Kiểm tra, kiểm soát công tác loại bỏ sự cố bụcnước đột ngột vào phía trong công trình

Một phần của tài liệu 11 HIỆN TƯỢNG BỤC NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ (Trang 53 - 57)

2. Hiện trạng

3.12 kiểm tra, kiểm soát công tác loại bỏ sự cố bụcnước đột ngột vào phía trong công trình

Tại thời điểm kết thúc chế độ vận hành chủ động của tổ hợp thiết bị đóng băng nhân tạo, hình thành xong kết cấu vách ngăn đất đá đóng băng nhân tạo, đóng chặn xong các nguồn bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát chảy vào công trình ngầm, đơn vị thi công sẽ tiến hành bơm thoát lượng nước tích tụ trong công trình ngầm, đơn vị thi công sẽ tiến hành bơm thoát lượng nước tích tụ trong công trình ngầm. Sau đó, đơn vị thi công sẽ xây dựng vách ngăn thẩm thấu (nếu cần), vách ngăn gia cường chống thấm, dọn sạch sẽ công trình ngầm bị ngập hỗn hợp nước – bùn – cát , khôi phục các kết cấu chống giữ và hệ thống tiêu thoát nước trong công trình ngầm.

Quy trình xây dựng công trình ngầm tiếp theo sẽ được thực hiện với quy trình xâydựng vách ngăn gia cường chống thấm trước các khu vực tiềm ẩn nguy cơ bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát, quy trình hạ mực nước dưới đất hoặc sử dụng các giải pháp kĩ thuật an toàn thi công khác.

3.12 kiểm tra, kiểm soát công tác loại bỏ sự cố bục nước đột ngột vào phía trongcông trình ngầm. công trình ngầm.

Toàn bộ các công tác cấu thành quá trình loại bỏ sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm cầnphải được tiến hành liên tục cho đến thời điểm các sự cố bục nước đột ngột được loại bỏ triệt để. Toàn bộ các công việc này phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn, kiểm soát liên tục của một cơ quan giám sát đặc biệt thông qua đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao.

Trong tất cả các trường hợp, đầu tiên cần thực hiện công tác quan trắc thường xuyên về chế độ nước dưới đất (trong những trường hợp cần thiết cần phải quan trắc cả về chế độ nước mặt) và sự thay đổi lưu lượng nước từ sự cố bục nước đột ngột.

Trong quá trình loại bỏ sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ giải pháp tiêu thoát nước tự nhiên, phải thường xuyên kiểm tra:

- Giá trị lưu lượng nước xuất hiện từ các sự cố bục nước đột ngột; - Trạng thái các kênh, máng tiêu thoát nước;

Trong trường hợp từ các sự cố bục nước đột ngột, cùng với nước còn có các thành phần đất đá bị rửa trôi và trong thời gian thi công vách thẩm thấu để lưu giữ chúng lại, đơn vị thi công phải kiểm tra chất lượng thi công của vách thẩm thấu, khả năng lưu giữ các loại đất đá bị rửa trôi trên vách thẩm thấu và năng lực thẩm thấu nước của vách. Trong trường hợp năng lực thẩm thấu nước của vách không đạt yêu cầu theo thiết kế, cần phải thi công tiếp những vách thẩm thấu mới nằm cách vách thẩm thấu cũ một khoảng không nhỏ hơn 8 – 10m.

Đồng thời với các nhiệm vụ trên đây, đơn vị thi công cần phải kiểm tra trạng thái của các kết cấu chống giữ công trình ngầm dọc theo tuyến dòng nước chảy từ vị trí của các sự cố, trạng thái vi khí hậu khu vực xây dựng công trình ngầm. Trong những trường hợp cần thiết, đơn vị thi công phải đưa ra các giải pháp tăng bền cho kết cấu chống giữ, tăng cường công tác thông gió cho công trình ngầm.

