Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH một thành viên thông tin điện tử hàng hải việt nam (Trang 36 - 45)

2. 8 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty giai đoạn 2011-

2.2.9. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

*Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn là một điều kiện tiền đề của tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì sự quan trọng đó mà vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong doanh nghiệp. Sử dụng vốn thế nào để đạt được hiệu quả để vốn không lãng phí hay thất thoát là một trong những mục tiêu về vốn mà các doanh nghiệp đề ra và chú trọng thực hiện. Cũng như vậy, với Công ty , hiệu quả sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao là một mục tiêu mà công ty luôn hướng tới trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên giữa kế hoạch hay mục tiêu với việc thực hiện là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Do đó để đánh giá xem công ty có thực hiện tốt được điều này không ta bắt đầu đi vào xem hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty sau đó sẽ xem xét chi tiết hơn về hiệu quả sử dụng vốn của từng vốn loại công ty

Bảng 5:Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ( ĐVT: Đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012- 2011 So sánh năm 2013-2012 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Hiệu suất sử dụng vốn 0,11 1,31 1,04 1,20 1.090,91 -0,27 -20,57

2 Sức sinh lời của

vốn -4,45 0,51 -4,39 4,96 -111,58 -3,88 -752,32

3 Suất hao phí của

VKD theo DTT 8,79 0,75 0,95 -8,03 -91,37 0,19 25,98

4 Suất hao phí của

VKD theo LNST -22,45 139,60 -22,73 -0,28 -1,251 -162,34 -116,28

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ta thấy hiệu suất sử dụng VKD của công ty năm 2012 cao hơn so với năm 2011, cứ 1 đồng vốn của công ty sẽ tạo ra 1,31 đồng doanh thu. Cụ thể năm 2012 tăng 1,20 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 1.090,91%, nhưng sang đến năm 2013 hiệu suất sử dụng VKD của công ty lại giảm 0,27 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 20,57%. Điều này thể hiện công ty chưa cố gắng nâng cao doanh thu của mình, chi phí tăng có thể nói công ty sử dụng vốn không tốt trong năm 2013.

Xét đến chỉ tiêu sức sinh lời của VKD qua các năm đều giảm cụ thể, năm 2013 giảm 3,88 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 752,32% so với năm 2012. Điều này cho thấy khả năng sinh lời cuả công ty thấp, hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp cần xem lại phương thức kinh doanh của mình sao cho phù hợp để thu được lợi nhuận. Nguyên nhân làm cho sức sinh lời của vốn kinh doanh là do LNST và vốn bình quân trong kỳ đều giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ giảm của vốn bình quân trong kỳ.

Suất hao phí của vốn kinh doanh so với doanh thu thuần năm 2012 thấp hơn năm 2011 là 8,03 lần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không tốt. Sang đến năm 2013 suất hao phí của vốn kinh doanh theo doanh thu thuần tăng từ 0,75 năm 2012 lên 0,95 năm 2013 tức là 0,19 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,98%. Điều này có nghĩa là để thu được 1 đồng DTT bình quân phải mất 0,19 đồng vốn kinh doanh, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt doanh nghiệp cần phát huy. Nguyên nhân là do vốn kinh doanh và doanh thu thuần của doanh nghiệp đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn kinh doanh lới hơn tốc độ tăng của DTT nên đã làm cho sức sinh lời giảm suất hao phí tăng. Bên cạnh đó, suất hao phí của vốn kinh doanh so với lợi nhuận sau thuế qua các năm đều giảm

điều này cho thấy doanh nghiệp cần đầu tư nhiều vào tài sản và với nhiều loại tài sản như nhau thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng cao hơn.

Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng VKD cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc về mặt tài chính. Điều này phản ánh việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa được tôt.

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Ta thấy phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là một trong những công việc quan trọng có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của vốn cố định đến kết quả kinh doanh.

