II. Trồng cây dưa chuột trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
3. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh
3.2.4. Chuẩn bị dung dịch
- Hiện nay trên thị trường đã bán sãn dung dịch trồng rau thủy canh sau:
Hình 4.2.3: Dung dịch dinh dưỡng Hydro greens và Bio -life 3.2.5. Trồng cây trong dung dịch
- Chuyển cây vào dung dịch: Cây con sau khi nhổ từ khay bầu, mang
trồng vào các cốc nhựa sao cho rễ cây dễ dàng đâm ra ngoài nhất. Giá thể (rơm rạ, sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây giúp cây đứng thẳng. Khớp các cốc nhựa này vào các lỗ của nắp thùng xốp và đặt nắp này trên các thùng xốp đã có dung dịch thủy canh.
- Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ
hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
3.2.6. Theo dõi và chăm sóc
- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
- Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú
ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)
- Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.
3.2.7. Thu hoạch
- Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mùng tơi, rau kinh giới… , sau 2-3 tuần có thể được thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau lại tiếp tục sinh trưởng cho các lứa thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1 tuần.
4. Kỹ thuật trồng rau thủy canh 4.1. Kỹ thuật trồng rau cải 4.1. Kỹ thuật trồng rau cải
4.1.1. Trồng rau cải trong môi trường thủy canh tĩnh
a. Chuẩn bị dụng cụ:
- Khay trồng:Thùng xốp 30l.
- Tấm trồng: Tấm xốp dày 50mm cắt lọt lòng bên trong thùng xốp ( hoặc nắp đậy thùng xốp) khoan lỗ vừa với rọ trồng, phủ nilong đen.
- Rọ trồng: chọn loại có chiều cao nhỏ hơn 50mm cỡ 47mm là vừa. - Giá thể trồng ( sơ dừa+ perlit).
- Hạt giống.
- Dinh dưỡng HYDRO GREENS.
b. Cho sơ dừa vào trọng rọ nhựa
- Sơ dừa: Sau khi mua về nên ngâm nước cho bớt đi chất chát, ngâm 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 tiếng sau đó với trấu tươi (hoặc mút xốp) và nước, nén chặt hỗn hợp trên vào rợ nhựa. cách thành ly 1-2cm, để sau này khi cây phát triển cho vững gốc.
Hình 4.2.5: Sơ dừa cho vào rọ nhựa
c. Gieo hạt:
- Ngâm hạt giống 4 tiếng trong nước ấm trước khi gieo. - Cho giá thể vào rọ.
- Gieo hạt vào ly: 5-10 hạt vào mỗi rọ, phủ lớp mỏng giá thể lên phía trên hạt đã gieo.
- Tưới phun nước hằng ngày cho đến khi cây được 5-6 ngày tuồi, bén rể, có một hai lá non có khả năng hút nước thì pha dinh dưỡng đổ vào khay trồng
Hình 4.2.7: Cây rau cải được 1 ngày sau gieo
d. Cách pha dinh dưỡng:
- Pha 30ml dung dịch HYDRO GREENS part A và 30 ml dung dịch HYDRO GREENS part B với 10 lít nước thành dung dịch để trồng
+ Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến 2/3 chiều cao khay trồng, (tương đương 20l)
+ Cho tấm trồng vào khay trồng.
e. Chăm sóc:
- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
Hình 4.2.9: Cây rau cải sau 3 – 4 ngày sau khi trồng
- Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mờ nắp khay, khuấy đều dung dịch để sục khí giúp cây tăng trưởng nhanh hơn
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng, mực nước luôn duy trì cách miệng thùng ít nhất 2 cm
- Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ
hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
Hình 4.2.11: Kiểm tra dung dịch dinh dưỡng trong thùng xốp
- Trong quá trình trồng cần tiến hành tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không phát triển, bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
4.1.2. Trồng rau cải trong môi trường thủy canh động ( thủy canh hồi lưu)
a. Chuẩn bị cây con:
- Tiến hành gieo cây con trên giá thể xơ dừa ẩm, khi cây con cao 3-5cm thì tiến hành chuyển cây con vào trong rọ nhựa.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt 1-2 giờ trong nước nóng 45- 50 độ C hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc dung dịch BenlatC 0,1% hoặc dung dịch Ridomil 0,1%; để ráo nước.
Hình 4.2.13: Gieo hạt trên nền sơ dừa
- Cho giá thể vào cốc nhựa, lắc nhẹ, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày tưới ẩm 1-2 lần tuỳ thuộc vào thời tiết.