Trong quá trình loại bỏ sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ phương pháp hạ mực nước dưới đất, cần kiểm tra, kiểm soát các vấn đề sau:

- Mức độ chính xác khoan các lỗ khoan hạ mực nước dưới đất; - Công tác lắp ráp các loại máy bơm chìm hoặc máy bơm actêzi; - Việc xây dựng các kênh máng tiêu thoát nước trên mặt;

- Lưu lượng nước bơm thoát từ các lỗ khoan;

- Sự suy giảm mực nước trong môi trường đất đá ngậm nước và công tác loại bỏ các lỗ khoan khi cần.

Trong quá trình loại bỏ các sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm từ các hồ, bể chứa nước lộ thiên, từ các nguồn nước mưa, nước lũ nhờ giải pháp dẫn tiêu thoát nước trên mặt đất kết hợp với phương pháp thoát nước tự nhiên, cần kiểm tra, kiểm soát các vấn đề sau:

- Chất lượng xây dựng các công trình bảo vệ trên mặt đất tại vị trí bục nước đột ngột vào trong công trình ngầm;

- Các công trình dẫn tiêu thoát nước (đập, máng, rãnh, đường ống…) lắp đặt để dẫn thoát nước từ vị trí bục nước đột ngột vào công trình;

- Trình tự thi công các công trình bảo vệ mặt đất, các công trình dẫn tiêu thoát nước;

- Hướng dịch chuyển dòng nước, lưu lượng nước chảy trong các công trình; - Lưu lượng nước dư còn lại trong công trình ngầm từ sự cố bục nước đột ngột; - Các công tác thoát nước tự nhiên.

Trong quá trình loại bỏ các sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ giải pháp thi công vách ngăn gia cường chống thấm kết hợp với giải pháp thoát nước tự nhiên, ngoài các công việc mô tả trên đây, đơn vị thi công cần phải kiểm tra kiểm soát các vấn đề sau:

- Chất lượng chuẩn bị hỗn hợp vật liệu bê tông;

- Công tác đóng chặn dòng nước từ vị trí bục nước đột ngột nhờ các kết cấu vách ngăn;

- Điều khiển công tác tiêu thoát nước theo các đường ống tiêu nước phù hợp với trạng thái vận hành của tổ hợp thiết bị bơm nước lên mặt đất.

Sau khi tiêu thoát lượng nước tĩnh và làm suy giảm lượng nước từ sự cố bục nước đột ngột, đơn vị thi công phải kiểm tra, kiểm soát công việc tháo dỡ vách ngăn gia cường chống thấm và dẫn hướng toàn bộ lưu lượng nước ổn định suy giảm còn lại chảy vào hầm chứa nước trung tâm thuộc hệ thống công trình ngầm.

Trong quá trình tháo xả nước theo các lỗ khoan, cần kiểm tra cẩn thận các công việc sau đây:

- Khoan các lỗ khoan thông qua các đoạn ống định hướng; - Cố định các đoạn ống định hướng vào nóc hoặc nền công trình.

Trong quá trình loại bỏ các sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ giải pháp bơm nén ép dung dịch gia cường từ các công trình ngầm, cẩn kiểm soát cẩn thận các công việc sau:

- Công tác thi công vách ngăn gia cường chống thấm;

- Việc lắp đặt chuẩn xác các đoạn ống tiêu thoát nước và các đoạn ống định hướng trong kết cấu vách ngăn ngay trong khi xây dựng chúng;

- Chất lượng hỗn hợp vật liệu bê tông và công tác thi công bê tông;

Tại thời điểm hoàn thành công tác thi công vách ngăn gia cường chống thấm, cần kiểm tra giám sát các công việc sau:

- Mức độ chuẩn xác của hướng các lỗ khoan gia cường trong quá trình khoan; - Chiều sâu của các lỗ khoan gia cường;

- Lưu lượng nước trong các lỗ khoan gia cường; - Giá trị hấp thụ nước quy đổi của lỗ khoan gia cường; - Chi phí dung dịch gia cường và áp lực gia cường;

- Thời gian lưu giữ dung dịch trong lỗ khoan sau khi bơm nén ép;

- Chất lượng công tác gia cường thông qua các lỗ khoan kiểm tra, các lỗ khoan mới khoan và kết quả đo khả năng thấm hút nước trong chúng.

