Loại bỏ sự cố bụcnước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát vào công trình ngầm bằng giải pháp th

Một phần của tài liệu 11 HIỆN TƯỢNG BỤC NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ (Trang 51 - 52)

2. Hiện trạng

3.11.1Loại bỏ sự cố bụcnước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát vào công trình ngầm bằng giải pháp th

ngầm bằng giải pháp thi công vách ngăn gia cường chống thấm, công trình ngầm để ngập lụt vĩnh viễn và xây dựng các công trình ngầm vượt mới thay thế chúng.

Khi phát hiện thấy sự cố bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát chảy vào công trình ngầ, ngay tức thì cần thông báo và sơ tán toàn bộ người khỏi khu vực nguy hiểm đến các vị rí an toàn. Đồng thời cần tổ chức quan trắc sự chuyển dịch của hỗn hợp nước - bùn – cát chảy và sự biến dạng của mặt đất.

Vị trí để xây dựng vách ngăn gia cường chống thấm được lựa chọn tại các đoạn công trình ngầm nằm trong khu vực đất đá có độ chặt, độ ổn định lớn nhất. Ngoài ra, khu vực xây dựng vách ngăn gia cường chống thấm cần phải nằm cách vị trí bục hỗn hợp nước – bùn – cát chảy một khoảng cách đủ lớn sao cho chúng có thể đảm bảo hoàn thành xây dựng vách ngăn trước thời điểm ngập lụt hoàn toàn đoạn công trình ngầm nằm giữa vách ngăn và điểm bục hỗn hợp nước – bùn – cát chảy.

Đầu tiên, cần tiến hành vận chuyển vật liệu xây dựng và thi công kết cấu vách thẩm thấu. Sau đó, dưới sự bảo vệ cảu kết cấu vách ngăn cản, đơn vị thi công sẽ xây dựng kết cấu vách ngăn gia cường chống thấm. Trong một số trường hợp, trong những điều kiện địa chất nhất định, đơn vị thi công sẽ xây dựng ngay tức thìcác kết cấu vách ngăn gia cường chống thấm cố định mà không cần phải thi công kết cấu vách thẩm thấu.

Kết cấu vách ngăn gia cường chống thấm cần phải được tính toán sao cho chúng có thể chịu được tác dụng của dòng hỗn hợp nước – bùn – cát chảy có cường độ lớn nhất.

Sau khi kết thúc quá trình thi công vách ngăn gia cường chống thấm, đơn vị thi công phải quan sát những biểu hiện của vách ngăn gia cường chống thấm dưới sự chất tải của hỗn hợp nước – bùn – cát chảy. Sau đó, đơn vị thi công sẽ tiến hành điền lấp đầy các phễu lún sụt, các bồn sụt lở… ở phía trên mặt đất.

Trong những trường hợp cần thiết, từ mặt đất sẽ tiến hành khoan các lỗ khoan vào phía trong các lỗ trống, khoang rỗng dưới đất và thực hiện công tác bơm nén ép dung dịch gia cường chống thấm. Sau khi công việc này kết thúc, đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công công trình ngầm vòng vượt mới. Chỉ sau khi hoàn thành công tác này thì đơn vị thi công mới xem như kết thúc toàn bộ quá trình khắc phục sự cố bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát chảy vào công trình ngầm.

Phương pháp này chỉ áp dụng khi:

- Khi sự mất mát khoáng sản có ích trong các trụ bảo vệ gần công trình ngầm có giá trị không lớn.

- Khi giá thành thi công công trình ngầm vòng vượt mới không vượt quá tổng giá trị chi phí khắc phục sự cố bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát chảy bằng giải pháp khôi phục lại hoàn toàn công trình ngầm đã bị hư hỏng nhờ phương pháp đóng băng nhân tạo.

Hình 3.9: Sơ đồ loại bỏ sự cố bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát chảy vào trong công trình ngầm bằng giải pháp xây dựng các vách ngăn gia cường chống thấm, công trình ngầm để lụt vĩnh viễn và xây dựng các công trình ngầm

vòng vượt mới thay thế chúng.

1: Công trình ngầm bị ngập.

2: Công trình ngầm vòng vượt mới.

3:Vị trí xảy ra sự cố bục nước đột ngột hỗn hợp nước – bùn – cát chảy. 4: Vách ngăn gia cường chống thấm.

Một phần của tài liệu 11 HIỆN TƯỢNG BỤC NƯỚC TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ (Trang 51 - 52)