa Vân), khi đào kiểm tra mặt cắt móng tháp Phụng Phật, kết quả cho thấy: Ngoài các khối đá được bó nền tạo thành đế tháp, ở góc Đông Bắc có một cụm sỏi trộn lẫn vôi vữa. Nó là dấu vết còn lại của phần đầm móng. Gần chính giữa lòng tháp có một khối đá lớn là đá nguyên gốc của núi, song hình dáng và những dấu vết còn lại trên bề mặt cho thấy nó có thể được người xưa cố tình gia công và đặt nó vào vị trí này. Khi đào trộm, kẻ gian đào khoét xung quanh khối đá, họ nghĩ rằng bên dưới khối đá này có thể cất giữ thứ gì đó quý giá, nhưng đó chỉ

27 là khối đá gốc... Điều đó cho thấy móng ngôi tháp này không được gia cố kỹ lưỡng như những ngôi tháp thời Lý Trần (tháp chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh...), chủ yếu người xưa dựa vào nền đất, đá gốc vốn tương đối cứng, cải tạo, gia cố thêm để có mặt bằng phù hợp cho việc dựng tháp [6]. Địa chất ở khu di tích Yên Tử cũng tương đồng với nơi đây, qua đó ta có thể đoán định móng những ngôi tháp thời Lê ở Yên Tử cũng có những kỹ thuật tạo móng tương tự như kỹ thuật tạo móng của ngôi tháp này.

Đế tháp: Đây là bộ phận chịu lực chính của tháp, phần trang trí hầu như không được chú trọng, được tạo thành các bậc giật cấp có hình vuông, lục giác hoặc bát giác.

Bệ tháp: Được tạc thành hình tu di tọa, đây là bộ phận được chú trọng đặc biệt trong phần tạo hình khối và trang trí. Bệ tháp gồm ba phần: bệ dưới, bệ giữa và bệ trên. Bệ trên và bệ dưới được tạo dáng cong khum mềm mại, loe rộng, ở giữa thót lại tạo cảm giác thanh thoát cho toàn bộ ngôi tháp. Bệ tu di tọa được làm

Một phần của tài liệu Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)