Trong quá trình loại bỏ sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ giải pháp bơm nén ép dung dịch gia cường từ mặt đất, cần kiểm soát cẩn thận các công việc sau đây:

- Công tác khoan các lỗ khoan;

- Lắp đặt và cố định các đoạn ốn định hướng vào trong lỗ khoan; - Mức độ tuân thủ hướng khoan theo thiết kế trong quá trình khoan; - Thành phần cấu tạo đất đá dọc theo lỗ khoan;

- Mức độ nứt nẻ, ngậm nước, khả năng thấm hút quy đổi; - Chất lượng chuẩn bị hỗn hợp vữa gia cường;

- Thời gian đông kết của vật liệu gia cường đến thời điểm hoàn thành công tác gia cường;

- Kiểm tra chất lượng công tác gia cường đất đá thông qua các lỗ khoan kiểm tra;

- Xác định khả năng thấm hút nước quy đổi và chất lượng bơm hút thử nghiệm nước từ công trình ngập nước.

Trong quá trình loại bỏ các sự cố bục nước đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ giải pháp đổ bê tông dưới nước, đơn vị thi công cần tiến hành kiểm tra, kiểm soát tỉ mỉ các vấn đề sau:

- Chất lượng vật liệu sử dụng để chuẩn bị hỗn hợp vật liệu bê tông đổ trong nước;

- Thành phần hỗn hợp vật liệu bê tông;

- Chất lượng chuẩn bị hỗn hợp vật liệu bê tông;

- Quá trình đổ bê tông trong môi trường nước thông qua các đường ống dẫn vật liệu đổ bê tông;

- Mức độ điền đầy vật liệu bê tông trong đường ống và khả năng tiêu thoát của chúng khỏi đường ống;

- Cường độ và chi phí đổ bê tông trong nước;

- Thời gian đông kết, đóng rắn của vật liệu bê tông sau khi đổ;

- Bơm nước thử nghiệm từ công trình ngập nước sau khi bê tông đã đông cứng, rắn kết;

- Bơm nước ở chế độ bơm bình thường nếu kết quả bơm thử nghiệm đạt yêu cầu thiết kế.

Trong quá trình loại bỏ các sự cố bục hỗn hợp nước – bùn – cát đột ngột vào phía trong công trình ngầm nhờ giải pháp kĩ thuật xây dựng các vách ngăn gia cường chống thấm, để công trình ngập vĩnh viễn, thay thế công trình ngầm bị ngập bằng các công trình thi công mới,đơn vị thi công sẽ kiểm tra kiểm soát các vấn đề sau đây:

- Chất lượng xây dựng các vách ngăn gia cường chống thấm tương tự như trong tổ hợp phương pháp xây dựng vách ngăn gia cường chống thấm kết hợp với giải pháp thoát nước tự nhiên;

- Công tác thi công công trình ngầm vòng vượt mới gần với công trình ngầm cũ bị ngập lụt;

- Chất lượng chống giữ công trình ngầm vòng vượt mới gần với công trình cũ bị ngập lụt.

Trong quá trình loại bỏ các sự cố bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát vào trong công trình ngầm nhờ giải pháp kĩ thuật đóng băng nhân tạo đất đá, đơn vị thi công cần tiến hành kiểm tra kiểm soát liên tục các vấn đề sau:

- Quá trình khoan các lỗ khoan đóng băng nhân tạo;

- Quá trình đóng băng nhân tạo đất đá và hình thành vách đất đá đóng băng tại vị trí xảy ra sự cố bục đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát;

- Bơm thử nghiệm nước và trong trường hợp đạt kết quả tốt thì thực hiện công tác bơm nước trong chế độ bình thường;

- Khôi phục công trình ngầm và chuyển đổi chúng vào trạng thái hoạt động bình thường;

- Thi công và chống giữ công trình ngầm trong khu vực đất đá đóng băng nhân tạo;

- Làm tan rã đất đá đóng băng sau khi thi công công trình ngầm tại vị trí xảy ra sự cố bục đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát vào phía trong công trình ngầm.

Một phần của tài liệu 11 HIỆN TƯỢNG BỤC NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ (Trang 53 - 57)