Tình hình nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Nam trƣớc năm 1997

Một phần của tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 (Trang 27)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2. Tình hình nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Nam trƣớc năm 1997

1.2.1. Sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam trước năm 1997

Ngày 01- 08 - 1986, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị số 47 - CT/TU về phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp và Đại hôi lần thứ VI của Đảng. Thực hiện chỉ thị số 47, Tỉnh ủy lãnh đạo các cấp, các ngành tập trung đầu tƣ “P ể à d ”, trọng tâm là chƣơng trình lƣơng thực, thực phẩm theo hƣớng mở rộng diện tích, luân canh tăng vụ, tích cực thâm canh, tăng năng suất cây trồng; áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đƣa các giống lúa, ngô có năng suất cao, phù hợp với thổ nhƣỡng của địa phƣơng vào gieo trồng... Nhờ vậy năm 1986, mặc dù có nhiều khó khăn về vật tƣ, thời tiết nhƣng năng suất nông nghiệp vẫn giành thắng lợi trên nhiều mặt.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tể rừng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, giao rừng cho nhân dân, gắn lợi ích của ngƣời làm nghề rừng với trách nhiệm bảo vệ và làm giàu vốn rừng nên nhiều hộ gia đình đã đầu tƣ vốn trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế.

Chính vì vậy, trong 5 năm (1986 - 1990), diện tích canh tác, năng suất và sản lƣợng lƣơng thực đều tăng. Năng suất lúa tăng bình quân 12,1%/năm. Sản lƣợng lƣơng thực đạt 970 nghìn tấn/năm. Chăn nuôi phát triển, khắc phục tình trạng thiếu

sức kéo và đảm bảo cung cấp lƣơng thực phục vụ đời sống và xuất khẩu [27;45] Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1986 - 1990 phát triển chƣa toàn diện, kết quả chƣa ổn định và thiếu vững chắc. Tiềm năng lao động, đất đai vùng đồi núi và cơ sở vật chất, kĩ thuật chƣa đƣợc khai thác, phát huy hiệu quả. Nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chƣa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Sản xuất màu tăng chậm. Một số cây công nghiệp và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp giảm sút. Sản xuất lâm nghiêp, ngƣ nghiệp chƣa chú trọng đúng mức, chƣa gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Sang giai đoạn 1991 – 1996, các cấp ủy Đảng tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, tiếp tục thực hiện chƣơng trình lƣơng thực – thực phẩm của tỉnh. Do có sự chỉ đạo chủ động, sáng tạo của Tỉnh ủy, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân, sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển mới, sản xuất lƣơng thực và thực phẩm giành thắng lợi lớn; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Nhằm đổi mới quản l HTX nông nghiệp, đầu năm 1992, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đề ra chủ trƣơng cho phép thí điểm đổi mới tổ chức quản l HTX nông nghiệp. Với chủ trƣơng này hợp tác xã Phả Phong, Kim Bảng đƣợc chọn là xã thí điểm.

Cùng với việc đổi mới quản l hợp tác xã, Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phƣơng tích cực làm thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Năm 1993 mặt trận nông nghiệp đạt kết quả toàn diện. Chăn nuôi phát triển đa dạng, phong phú và đi vào chất lƣợng, hiệu quả. Giá trị sản lƣợng chăn nuôi tăng cao so với thời kỳ trƣớc. Nuôi trồng và chế biến thủy sản, hải sản là một trong những hƣớng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và có hiệu quả rõ rệt. Các hộ gia đình nhận đấu thầu, nhận khoán ao, hồ, đầm nuôi thả cá, tôm đã chủ động đầu tƣ cải tạo lại ao, hồ tổ chức sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài. Các địa phƣơng đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ xã viên, thực hiện phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Chế độ khoán hợp l , cùng những chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc, gắn trồng cây phân tán với cải tạo vƣờn tạp đã mang lại lợi ích thiết thực. Các tiểu vùng cây ăn quả, cây cảnh hàng hóa đang hình thành, mở rộng. Hàng năm kinh tế lâm nghiệp đã cung cấp hàng trăm ngàn mét khối gỗ, củi, hàng vạn tấn quả.

Nhƣ vậy, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa VII), cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngƣ nghiệp có sự chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế. Duy trì và đẩy mạnh phong trào thâm canh cây trồng, con nuôi, tạo tốc độ phát triển cao trong nông nghiệp, từng bƣớc xóa dần thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.