- Chăm sóc cây con trong rọ nhựa: Cây sau khi chuyển vào rọ sẽ được chuyển vào khay xốp có chứa dung dịch dinh dưỡng và để trong điều kiện mát từ 1 - 2 ngày tùy theo loại rau và điều kiện nhà kính. Chuyển các khay chứa các chậu rau đến vị trí có nắng chiếu trực tiếp, chăm sóc trong thời gian từ 7-10 ngày trước khi cho vào hệ thống giàn
Hình 4.2.15: Chăm sóc cây trong rọ nhựa
b. Chuyển cây lên giàn:
- Trước khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn, phải bơm nước vào bể chứa (cứ 100 m2 diện tích sản xuất tương ứng với 1 m3 nước), đổ 1 lít dung dịch bio- life vào 1 m3
nước. Dùng máy bơm 2 chiều đẩy dung dịch lên bể cấp. Dung dịch từ bể cấp, chảy qua hệ thống ống dẫn và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn, bơm 2 chiều lại đẩy dung dịch từ bể chứa lên bể cấp. Cứ như vậy dung dịch chảy tuần hoàn trong ống dẫn và nuôi cấy.
- Chọn những cây đã được trồng trong rọ nhựa khỏe mạnh, độ dài rễ 3-5 cm, không có dấu hiệu bệnh sinh lý như vàng lá, đỏ lá hay cây còi cọc kém phát triển hoặc các dấu hiệu bị bệnh như héo lá, đen gốc, đen hay thối rễ… và chuyển lên giàn thủy canh nhưng chú ý không làm cho cây bị gãy, dập lá, hoặc đứt rễ.
Hình 4.2.16: Chuyển cây rau cải lên giàn
c. Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống:
- Cách pha dung dịch dinh dưỡng:
+ Pha dung dich dinh dưỡng Bio – life: Dùng 5 – 10 ml/1 lít . 5 – 7 ngày bổ xung dinh dưỡng một lần
Hình 4.2.17: Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống giàn treo
d. Chăm sóc
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây:
+ Định kỳ bổ sung dinh dưỡng: Trong một vụ sản xuất cải cần bổ sung dinh dưỡng 3 lần: 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau khi đưa cây vào dung dịch, với lượng 0,4-0,5 lít dung dịch mẹ trong 1 m3 dung dịch trồng cây. Trước khi thu hoạch 10 ngày, không bổ sung dinh dưỡng. Đối với cây rau muống, sau khi hái lứa đầu mới bổ sung dinh dưỡng cho lứa hái sau; cứ như vậy, chỉ bổ sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu hái.
- Tỉa định cây: Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 4-5 ngày, tiến hành tỉa định cây. Tỉa bổ những cây xấu, còi cọc, chỉ để lại 2 cây/hốc.
Hình 4.2.18: Cây rau cải ở giai đoạn phát triển thân lá
+ Lưu ý: Trong toàn bộ quá trình nuôi trồng hoàn toàn không sử dụng bất kỳ chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào khác.
Hình: 4.2.19: Cây rau cải ở giai đoạn phát triển thân lá
Nguồn nước sử dụng để pha dung dịch dinh dưỡng và nước bổ sung cho hệ thống giàn rau trong suốt thời gian nuôi trồng là nước sạch không qua bất cứ quá trình xử lý thêm nào khác.
- Trong quá trình trồng cần tiến hành
+ Tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không phát triển,
+ Bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Hình: 4.2.20: Cây rau cải loại bỏ lá già, sâu bệnh
4.2. Kỹ thuật trồng rau muống
4.2.1. Trồng rau muống trong môi trường thủy canh tĩnh
a. Chuẩn bị cây con
- Cây con được gieo vào khay bầu
- Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất: trấu là 8:2. hoặc sơ dừa đã qua xử lý
Hình 4.2.21: Thùng xốp gieo hạt
- Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu có từ 6 – 7 hạt rau muống
Hình 4.2.22: Gieo hạt rau muống vào rọ nhựa
- Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm.
- Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây).
Hình 4.2.23: Hạt rau nẩy mầm
b. Cách pha dinh dưỡng:
- Pha 30ml dung dịch HYDRO GREENS part A và 30 ml dung dịch HYDRO GREENS part B với 10 lít nước thành dung dịch để trồng
- Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến 2/3 chiều cao khay trồng, (tương đương 20l)
Cho tấm trồng vào khay trồng c. Chăm sóc
+ Nếu phát hiện cây chết ngang gốc thì nên phun thuốc, bệnh nay do nấm gây ra, giai đoạn này cây còn non nên không e ngại về vấn đề phun thuốc. thuốc có thể mua tại các cửa hàng bán thuốc trừ sâu, hoặc nông phẩm
Hình 4.2.24: Cây rau muống giai đoạn phát triển thân lá
- Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
Hình 4.2.25: Kiểm tra dung dịch trong thúng xốp
+ Hàng ngày tưới dung dịch thủy canh nhẹ , khoảng 600-800ppm; bằng
Hình 4.2.26: Kiểm tra sâu bệnh cây rau muống
+ Sau 7 ngày, rau muốn đã có lá, khi đó cây bắt đầu phát triển nhanh. vì vậy cần cung cấp đầy đủ phân để cây khỏe mạnh, phát triển nhanh và chống sâu bệnh. bơm liên tục trong 7 ngày , mặc dù đã đủ tiêu chuẩn, nhưng ngừng bơm, chờ cây ra nhanh cho lứa sau.