Bảng 6:Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

( ĐVT: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

Năm 2011/ 2012 Năm 2012/2013 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối

1. Doanh thu thuần 178.449.148 2.994.561.234 2.377.260.624 2.816.112.086 1.578,13 (617.300.610) -20,61 2. Lợi nhuận sau thuế (69.857.214) 11.735.400 (99.935.411) 81.592.614 116,79 (111.670.811) -951,57 3. VCĐ bình quân 47.359.723 31.996.087 34.289.856 -12.363.636 -32,44 2.293.769 7,16

Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/3) 3,76 93,59 9,32 89,83 2.389,1 (84,27) -90,04

Hàm lượng VCĐ(3/1) 0,26 0,01 0,01 (0,25) (96,15) 0 0

Sức sinh lời (2/3) (1,47) 0,36 (2,91) 1,83 124,48 (3,27) -132,9

Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định ta dựa vào bảng số liệu phân tích ở trên. Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011 cứ 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra được 3,76 đồng doanh thu thuần trong kỳ, sang đến năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng một cách đột ngột, tăng 2.389,1% cứ 1 đồng vốn cố định lại tạo ra 93,59 đồng doanh thu thuần. Sở dĩ có sự thay đổi hiệu suất sử dụng vốn cố định là do 2 nhân tố doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Doanh thu thuần năm 2012 trên 2,9 tỷ đồng tăng 2,8 tỷ so với năm 2011 - tương ứng với tăng 1.578,13%. Trong khi đó vốn cố định bình quân lại giảm, từ 47,3 triệu đồng xuống còn 31 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 32,44%. Có thể khẳng định, nguyên nhân ảnh hưởng quyết định nhất đến hiệu suất sử dụng vốn cố định chính là vốn cố định bình quân, trong đó tốc độ giảm của vốn cố định bình quân thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Sang đến năm 2013 hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 84,27 tương ứng giảm 90,04% so với năm 2012, nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm là do sự thay đổi của doanh thu thuần. Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách nhằm sử dụng vốn cố định có hiệu quả.

Sức sinh lời của vố cố định hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là tỷ suất sinh lời của lợi nhuận hoặc lợi nhuận ròng trong kỳ so với số dư vốn cố định bình quân. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn cố định bình quân bỏ ra trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012 sức sinh lời vốn cố định của doanh nghiệp là 0,36 tức cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ sẽ tạo ra 0,36 đồng lợi nhuận. Tỷ số sinh lời của lợi nhuận tăng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 124,23%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế và vốn cố định bình quân. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 81 triệu đồng (tương ứng tăng 116,79%) so với năm 2011. Do trong năm 2012 chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất thấp làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.Vì thế mà nguyên nhân ảnh hưởng đến sức sinh lời vốn cố định năm 2012 là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế.

Sang đến năm 2013 sức sinh lời vốn cố định là âm 2,91, giảm 908,34% so với năm 2013 tương ứng với mức giảm sau thuế là 3,27 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra khi đầu tư 1 đồng vốn cố định. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm gần 111 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 951,57% do mức giảm của lợi nhuận sau thuế giảm nhiều hơn so với mức tăng vốn cố định bình quân nên nguyên nhân ảnh hưởng đến sức

sinh lời vốn cố định là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung qua 3 năm sức sinh lời vốn cố điịnh của doanh nghiệp có sự biến động không ổn và có xu hướng giảm.

Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định năm 2013 của doanh nghiệp bằng 0 so với năm 2012 là khả quan. Để tạo ra 1 đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ ra 0,01 đồng vốn cố định tại năm 2013. Nguyên nhân là do VCĐ tăng nhưng DTT lại giảm, tốc độ giảm của doanh thu thuần là 20,61% giảm nhanh hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân. Qua đây ta thấy doanh thu thuần là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự thay đổi của hàm lượng vốn cố định.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định có xu hướng tốt dần. Công ty sử dụng đồng vốn cố định có hiệu quả cho thấy trình độ quản lý tốt của công ty trong quá trình đầu tư và sử dụng vốn cố định. Doanh nghiệp vẫn nên có thêm nhiều chính sách và biên pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định hơn nữa.

