2. Hiện trạng
3.5. Loại bỏ sự cố bụcnước đột ngột vào công trình ngầm bằng tổ hợp giải pháp “dẫn thoát
“dẫn thoát nước bề mặt – thoát nước tự nhiên”
- Bản chất phương pháp:
+ Dẫn thoát nước bề mặt rời xa khỏi vị trí nước có thể xâm nhập vào phía trong công trình ngầm.
+ Song song với giải pháp trên đơn vị thi công phải tiến hành bơm thoát nước từ các công trình ngầm.
- Phạm vi sử dụng: Được sử dụng trong những trường hợ xảy ra sự cố bục nước đột ngột lớn mang tính thảm họa vào phía trong công trình ngầm từ các hồ - bể chứa nước lộ thiên, nguồn nước mưa, nước lũ lụt cũng như trong các trường hợp bục nước đột ngột mang tính thảm họa vào các công trình thuộc mỏ lộ thiên.
- Các nội dung chính:
+ Thông báo tức thì về sự cố bục nước đột ngột cho toàn bộ công nhân đang làm việc dưới phần ngầm, sơ tán toàn bộ công nhân lên mắt đất. Đồng thời cần phải ngay lập tức đưa toàn bộ các tổ hợp máy bơm( kể cả máy bơm dự trữ) trong khu vực khai thác và trong toàn bộ tổ hợp công trình ngầm vao hoạt động.
+ Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành lắp đặt các đường ống dẫn, các máy bơm bổ sung.
+ Đồng thời với các công tác dưới phần ngầm, trên mặt đất cần phải xác định các vị trí tiềm ẩn các sự cố bục nước bề mặt đột ngột vào phía trong công trình ngầm và đề xuất áp dụng các giải pháp tiêu thoát – dẫn rời ra xa các loại nước mặt khỏi các vị trí nguy hiểm bằng các loại công trình đổ thải, các đập chắn, kênh – rãnh tiêu thoát – dẫn rói nước ra xa…
+ Trước thời điểm bơm tiêu thoát nước từ các công trình ngầm bị ngập nước, đầu tiên cần phải đề xuất các giải pháp an toàn cho quy trình tiêu thoát nước, sau đó mới tiến hành các công tác bơm tiêu thoát nước từ công trình ngầm bị ngập nước.
+ Sau khi két thúc công tác bơm tiêu thoát nước, đơn vị thi công sẽ tiến hành làm vệ sinh công nghiệp và sửa chữa các loại công trình ngầm. Sau đó sẽ tiếp tục thực hiện các công tác khai đào ngầm bình thường.