Thứ nhất, hạn chế dần để đi tới xóa bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng
Do chưa dự tính hết tính phức tạp của các quan hệ kinh tế hoặc chủ quan trong ban hành, nhiều chính sách tín dụng thể hiện sự bao cấp trong hoạt động tín dụng. Nhiều chính sách do không căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng để cho vay, dẫn tới nhiều khách hàng vay không trả được nợ, phải xử lý bằng cơ chế khoanh, xóa nợ thể hiện sự bao cấp trong hoạt động tín dụng. Ưu đãi các điều kiện vay vốn đối với người nghèo là cần thiết, riêng ưu đãi về lãi suất nên duy trì ở mức độ chừng mực. Nếu quá ưu đãi về lãi suất thì sẽ gây tổn hại cho cả người vay và TCTD cho vay. Thực tế trên địa bàn hoạt động
của Agribank Tây Đô trong những năm qua cho thấy, việc cho vay ưu đãi từ các chương trình cho vay các đối tượng chính sách, cũng như các chương trình hỗ trợ lãi suất của nhà nước khác đã làm xuất hiện tình trạng ỷ lại và trông chờ vào chính sách của nhà nước.
Thứ thứ hai, tiếp tục thực hiện một số nội dung khác liên quan đến thanh tra, giám sát, xử lý nợ xấu, mua bán nợ
- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc. để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.
- NHNN cần ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành xúc tiến cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.
- NHNN cần có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong xử lý phát mãi tài sản thu hồi nợ, không quá lệ thuộc vào nhiều ngành, gây khó khăn chồng chéo, kéo dài thời gian xử lý nợ quá mức. Kiến nghị NHNN nghiên cứu trình Quốc hội, đưa vào Luật các tổ chức tín dụng quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.