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty bao gồm các chỉ tiêu như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, sức sinh lời vốn lưu động, cùng các chỉ tiêu khác như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, kì thu tiền bình quân. Các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Năm 2011/2012 Năm 2012/2013 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối

1. Doanh thu thuần đ 178.449.148 2.994.561.234 2.377.260.624 2.816.112.086 1.578,1 (617.300.610) (15,45)

2. Lợi nhuận sau thuế đ (69.857.214) 11.735.400 (99.935.411) 81.592.614 116,7 (111.670.811) (951,5)

3. Hàng tồn kho đ 565.034.061 632.602.653 675.798.156 67.568.592 11,95 43.186.503 6,82

4. Khoản phải thu bình quân đ 502.246 2.982.152 2.682.068 2.479.906 493,7 (300.084) (10.06)

5. Vốn lưu động bình quân đ 335.528.576 1.414.764.90 0 2.136.651.59 3 1.079.236.32 4 321,6 721.886.693 51,02 6. Giá vốn hàng bán đ 54.910.858 2.743.514.897 2.381.210.376 2.688.604.039 4.896,3 (362.304.521) (13,20)

7. Tiền và các khoản tương đương tiền đ 36.988.241 16.299.395 44.034.249 (20.688.846) (55,93) 27.734.854 170,1

8. Tốc độ lưu chuyển VLĐ

a. Số vòng quay VLĐ(1/5) vòng 0,53 2,11 1,11 1,58 298,12 (1,00) (47,39)

b. Số ngày 1 vòng quay VLĐ (360/8a) ngày 679,24 170,16 324,32 (505,08) (74,95) 154,16 90,59

9. Hàm lượng VLĐ(5/1) lần 1,88 0,47 0,89 (1,41) (75) 0,42 89,36

10. Sức sinh lời VLĐ (2/5) lần (0,20) 0,008 0,04 0,208 (104) 0,032 400

11. Vòng quay tiền (1/7) lần 12,93 183,72 53,98 170,79 1,320,8 (129,74) (70,61)

12. Vòng quay hàng tồn kho (6/3) vòng 0,09 4,33 3.52 4,24 4.711,1 (0,81) (18,70)

13. Thời gian 1 vòng quay HTK(360/12) vòng 4000 83,14 102,27 (3.916,86) (79,92) 19,13 23,01

14. Vòng quay các khoản phải thu (1/4) vòng 355,3 1.004,1 513,5 648,8 182,60 (490,6) (48,86)

14. Kì thu tiền bình quân (360/14) 1,01 0,35 0,70 (0,66) (65,34) 0,35 100

Qua bảng ta thấy giá vốn hàng bán của công ty thay đổi trong 3 năm. Cụ thể, năm 2012 tăng gần 2,7 tỷ đồng tương ứng tăng 4.896,3% so với năm 2011. Sang năm 2013 giá vốn hàng bán lại giảm 362 triệu đồng 13,2% tương ứng với giảm 13,20%. Giá vốn hàng bán giảm là do doanh nghiệp chưa chú trọng đến biến động giá cả của các yếu tố đầu vào. Tuy giá vốn hàng bán giảm nhưng tốc độ nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần 15,45%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hiệu quả. Bên cạnh sự biến động của giá vốn hàng bán thì lợi nhuận sau thuế cũng có sự biến động đáng kể, cụ thể năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 81 triệu đồng tương ứng tăng 116,7%. Nhưng sang năm 2013 lợi nhuận sau thuế lại giảm 111 triệu đồng tương ứng giảm 951,5%. Qua đây ta thấy việc kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả lợi nhuân thấp, công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, thay đổi mẫu mã, áp dụng các chương trình khuyến mại,… để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Qua bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có sự biến động qua 3 năm. Năm 2012 vòng quay vốn lưu động tăng lên 2,11 vòng đạt 289,12% do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân, cụ thể năm 2012 doanh thu thuần tăng 1.578,1% trong khi đó vốn lưu động bình quân chỉ có 321,6%. Đến năm 2013 doanh thu thuần lại giảm 15,45% mà tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân lên đến 51,02% dẫn đến số vòng quay vốn lưu động giảm đáng kể cụ thể đã giảm so với năm 2012 là 1,00 vòng tương ứng với tốc độ giảm 47,39%. Số vòng quay vốn lưu động tăng giảm không đều qua các năm đồng nghĩa với số ngày 1 vòng quay trong kỳ có sự biến động nhẹ. Chẳng hạn như năm 2012 thời gian thu hồi vốn lưu động đã giảm hơn 505 ngày so với năm 2011, năm 2013 lại tăng được 154 ngày. Qua phân tích cho thấy các chỉ tiêu phản ánh tốc độ lưu chuyển vốn trong năm có sự biến động, tuy nhiên vẫn còn thấp nhưng đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty sử dụng vốn đạt hiệu quả cao và cần phải phát huy hơn nữa.

