1 4 Khái quát về guồn nhân lự
2.1.1 Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam
Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh liên tục: đạt 5.049.855 lượt (năm 2010), 6.014.032 lượt (năm 2011) và 6.847.678 lượt (năm 2012). Tổng thu du lịch ngày càng cao, đạt 96 nghìn tỷ đồng (năm 2010), 130 nghìn tỷ đồng (năm 2011) và 160 nghìn tỷ đồng (năm 2012), chiếm tỷ trọng hơn 5% trong GDP cả nước. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng; tỷ trọng khách du lịch thuần túy có mức chi tiêu cao và khách nghỉ dưỡng còn thấp.
Ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: tình hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng; chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và là đối tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới; vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch từng bước được hình thành; lực lượng lao động trẻ dồi dào; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện; đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng…
Cùng với những thuận lợi trên, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thị trường thế giới nhiều biến động trong khi năng lực cạnh tranh của ngành du lịch còn yếu; nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập; quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh bởi các
quy hoạch chuyên ngành; tài nguyên có nguy cơ bị tàn phá, suy thoái nhanh và môi trường du lịch bị xâm hại; kết cấu hạ tầng yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn; thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp và đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực lượng quản lý tinh thông và lao động trình độ cao; thời tiết khắc nghiệt; mức sống dân cư phần đông còn thấp…
2.1.2 Phân tích thị trường khách sạn ở Hà Nội
Với lợi thế là thủ đô, lượng khách du lịch đến với Hà Nội tăng trung bình 20% mỗi năm.Trong 3 quý đầu năm 2013, thành phố Hà Nội đã đón khoảng 1,14 triệu lượt khách quốc tế và 6,3 triệu lượt khách nội địa (tăng 9,8%). Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, đây được coi là tín hiệu khích lệ, giúp thị trường khách sạn phần nào giải toả nỗi lo về lấp đầy phòng nghỉ.
Hà Nội có 1.751 cơ sở lưu trú với hơn 25.500 buồng phòng; trong đó có 241 khách sạn đã được xếp hạng sao với hơn 12.000 buồng; tập trung chủ yếu tại 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, với hầu hết các tên tuổi lớn trong làng khách sạn thế giới, như Sofitel, Metropole, Hilton Tuy nhiên, cơ sở lưu trú cho khách Hà Nội vẫn nhỏ lẻ và nguồn nhân lực thấp. Số khách sạn từ 3-5 sao chỉ có 49 khách sạn với hơn 7.400 buồng.
Trong quý III/2012, công suất thuê phòng toàn thị trường tăng 3% so với quý III/2011. Công suất thuê phòng của các khách sạn 5 sao tăng 5%; trong khi công suất thuê phòng của các khách sạn 3 sao lại giảm 44,4% so với quý III/2011. Ngược lại, nếu giá thuê phòng trung bình của mảng khách sạn 4 - 5 sao giảm đáng kể (8 - 10 USD/phòng/ngày đêm) so với cùng kỳ năm trước và cả 2 quý đầu năm 2012, thì giá thuê phòng trung bình của các khách sạn 3 sao lại tăng nhẹ (1 - 4 USD/phòng/ngày đêm).
Theo thống kê, tổng số nhân lực qua đào tạo chuyên ngành chưa tới 50%, nhiều khách sạn, nhà nghỉ lấy luôn người nhà chưa qua đào tạo làm các dịch
vụ để giảm chi phí. Về chất lượng lao động đội ngũ quản lý tại khách sạn Hà Nội, chỉ có 50% đáp ứng công việc ở mức trung bình, 20% ở mức khá, 30% ở mức tập trung cao. Điểm yếu của đội ngũ nhân lực là khả năng ngoại ngữ và kỹ năng nghề. Tại các khách sạn vừa và nhỏ, tiêu chuẩn dịch vụ vẫn chưa đáp ứng với thực tế.
Trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội hướng tới phát triển khách sạn có quy mô lớn, chất lượng cao tại các vùng ven đô, gắn với phát triển hệ thống giao thông ở các khu vực này. Đồng thời nâng cấp chất lượng dịch vụ tại các khách sạn vừa và nhỏ, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực trong ngành khách sạn.