2. 8 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty giai đoạn 2011-
2.2.9. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty giai đoạn 2011-2013 a) Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty
a) Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty
* Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh
Phân tích tình hình vốn kinh doanh là đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn của công ty nhằm thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó còn cho thấy thực trạng tài chính của công ty. Vốn kinh doanh trong doanh trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên hai nguồn cơ bản đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Sau đây là bảng phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2011 – 2013:
Bảng 3: Tình hình cơ cấu sử dụng vốn kinh doanh của công ty
( ĐVT:đồng )
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012-2011 So sánh năm 2013-2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tuyệt đối Tương đối
Tỷ trọng
Tuyệt đối Tương đối Tỷ trọng A B C D E F G H=D-B I=H/B *100 J=E-C K=F-D L=K/D *100 M=G- E I. Vốn kinh doanh 853.362.344 100 2.283.900.676 100 2.260.209.672 100 1.430.538.332 167,6 (23.691.004) -1,03 1. Vốn cố định 182.305.193 21,37 125.427.849 5,50 145.379.314 6,44 (56.877.344) - 31,19 -15,87 19.951.465 15,90 0,94 2. Vốn lưu động 671.057.152 78,63 2.158.472.827 94,50 2.114.830.358 93,56 1,487.415.675 221,6 15,87 (43.642.469) -2,02 -0,94 II. Nguồn hình thành 853.362.344 100 2.283.900.676 100 2.260.209.672 100 1.430.538.332 167,6 (23.691.004) -1,03 1. Nợ phải trả 485.509.175 56,89 403.907.782 17,69 480.152.189 21,25 (81.601.393) -16,81 -39,2 76.244.407 18,87 3,56 2. Vốn CSH 367.853.169 43,11 1.879.992.894 82,31 1.780.057.483 78,75 1.512.139.725 411,1 39,2 (99.935.411) -5,31 -3,56 (Nguồn: Phòng kế toán )
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp biến động không đều trong 3 năm. Năm 2011, tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có 853 triệu đồng sang đến năm 2012, con số này đã tăng vọt lên 2,2 tỷ đồng. Việc vốn kinh doanh tăng mạnh như trên cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Sở dĩ có sự thay đổi trên là do cả 2 yếu tố chính của tổng vốn kinh doanh là VCĐ và VLĐ, trong đó tốc độ giảm của vốn cố định là 31,19% tương ứng với mức giảm gần 57 triệu đồng so với năm 2011.
Ngược lại, vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,4 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 221,6%. Trong đó ảnh hưởng quan trọng nhất là do sự tăng thêm của tài sản ngắn hạn khác tăng, các khoản phải thu tăng. Có thể kết luận, nguyên nhân chính làm thay đổi vốn kinh doanh năm 2012 là do sự thay đổi của vốn lưu động. Năm 2011 tỷ trọng của vốn lưu động là 78,63%, vốn cố định là 21,37%. Sang đến năm 2012 tỷ trọng của vốn lưu động là 94,50% tức tỷ trọng vốn lưu động tăng 15,87% đồng thời tỷ trọng của vốn cố định giảm 15,87% chỉ còn 5,50%. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp ngày càng có xu hướng đầu tư vào ngắn hạn thu hẹp quy mô đầu tư dài hạn. Việc đầu tư vào ngắn hạn sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 giảm 23 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ giảm 1,03%) so với năm 2012. Sở dĩ có sự thay đổi của vốn kinh doanh là do sự thay đổi cuả VCĐ và VLĐ. Năm 2013, vốn lưu động giảm 43 triệu đồng tương ứng giảm 2,02%, trong khi đó vốn cố định lại tăng 19 triệu đồng (tương ứng tăng 15,90%). Như vậy, nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự thay đổi của vốn kinh doanh chính là sự thay đổi của vốn cố định. Tỷ trọng vốn lưu động năm 2013 là 93.56% - giảm 0,94% so với năm 2013, đồng thời VCĐ lại tăng 0,94% tỷ trọng số vốn cố định của năm 2013 là 6,44%. VLĐ năm 2013 giảm là do có sự tăng mạnh của các khoản tiền và tương đương tiền tăng 17,2% so với năm 2012. Đồng thời, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác đều giảm, hàng tồn kho tăng 6,82%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa có những biện pháp tốt để giải quyết hàng tồn kho, đồng thời đã có chính sách trong chiến lược thu hồi các khoản phải thu.