Hàm lượng vốn lưu động của công ty năm 2011 khá cao đạt 1,88 lần để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 1,88 đồng vốn lưu động, nhưng tới năm 2012 chỉ tiêu này lại giảm đáng kể. Cụ thể giảm 1,41 lần tương ứng giảm 75% qua đây ta thấy năm 2012 doang nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn hẳn so với năm 2011. Tới năm 2013 hàm lượng vốn lưu động tăng nhưng tăng không đáng kể tăng 0,42 lần tương ứng tăng 89,36%. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của doanh thu và cơ cấu vốn lưu động.

Sang đến chỉ tiêu sức sinh lời thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng tăng lên. Cụ thế như ta thấy năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,208 đồng cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,008 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng tới năm 2013 cũng với 1 đồng vốn lưu động đó đã tạo ra những 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế và đã làm chỉ tiêu sức sinh lời của năm 2013 tới 400%. Ta thấy khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2012 – 2013 tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn, sử dụng vốn tiết kiệm hơn năm 2011.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu qua các năm. Cụ thể năm 2011 hệ số này là 355,3 lần, tức là cứ 1 đồng các khoản phải thu trong thì thu được 355,3 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 hệ số này tăng lên 648,8 lần tương ứng 182,60% tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng các các khoản phải thu bình quân: DTT tăng hơn 2,8 tỷ đồng tốc độ tăng 1.578,1%, trong khi các khoản phải thu bình quân tăng 2,4 triệu đồng tương ứng tăng 493,7% đây là biểu hiện không tốt cho thấy số vốn của công ty bị chiếm dụng tăng. Sang năm 2013 vòng quay các khoản phải thu giảm 490,6 lần tương ứng giảm 48,86%so với năm 2012. Công ty cầm phải xem xét lại kỳ hạn thanh toán như thế nào để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty và khách hàng.

Do vòng quay các khoản phải thu tăng giảm không đều, vì vậy nó đã làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty biến động. Năm 2012, kỳ thu tiền đã giảm đáng kể cụ thể đã giảm hơn 0,35 ngày so với năm 2011 tương ứng giảm 65,34%. Điều này cho thấy công ty đã có những biên pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ, giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng. Năm 2013 khả năng thu hồi nợ tiếp tục tăng, tuy nhiên số ngày mà DTT chưa thu hồi vẫn còn ở mức khá cao là hơn 0,70 ngày tăng 100% so với năm trước. Công ty cần theo dõi tình hình bán chịu và thu tiền của mình có ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng hay không.

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng tồn kho bán ra được trong kỳ. Năm 2012 hệ số hàng tồn kho tăng lên khá cao đạt 4,33 lần so với năm 2011, cụ thể tăng 4,24 lần tương ứng tăng 4.711.1%. Còn năm 2013 lượng hàng hóa còn trong kho tiêu thụ chậm, số vòng quay trong năm đạt 3,52 lần giảm 0,81 lần so với năm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH một thành viên thông tin điện tử hàng hải việt nam (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w