II. Trồng cây dưa chuột trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
4. Kỹ thuật trồng rau thủy canh
4.3.1. Trồng xà lách trong môi trường thủy canh tĩnh
a. Chuẩn bị cây con
- Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất: trấu là 8:2. hoặc sơ dừa đã qua xử lý
- Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu có từ 6 – 7 hạt rau muống
Hình 4.2.35: Gieo hạt rau vào trong khay
- Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm.
- Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây).
Hình 4.2.36: Cây rau ở giai đoạn nẩy mầm
Hình: 4.2.37: Chuyển cây vào rọ nhựa
c. Hòa nước , hóa chất vào thùng xốp
Hình: 4.2.38: Đổ dung dịch dinh dưỡng vào thùng xốp
e. Chăm sóc:
- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
Hình 4.2.39: Cây rau cải sau 3 – 4 ngày sau khi trồng
- Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mờ nắp khay, khuấy đều dung dịch để sục khí giúp cây tăng trưởng nhanh hơn
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng, mực nước luôn duy trì cách miệng thùng ít nhất 2 cm
Hình 4.2.40: Cây rau xà lách giai đoạn phát triển thân lá
- Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ
hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
Hình 4.2.41: Kiểm tra dung dịch dinh dưỡng trong thùng xốp
- Trong quá trình trồng cần tiến hành tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không phát triển, bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.