Theo số liệu thống kê của cục Thống kê Hà Nam năm 1996 giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh là 1.164, 2 tỷ đồng trong đó trồng trọt là 871,7 tỷ, chăn nuôi là 279,8 tỷ, dịch vụ là 11, 5 tỷ. Diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt trong toàn tỉnh là 79.869 ha trong đó lúa là 70.973 ha và ngô là 8.896 ha. Diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh là 70.973 ha (sản lƣợng 287.665 tấn, năng suất 40,5 tạ/ha) trong đó lúa đông xuân là 35.735 ha (sản lƣợng 189.641 tấn, năng suất 53,1 tạ/ha), lúa mùa 35.238 ha (sản lƣợng 98.024 tấn, năng suất 27,8 tạ/ha). Diện tích gieo trồng cây thực phẩm là 6.762 ha…Cũng trong năm 1996 số lƣợng trong ngành chăn nuôi cũng khá tốt: trâu 10,1 nghìn con, bò 23,8 nghìn con, lợn 229.0 nghìn con, gia cầm 1.788 nghìn con và sản lƣợng thịt hơi gia súc và gia cầm xuất chuồng là 19.256.0 tấn…[9;103-119]

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm so với yêu cầu. Nội dung chuyển đổi, đổi mới HTX nông nghiệp sang hình thức mới còn lúng túng, hệ thống dịch vụ nông nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nông thôn theo cơ chế mới. Việc xử l đất dự trữ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc mong đợi của nhân dân.

1.2.2. Nông thôn tỉnh Hà Nam trước năm 1997

Hà Nam trƣớc đây là một tỉnh có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lại bị tàn phá nặng nề của chiến tranh, cùng

những khó khăn phát sinh qua mỗi lần thay đổi địa giới hành chính. Tình hình khó khăn trên có thể nhìn thấy từ một số chỉ tiêu thống kê KT - XH của tỉnh nhƣ sau: GDP bình quân đầu ngƣời dƣới 2,1 triệu đồng, thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn dƣới 70 tỷ đồng. Đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, bộ mặt nông thôn Hà Nam chƣa có sự thay đổi theo hƣớng mới.

T ĩ v dụ : Theo số liệu thống kê của cục thống kê Hà Nam thì năm 1996 – 1997 Hà Nam có 1.095 lớp mẫu giáo, 2.705 lớp tiểu học, 1.440 lớp trung học cơ sở và 242 lớp trung hoc phổ thông. Cũng theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh thì trong năm 1996 - 1997 cả tỉnh có 1.225 giáo viên mẫu giáo, 3.122 giáo viên tiểu học, 2.346 giáo viên trung học cơ sở và 494 giáo viên trung học phổ thông [9;151]. Mặc dù, số lƣợng các lớp học, số giáo viên còn ít nhƣng cũng đã phần nào đáp ứng về nâng cao trình độ dân trí cho ngƣời dân. Đặc biệt, năm học 1987 – 1988, trƣờng PTTH Biên Hòa đƣợc Nhà nƣớc tặng Huân chƣơng lao động hạng II. Chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao. Số học sinh giỏi ngành phổ thông tăng từ 5% lên 10%. Năm học 1992 - 1993 có 63 học sinh đạt giải quốc gia, trong đó có em Ngô Quang Long (huyện L Nhân) đạt giải khuyến khích môn Vật L tại kỳ thi học sinh giỏi quốc tế.

ố vớ ĩ vự y : Theo số lệu thống kê năm 1996 cả tỉnh có 139 cơ sở y tế, 2.059 giƣờng bệnh, 1.621 cán bộ y tế. Qua số liệu này có thể thấy Hà Nam mặc dù là một tỉnh còn nghèo nhƣng cũng đã xây dựng đƣợc mạng lƣới y tế khá tốt nhằm phục vụ nhân dân. Mặc dù những số liệu ở trên còn khiêm tốn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ.

Công tác quốc phòng đƣợc củng cố, an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội có tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân từng bƣớc đƣợc đổi mới.

B u í v ễ : Năm 1996 toàn tỉnh có 3.119 thuê bao cố định, chƣa có thuê bao di động. Hệ thống bƣu biện cấp cơ sở còn nghèo nàn chƣa đáp ứng tốt nhu cầu cho nhân dân đặc biệt là các thôn xã ở xa trung tâm.

học 1995 - 1996 trƣớc khi tái lập tỉnh, trên địa bàn tỉnh chỉ có 5 cơ sở đào tạo nghề với qui mô rất nhỏ, gồm 2 trƣờng trung cấp và 3 trƣờng công nhân kĩ thuật, với tổng số 238 giáo viên và 2.763 học viên [9;49]. Trong những năm này do điều kiện kinh tế tỉnh nhà còn khó khăn nên tỉnh cũng chƣa có những chính sách hấp dẫn để thu hút những ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học về phục vụ cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà nên nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

T v ây dự sở ầ còn nhiều hạn chế: Hệ thống cung cấp điện cho nông thôn, các công trình thủy lợi cũng chƣa có điều kiện đầu tƣ nâng cấp và xây dựng mới. Đặc biệt trong giai đoạn này Tỉnh cũng chƣa có chính sách khuyến khích rộng rãi xây dựng giao thông nông thôn mà sau khi tái lập tỉnh chính sách này mới đƣợc triển khai rộng rãi nên đƣờng giao thông nông thôn chủ yếu là đƣờng đất, đá rất khó khăn cho đi lai và sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, trong giai đoạn trƣớc năm 1997 đất nƣớc ta còn khó khăn, tỉnh Hà Nam cũng chƣa nhận đƣợc nhiều vốn từ ngân sách của nhà nƣớc. Chính vì vậy, tỉnh cũng không có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa trong nông nghiệp nên bộ mặt nông thôn chƣa có sự thay đổi.