Hình 4.2.27: Cây rau muống giai đoạn 8 ngày sau trồng
- 3 ngày sau,có thể cắt để bán, khi cắt bà con lưu ý, cắt sát gốc nhớ chừa 1 mắt để cây con lên lại, sau khi thu hoạch xong không bơm nước nữa, mà chỉ tưới bằng tay, nước đủ ấm. Chờ cho tới khi cây có chồi mới rồi bơm tiếp dung dịch dưỡng cây, 10 ngày sau cắt bán tiếp.
Hình 4.2.28: Cây rau muống giai đoạn 20 ngày sau trồng
- Cây đạt chuẩn : Cây cao 25-30cm, lá dài, chiều ngang nhỏ (lá tre), màu xanh trung bình, ăn ngon, mềm.
Hình 4.2.29: Cây rau muống sang giai đoạn thu hoạch
- Các bệnh hại trên rau muống:
+ Các loại rầy,sâu ăn lá; do phương pháp thủy canh với mục đích trồng ngắn, vì vậy nên phun thuốc phòng ngừa trước bằng thuốc kháng sinh học và cách ly 7 ngày.
+ Bệnh thối rễ ; nên phun thuốc gốc đồng; thời gian cách ly 7 ngày. Bệnh này lây nhanh, nên phải diệt thì phải diệt hẵn , phà phát hiện trước tầm 10 ngày. Bệnh chỉ xuất hiện vào mùa mưa hoặc nơi độ ẩm cao.
4.2.2. Trồng rau muống trong môi trường thủy canh động ( hồi lưu)
a. Chuẩn bị cây con:
- Sơ dưa xử lý cho vào rọ nhựa, lấy hạt rau muống gieo mỗi rọ nhưa từ 6 – 8 hạt ( hạt rau ủ nứt nanh)
Hình 4.2.30: Gieo hạt trên dọ nhựa có sơ dừa
- Sau khi gieo hạt rọ nhựa có sơ dừa cần tưới ẩm bằng nước sạch, sau khoảng 3- 4 ngày
Hình4.2.31: Cây rau muống giai đoạn nẩy mầm
- Chuyển vào khay xốp có chứa dung dịch dinh dưỡng và để trong điều kiện mát từ 1 - 2 ngày tùy theo loại rau và điều kiện nhà kính. Chuyển các khay chứa các chậu rau đến vị trí có nắng chiếu trực tiếp, chăm sóc trong thời gian từ 7-10 ngày trước khi cho vào hệ thống giàn
Hình 4.2.32: Cây rau muống đủ tiêu chuẩn đưa lên hệ thống giàn
b. Chuyển cây lên giàn:
- Chọn những cây đã được trồng trong rọ nhựa khỏe mạnh, độ dài rễ 3-5 cm, không có dấu hiệu bệnh sinh lý như vàng lá, đỏ lá hay cây còi cọc kém phát triển hoặc các dấu hiệu bị bệnh như héo lá, đen gốc, đen hay thối rễ… và chuyển lên giàn thủy canh nhưng chú ý không làm cho cây bị gãy, dập lá, hoặc đứt rễ.
Hình 4.2.33: Chuyển cây rau muống lên giàn treo
c. Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống:
- Cách pha dung dịch dinh dưỡng:
+ Pha dung dich dinh dưỡng Bio – life: Dùng 5 – 10 ml/1 lít . 5 – 7 ngày bổ xung dinh dưỡng một lần
d. Chăm sóc
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây:
+ 5 ngày cần quan sát và bổ sung thêm nước cho đầy thùng chứa vào buổi sáng để tránh bị cạn nước trong thùng chứa và trong hệ thống. Đối với cây rau muống, sau khi hái lứa đầu mới bổ sung dinh dưỡng cho lứa hái sau; cứ như vậy, chỉ bổ sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu hái.
+ Lưu ý: Trong toàn bộ quá trình nuôi trồng hoàn toàn không sử dụng bất kỳ chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào khác.
Hình 4.2.34: Cây rau muống ở giai đoạn phát triển thân lá
Nguồn nước sử dụng để pha dung dịch dinh dưỡng và nước bổ sung cho hệ thống giàn rau trong suốt thời gian nuôi trồng là nước sạch không qua bất cứ quá trình xử lý thêm nào khác.
- Trong quá trình trồng cần tiến hành
+ Tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không phát triển,
+ Bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
4.3. Kỹ thuật trồng xà lách
4.3.1. Trồng xà lách trong môi trường thủy canh tĩnh
a. Chuẩn bị cây con
- Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất: trấu là 8:2. hoặc sơ dừa đã qua xử lý
- Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu có từ 6 – 7 hạt rau muống
Hình 4.2.35: Gieo hạt rau vào trong khay
- Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm.
- Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng.