Giá trị kiến trúc

Một phần của tài liệu Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử (Trang 73 - 76)

4. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Giá trị kiến trúc

Từ nửa sau thế kỷ 16, cùng với sự du nhập của các Thiền phái khác nhau, với quan niệm Phật tại tâm, nhập thế, Phật giáo đã có những phát triển sâu rộng. Các trung tâm Phật giáo lớn từ thời Lý Trần như Yên Tử (bao gồm một hệ thống từ Yên Tửđến Côn Sơn), Phật Tích, Phổ Minh, Siêu Loại… đều được triều đình và các vương hầu quý tộc xuất tiền xây dựng. Tháp mộ các nhà sư của nước ta có rất nhiều, loại hình này đặc biệt phát triển sau khi Phật giáo được phục hưng vào cuối thế kỷ 16. Trải qua các biến thiên của lịch sử, các tháp tại Yên Tử đã được trùng tu nhiều lần, không thể tránh khỏi việc một số tháp bị thay đổi về mặt kiến trúc, đặc biệt là những cấu kiện đã bị hư hỏng. Tuy nhiên, về cơ bản các tháp vẫn giữ được nguyên hình dáng ban đầu. Có thể thấy, phong cách kiến trúc của các tháp ở Yên Tử tương đối thống nhất, số lượng tháp nhiều, tập trung thành các vườn tháp, đặc biệt là Vườn Tháp Tổ. Đây là lợi thế rất lớn trong việc định ra các kiểu kiến trúc khác nhau của loại hình tháp thời kỳ này. Giá trị kiến trúc được xem xét trên các khía cạnh chất liệu và cấu trúc.

Cht liu: Ngoài 2 ngôi tháp Huệ Quang và Tịch Quang được dựng bằng đá xanh, các ngôi tháp còn lại đều được dựng bằng đá cát kết lấy tại chỗ, đây cũng là chất liệu đặc trưng của tháp thời Lê ở Yên Tử, chùa Thanh Mai, chùa Ngọa Vân. Chất liệu đá xanh được sử dụng rất ít, chỉ có các văn bia, bài vị và một số tượng thờ, ngạch đề tên tháp cần độ sắc nét trong điêu khắc mới sử dụng chất liệu này. Điều này cũng dễ hiểu vì các tháp thời Lê ở Yên Tử không được trang trí cầu kỳ với các đồ án hoa văn chi tiết, tính mỹ thuật chủ

69

yếu được thể hiện qua hình khối, do đó chất liệu đá cát kết hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này. Ngoài ra, đây còn là nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ nó góp phần làm giảm chi phí cho việc xây dựng, điều này cũng phù hợp với việc dựng tháp ngày càng phổ biến của thời kỳ này.

Cu trúc: Phong cách dựng tháp thời Lê hoàn toàn khác hẳn với phong cách xây dựng tháp thời Lý Trần. Tháp thời Lê chịu ảnh hưởng rất lớn của phong cách kiến trúc đình chùa, đặc biệt là bộ mái ở những ngôi tháp có niên đại sớm.

Những ngôi tháp thời Trần còn lại đến nay cho thấy phần khám thờ được tách riêng với các tầng tháp bên trên. Qua so sánh với tháp Phổ Minh (Nam Định) ta có thể thấy rất rõ điều này. Tháp Phổ Minh có cấu trúc khác hẳn so với tháp Huệ Quang. Các tầng của tháp Phổ Minh tách rời hẳn so với phần khám thờ, tháp có 13 tầng và 1 khám thờ. Khám thờ có cấu trúc giống như một gian nhà, cấu trúc và chiều cao 13 tầng trên khác hẳn với khám thờ, có tính chất như các tầng lọng, cấu trúc này phù hợp với chức năng của các bộ phận nói trên.

Bên cạnh đó, một số ngôi tháp tại khu di tích Yên Tử có cấu trúc tương đối khác so với tháp ở các di tích khác. Đa số các ngôi tháp thời Lê ở nước ta có mặt bằng hình vuông, số lượng tháp có mặt bằng hình đa giác không nhiều. Tuy nhiên, tháp ở Yên Tử có một số khác biệt, về cơ bản, các ngôi tháp này vẫn giữ mặt bằng hình vuông nhưng có sự khác biệt về đế tháp. Tháp Tôn Đức, tháp Hiếu Từ có đế tháp hình bát giác không đều thay cho đế tháp hình vuông như những ngôi tháp khác, trong đó, tháp Tôn Đức lại kết hợp cả loại hình đế hình bát giác và đế hình vuông trong việc dựng tháp. Có lẽ, các ngôi tháp được xây dựng vào giai đoạn sớm đã tiếp thu cách thức xây dựng cũng như quan điểm về kiến trúc của tháp Huệ Quang được xây dựng từ thời Trần

70

để dựng tháp. Điều này cũng thể hiện quan điểm bốn phương tám hướng của nhà Phật.

Càng về sau, sự biến đổi về kiến trúc càng rõ, bình đồ hình vuông đã hoàn toàn chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong việc dựng tháp vào giai đoạn sau. Đây cũng là xu hướng chung của kiến trúc tháp ở nước ta. Có thể thấy phong cách khác nhau qua các lần trùng tu ở tháp Huệ Quang (Vườn Tháp Tổ). Đây là ngôi tháp có niên đại sớm nhất trong các tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử. Tháp được xây dựng vào thời Trần (đầu thế kỷ 14). Dấu tích còn lại của thời kỳ này là phần đế tháp với hoa văn sóng nước, phần bệ tháp trang trí cánh sen và diềm mái với hoa văn lá đề cân trang trí rồng đặc trưng mang đậm phong cách Trần. Các phần còn lại của ngôi tháp được dựng lại vào thời Lê, theo chúng tôi, có thể chia thành hai thời kỳ khác nhau như sau:

Phần thân tầng 1, tầng 2 và chóp của tháp được dựng lại vào thời Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 10 (1729) bằng các phiến đá xanh Kính Chủ lắp ghép với nhau, trong khám thờ đặt tượng Trúc Lâm đệ nhất tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông [51, tr. 75]. Các nghệ nhân dựng tháp thời kỳ này đã dựa vào những cấu kiện còn sót lại của ngôi tháp thời Trần đã bị đổ để khôi phục lại ngôi tháp gần với nguyên trạng nhất, điều này thể hiện rõ nhất qua việc mái tầng 2 và tầng 3 được phục dựng lại theo đúng kiểu dáng của mái tầng 1. Tuy nhiên, tháp cũng có một số thay đổi về kiến trúc. Thân tầng 1 được làm hoàn toàn giống với các ngôi tháp cùng thời khác, không có sự phân biệt về cấu trúc nhưở tháp Phổ Minh.

Sau này, khi ngôi tháp bị đổ lần nữa, quá trình trùng tu lại có những thay đổi đáng kể về mặt kiến trúc tháp, đặc biệt là phần mái. Mái của tầng 3 vẫn giữ được hình dáng tương tự mái tầng 1 và tầng 2, nhưng đến tầng 4 và tầng 5 đã có sự khác biệt hoàn toàn. Phía dưới diềm mái tầng 4 được tạc cong khum gợi cho chúng ta liên tưởng tới hệ thống đấu củng của các tháp thời

71

Trần. Phía dưới mái tầng 5 đã được tạc đơn giản thành khấc hình chữ nhật. Hiện tượng này chúng ta đã thấy ở cấu kiện tháp thời Trần và thời Lê của ngôi tháp lục giác chùa Quỳnh Lâm, các tầng mái của tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn. Hiện tại ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều) còn một tầng tháp đá hình lục giác được làm bằng đá cát kết mang phong cách tháp của thời Trần với hệ thống các đấu củng rất rõ nét, ngoài ra còn có một tầng tháp thời Lê được phục dựng phỏng lại theo tầng tháp thời Trần nói trên (Ba 27. 3). Sự khác biệt giữa các tầng tháp như đã nêu trên cho thấy sự khác biệt về mặt niên đại của các cấu kiện tháp Huệ Quang. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đây là ngôi tháp có niên đại sớm nhất, được trùng tu nhiều lần nhất trong các ngôi tháp của khu di tích Yên Tử.

Một phần của tài liệu Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)