Xét qua 3 năm ta thấy sự gia tăng của nguồn hình thành chủ yếu là do doanh nghiệp đã gia tăng giá trị của vốn CSH, cụ thể năm 2012 vốn CSH chiếm 82,13% còn nợ phải trả chiếm 17,69% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2013 thì tỷ trọng của vốn CSH
đã có sự chuyển biến lượng vốn này đã giảm nhẹ xuống còn 78,75%, nợ phải trả chiếm 21,25%.
Cụ thể, năm 2012 nợ phải trả giảm 81 triệu đồng tương ứng giảm 16,81%, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ, giảm áp lực các khoản nợ đúng hạn nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn và đảm bảo qua các kỳ. Sang đến năm 2013 nợ phải trả lại tăng 76 triệu đồng tương ứng tăng 18,87%, qua đây ta thấy lượng vốn của doanh nghiệp chủ yếu là đi vay.
Trong vốn CSH từ năm 2011-2013 ta thấy chủ yếu là lượng vốn được đầu tư bởi các CSH, cụ thể năm 2012 nguồn vốn này tăng lên 1,5 tỷ đồng tương ứng tăng 411,1% so với năm 2011 ta thấy việc đầu tư của các chủ sở hữu tăng cao. Sang năm 2013 nguồn vốn CSH lại có sự giảm nhẹ giảm gần 100 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5,31%. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp năm 2013 giảm 3,5%.
Xét về cơ cấu giữa nợ phải trả và vốn CSH cả 3 năm ta thấy doanh nghiệp bị phụ thuộc về mặt tài chính, tuy nhiên mức độ phụ thuộc đó có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang tận dụng đòn bảy tài chính trong điều kiện doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh lượng vốn vay một cách hợp lý, nếu không doanh nghiệp có thế gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ.
* Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định
VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kì kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về măt giá trị. Do đó muốn xem xét về VCĐ của bất kì công ty nào cũng như xem xét hiệu quả sử dụng VCĐ thì trước hết ta cần phải xem xét về TSCĐ của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó việc đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải,thiết bị dụng cụ quản lý còn thấp. Việc đầu tư vào các máy móc thiết bị giúp doanh nghiệp vận hành bộ máy hoạt động của mình tốt hơn, đem lại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn.Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư vào nhà của vật kiến trúc, bởi là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại, buôn bán đồ uống, bán buôn đồ gia dụng nội thất,….Thì tài sản cố định là vật kiến trúc vô cùng quan trọng, phải có cơ sở hạ tầng tốt thì năng suất tiêu thụ sản phẩm, năng suất lao động của doanh nghiệp mới có hiệu quả cao. Qua phân tích tình hình vốn cố định của công ty trong ba năm vừa qua, ta thấy thiết bị, trong khi đó vốn đầu tư vào nhà của vật kiến trúc, phương tiện vận tải
vẫn còn thấp.
* Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu động và từ trong lưu động toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại môt lần sau chu kì kinh doanh. Do vậy muốn xem xét về vốn lưu động của công ty cũng như xem xét về vốn lưu động của công ty cũng như xem xét hiệu quả sử dụng vốn của công ty thì trước hết ta xem xét về cơ cấu vốn lưu động của công ty trong kì.
Bảng 4:Tình hình cơ cấu vốn lưu động của Công ty
( ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Năm 2011/2012 Năm 2012/2013 Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối Tương đối
I. Tiền và các khoản tiền tương đương tiền
36.988.241 5,45 16.299.395 0,75 44.034.249 2,07 (20.688.846) (55,93) 27.734.854 17,02
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn 6.850.677 1,01 5.150.677 0,23 5.150.677 0,24 (1.700.000) (24,81) 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.004.493 0,15 4.959.812 0,22 404.325 0,01 3.955.319 393,76 (4.555.487) -91,84 IV. Hàng tồn kho 565.034.06 1 83,34 632.602.653 29,23 675.798.156 31,87 67.568.592 11,95 43.195.503 6,82 V. Vốn lưu động khác 68.030.357 10,03 1.504.610.67 7 69,54 1.394.593.62 8 65,78 1.436.580.320 2.211,6 (110.017.049) -7,31 Tổng vốn lưu động 677.907.829 100 2.163.623.21 4 100 2.119.981.03 5 100 1.485.715.385 219,16 (43.642.179) -2,01
Từ bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 tổng vốn lưu động gần 2,2 tỷ đồng tăng gần 1,5 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 219,16%. Điều này cho thấy doanh nghiệp doanh nghiệp đã có các chính sách nhằm mở rộng quy mô kinh doanhh trong đầu tư ngắn hạn. Sang đến năm 2013 tổng VLĐ của doanh nghiệp lại giảm cụ thể, giảm gần 44 triệu đồng (tương đương giảm 2,01%) so với vốn lưu động của năm 2012. Nguyên nhân làm cho tổng vốn lưu động giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn và vốn lưu động khác giảm.
Cụ thể, trong tổng VLĐ tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 bị giảm 20 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 55,93% so với năm 2011. Tuy nhiên tới năm 2013 chỉ tiêu này đã có sự tăng trở lại với số tiền là hơn 27 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,02% so với năm 2012. Mặc dù năm 2012 và năm 2013 doanh nghiệp đều làm ăn có lãi thể hiện ở chỗ doanh thu bán hàng cả hai năm đều tăng. Nhưng lượng tiền của doanh nghiệp lại bị giảm xuống, điều này có thể giải thích là do năm 2012 doanh nghiệp đã dùng số tiền dự trữ của mình để trả bớt số nợ ngắn hạn xuống nên làm cho lượng tiền bị giảm theo, còn năm 2013 doanh nghiệp lại tăng lượng vốn vay nên lượng tiền dự trữ của doanh nghiệp cũng tăng.
Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2012 tăng hơn 3,9 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 393,76%. Qua đây ta thấy công tác thu hồi nợ năm 2012 là không tốt so với năm trước nhưng ngược lại với năm 2012, năm 2013 số vốn bị chiếm dụng lại giảm 4,5 triệu đồng tương ứng giảm 91,84%. Ta thấy công tác thu hồi nợ năm 2013 là tốt hơn so với năm trước, giảm được lượng vốn bị chiếm dụng, tăng thêm vốn kinh doanh cho công ty.
Ngược lại với xu hướng biến động của 2 khoản mục trên lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 hàng tồn kho đã tăng gần 68 triệu đồng tương ứng với mức tăng 11,95%, năm 2013 tăng 43 triệu đồng tương ứng với mức tăng 6,82% so với năm 2012. Hàng tồn kho tăng điều này thể hiện bên cạnh việc tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp đã mua thêm khối lượng hàng hóa khá lớn để dự trữ phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có những sự thay đổi đáng kể, đời sống của người dân cũng được nâng cao vì vậy nhu cầu đầu thêm công trình, cơ sở hạ tầng của xã hội cũng cao. Và đây là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh của mình.
Chỉ tiêu các loại tài sản ngắn hạn khác mà trong đó toàn bộ thuế giá trị gia tăng được khấu trừ cũng góp phần vào sự gia tăng của tổng vốn lưu động năm 2012 là hơn
1,4 tỷ đồng so với năm 2011 nhưng tới năm 2013 thì lại giảm 110 triệu đồng. Sự biến động của chỉ tiêu này được giải thích là do năm 2012 doanh nghiệp đã dự trữ thêm nhiều hàng hóa, tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư nhiều hơn bị chiếm dụng giảm. Qua đây ta thấy tình hình sử dụng VLĐ tốt, công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp có hiệu quả hơn, lượng vốn bị chiếm dụng giảm. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải tăng lượng tiền dự trữ lên để đảm bảo cho vấn đề thanh toán, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi. Một điểm hạn chế nữa là doanh nghiệp lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho điều này sẽ gây sự biến động lớn cho doanh nghiệp khi hàng hóa có sự thay đổi về giá cả. Doanh nghiệp cũng không đầu tư vào lĩnh vực tài chính khác nên nó không làm cho lợi nhuận được gia tăng thêm, phân tán rủi ro khi có sự biến động của thị trường.