Khoan các lỗ khoan gia cường từ mặt đất

Một phần của tài liệu 11 HIỆN TƯỢNG BỤC NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ (Trang 42 - 43)

2. Hiện trạng

3.9.2Khoan các lỗ khoan gia cường từ mặt đất

Kết cấu cảu lỗ khoan gia cường chống thấm phụ thuộc vào đặc tính của lớp đất đá lỗ khoan xuyên qua và giá trị chiều sâu khoan.

Chiều sâu lỗ khoan được tính bằng khoảng cách từ mặt đất đến vị trí bục nước đột ngột và kích thước chiều dày cần thiết của vùng gia cường chống thấm nằm thấp hơn nó.

Đầu tiên khoan một lỗ khoan theo kết cấu ống lồng định hướng xuống độ sâu khoảng 5m. Tiếp theo lắp đặt đường ống dẫn vào trong ống lồng định hướng và tiến hành thực hiện công tác xi măng hóa cố định khoảng không gian giữa mặt ngoài của chúng với đất đá bao quanh. Việc khoan và lắp đặt các ống lồng định hướng cần phải được tiến hành một cách hết sức cẩn thận vàphải đảm bảo hướng định trước theo thiết kế cho từng lỗ khoan, Kết cấu ống lồng cần phải nhô lên trên mặt đất một khoảng bằng 0,3 – 0,5 m và phải có mặt bích.

Sau thời điểm kết thúc quá trình đóng rắn, đông cứng của xu măng, đơn vị thi công sẽ bắt đầu khoan các lỗ khoan gia cường chống thấm trong không gian tiếp theo sau kết cấu đoạn ống dẫn hướng. Trong quá trình khoan các lỗ khoan này đơn vị thi công sẽ phải liên tục quy trình thau rửa lỗ khoan.

Sau khi kết thúc khoan, tiến hành thau rửa lỗ khoan và đo khả năng hút nước của lỗ khoan. Nếu độ hút nước nhỏ, đơn vị thi công cần nổ mìn phía trong lỗ khoan để tăng độ thấm hút của lỗ khoan. Sau đó lại tiến hành thau rửa và đo độ thấm hút lần nữa. Tiến hành nổ mìn lần hai nếu cần thiết. Nếu sau hai lần nổ mìn mà khả năng thấm hút của lỗ khoan không tăng thì lỗ khoan đó sẽ bị loại bỏ, đơn vị thi công sẽ thay thế lỗ khoan đấy bằng một lỗ khoan mới.

Sau khi kết thúc khoan, đơn vị thi công sẽ tiến hành trang bị kết cấu ống cho chúng để thực hiện công tác xi măng hóa.

Các lỗ khoan sẽ được bố trí sao cho chúng có thể giao cắt nhiều nhất với các tầng đất đá ngậm nước nối trực tiếp với vị trí bục nước đột ngột phía trong công trình ngầm hoặc gần với công trình ngầm.

Một phần của tài liệu 11 HIỆN TƯỢNG BỤC NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ (Trang 42 - 43)