Sự phát triển của làng nghề đặc biệt là làng nghề truyền thống và những làng nghề mới là một trong những nhân tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Tỉnh. Nhƣng trong những năm trƣớc khi tái lập tỉnh những làng nghề ở Hà Nam còn ít về số lƣợng chủ yếu là những làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà chƣa có các làng nghề mới, chƣa có những làng nghề với những sản phẩm có khả năng xuất khẩu ra nƣớc ngoài nên thu nhập của ngƣời dân trong các làng nghề còn thấp.

Đặc biệt, do những khó khăn của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng nên các vấn đề nhƣ nƣớc sạch nông thôn, môi trƣờng nông thôn và nhà ở dân cƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ngƣời dân nông thôn chủ yếu dùng nƣớc giếng, ao hồ, nƣớc mƣa không đảm bảo vệ sinh nên gây nhiều dịch bệnh. Còn rác thải thì chƣa đƣợc thu gom mà thải ra các khu vực xung quanh khu dân cƣ gây ô nhiễm môi trƣờng nặng nề trong những năm sau đó. Nhà ở của dân cƣ,

số lƣợng nhà ở kiên cố chƣa nhiều vẫn còn nhiều nhà tạm, nhà không an toàn. Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhƣ: Công tác xóa đói giảm nghèo chƣa mang lại hiệu quả cao, bảo hiểm y tế cho nông dân chƣa chú trọng. Hơn nữa các cơ sở văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các dịch vụ y tế…chƣa đáp ứng yêu cầu. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, tệ nạn xã hội chƣa đƣợc đẩy lùi.

Tiểu kết chương I

Với việc phân tích những điều kiện tự nhiên và KT – XH của tỉnh Hà Nam ở trên ta có thể nhận thấy Hà Nam không phải là một trong những tỉnh có nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nƣớc nhƣ diện tích nhỏ, nhiều vùng trũng hay bị mất mùa do lũ lụt, trình độ dân trí của ngƣời dân còn thấp, việc quản l kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, nguồn lao động mặc dù dồi dào song trình độ kĩ thật còn thấp, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo còn cao… nhƣng đây không phải là những vấn đề quá khó khăn với Hà Nam. Nếu nhƣ Hà Nam biết phát huy những lợi thế và khắc phục khó khăn thì Hà Nam sẽ đạt đƣợc nhiều thành tựu trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trƣớc khi tái lập tỉnh năm 1997, Hà Nam gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ trong xây dựng nông thôn nhƣ: Năng suất và sản lƣợng các mặt hàng nông nghiệp còn thấp, chất lƣợng chƣa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu ngành nông nghiệp chƣa có sự chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, chƣa có mặt hàng mang tính hàng hóa, chƣa áp dụng một cách sâu rộng cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa vào sản xuất. Bộ mặt nông thôn vẫn lạc hậu biểu hiện: Cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm ở nông thôn vẫn nghèo nàn, những chính sách khuyến nông chƣa nhiều, công tác xóa đói giảm nghèo chƣa hiệu quả, phong

trào văn nghệ, thể thao ở nông thôn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức…

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp và nông thôn Hà Nam trƣớc năm 1997 ở một khía cạnh nào đó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sống, sinh hoạt cho nông dân nhƣng vẫn còn khiêm tốn và nhiều hạn chế. Điều này đã đƣợc tỉnh Hà Nam tập trung khắc phục và cải thiện từ khi tái lập tỉnh và đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Chƣơng II

TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA ĐẢNG

VÀ NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 1997 – 2010

2.1. Chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và tỉnh ủy Hà Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệp hóa nông thôn. Nội dung chủ yếu của nó là đƣa máy móc thiết bị và phƣơng pháp sản xuất công nghiệp cùng với các hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác triệt để lợi thế của mỗi ngành, trên cơ sở đó nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung này đƣợc cụ thể hóa trên các mặt cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời làm tan rã dần nông nghiệp chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình thay đổi căn bản phƣơng thức hoạt động, cơ cấu kinh tế của nông thôn và thay đổi căn bản tầng lớp gắn liền với sản xuất nông nghiệp là nông dân. Hay thực chất của CNH, HĐH nông thôn là xây dựng nông thôn mới có nông nghiệp hiện đại, công

nghệ kỹ thuật cao, dịch vụ phát triển theo hƣớng văn minh, hiệu quả. Quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao.

Sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng đắn nội dung cụ thể cho từng thời kỳ cụ thể. Theo tinh thần của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) thì CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hiện nay đến năm 2010 cần giải quyết tốt những nội dung sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại

Một phần của tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)