Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 (Trang 67)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp

* H

Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất truyền thống và đang chiếm ƣu thế. Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp đƣợc coi là mặt trận hàng đầu và đến nay đã có nhiều khởi sắc, sản xuất theo cơ chế thị trƣờng, lấy kinh tế hộ làm nòng cốt. Hà Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn đầu tƣ, mua sắm tƣ liệu sản xuất, hỗ trợ công tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2009, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 105.894 hộ chiếm 55% trong tổng số hộ của tỉnh (năm 2001 là 81%) trong đó

có 19.674 hộ có thu nhập đạt 50 triệu đồng/năm. Số hộ nông - lâm - thủy sản chiếm 81,71% số hộ nông thôn, trong đó hộ thuần nông chiếm 34,9%, hộ nông - lâm - thủy sản kiêm ngành nghề khác chiếm 65,1%. Nguồn thu nhập chính của hộ nông thôn chủ yếu thu nhập chính từ nông - lâm - thủy sản, chiếm 54,6% tổng số hộ, trong đó chủ yếu thu từ sản xuất nông nghiệp, chiếm 96,4% số hộ nông - lâm - thủy sản. Giá trị sản phẩm hàng hóa nông - lâm - thủy sản của hộ nông thôn chiếm 54,5% thu nhập của hộ. Trong giá trị sản phẩm hàng hóa nông - lâm - thủy sản của hộ nông - lâm - thủy sản vùng nông thôn thì trồng trọt chiếm 27,7%, giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm 64,2%, giá trị sản phẩm khác (lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp) chiếm 8,1% [44;41]

Nhƣ vậy, vùng nông thôn tỉnh Hà Nam chủ yếu vẫn là các hộ sản xuất nông - lâm - thủy sản với nguồn thu nhập chính hàng năm từ sản xuất nông - lâm - thủy sản, nhìn chung mức thu nhập của các hộ còn thấp, khả năng đầu tƣ vốn cho phát triển và tích lũy của hộ còn hạn chế, các sản phẩm hàng hóa của hộ chủ yếu từ chăn nuôi, thủy sản và một phần sản phẩm trồng trọt.

* T

Tại Hà Nam, mặc dù hình thức trang trại vẫn còn khá mới mẻ, nhƣng từ khi có chủ trƣơng về phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới thì mô hình kinh tế này mới bắt đầu phát triển. Song chỉ trong hơn 15 năm qua, mô hình kinh tế trang trại đã phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô, số lƣợng và loại hình.

Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, kinh tế hộ đã có bƣớc phát triển mới với sự hình thành một số trang trại nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh, tạo thuận lợi cho hƣớng phát triển sản xuất hàng hoá. Trong những năm qua, số lƣợng trang trại của Hà Nam tăng lên nhanh chóng, năm 2009 toàn tỉnh có 560 trang trại.

Bảng 2.16: Tình hình phát triển trang trại tỉnh Hà Nam năm 2009

Trang trại Cây hàng năm Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Hà Nam 560 32 269 100 Thành phố Phủ L 15 2 4

Huyện Duy Tiên 88 3 32 39

Huyện Kim Bảng 263 148 11

Huyện L Nhân 68 27 31

Huyện Thanh Liêm 55 5 24 10

Huyện Bình Lục 71 24 36 5

N uồ : N ê m ố ê 2000, 2009, Cụ T ố ê Hà N m

Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò vị trí trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh hiện có 560 trang trại, tăng gấp 1,52 lần năm 2005. Trong đó số trang trại chăn nuôi chiếm 48%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 17,9%, trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm 28,1%. Các trang trại đã tạo công việc ổn định cho 1.600 lao động nông thôn và 2.300 lao động thời vụ, đồng thời huy động sử dụng lƣợng vốn khá lớn vào sản xuất kinh doanh, tổng số là 168,5 tỷ đồng. Bình quân diện tích đất của 1 trang trại: cây hàng năm là 2,5 ha; cây lâu năm là 4 ha; nuôi trồng thủy sản là 4,3 ha; lâm nghiệp là 31,5 ha. Vốn sản xuất bình quân 1 trang trại năm 2009 đạt 300,9 triệu đồng, gấp 2,9 lần năm 2005. Năm 2009, thu nhập bình quân của trang trại đạt 85,2 triệu đồng/trang trại, tăng gấp 1,47 lần năm 2005 [21;45]

Kinh tế trang trại đã góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ao hồ và tạo ra một khối lƣợng hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trƣờng. Số trang trại trồng cây hàng năm, chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng nhanh, trong khi đó số trang trại lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp lại giảm. Nhƣ vậy, các trang trại đã đi theo hƣớng phát triển chuyên sâu và hiệu quả. Tuy nhiên, qui mô trang trại chƣa

lớn, qui mô sử dụng lao động của trang trại còn nhỏ, vốn vay ngân hàng để đầu tƣ phát triển còn thấp. Trong thời gian tới, tỉnh cần phát triển mạnh kinh tế trang trại nhất là các trang trại thủy sản, chăn nuôi, trồng cây lâu năm...

* Hợ

Trong thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất và cơ chế quản lí từ mô hình kinh tế quốc doanh và tập thể thành mô hình HTX kiểu mới - hoạt động theo luật HTX, một số khâu dịch vụ yếu trƣớc đây đã có sự tiến bộ, nhƣ khâu tổ chức tiêu thụ nông sản; vốn sản xuất kinh doanh đƣợc bảo toàn và tăng trƣởng. Theo kết quả điều tra do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ thực hiện, đến cuối năm 2009 toàn tỉnh hiện có 158 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, chiếm 4,8% tổng số HTX của vùng ĐBSH, trong đó 100% là các HTX nông nghiệp. Tổng vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm điều tra 265,1 tỷ đồng, bình quân 1,67 tỷ đồng/HTX, gấp 1,9 lần thời điểm chuyển đổi (năm 1999); các HTX hoạt động đa khâu dịch vụ, 116 HTX đảm nhận từ 6 khâu dịch vụ trở lên, chiếm 72,9%, ngoài các dịch vụ thiết yếu nhƣ thuỷ nông, bảo vệ thực vật, thú y. Năm 2010, thành lập mới 5 HTX trong đó: 2 HTX chuyên ngành điện, 3 HTX chuyên ngành thủy sản. Tổ chức lại 11 HTX trong đó: 7 HTX dịch vụ tổng hợp, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy của các HTX cơ bản đƣợc tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ và xã viên HTX. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản l và bồi dƣỡng kiến thức về sản xuất kinh doanh cho cán bộ các HTX. Tỷ lệ cán bộ quản l HTX qua đào tạo trình độ trung cấp 38%, trình độ đại học và trên đại học 19% [58;5].

Một số HTX đã vƣơn lên tổ chức thực hiện có kết quả các đề án trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh, nhƣ đề án sản xuất dƣa chuột xuất khẩu, sản xuất lúa hàng hoá qui mô lớn, liên kết với các doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ một số loại nông sản cho nông dân, góp phần tích cực thực

hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong những năm qua. Các HTX hoạt động có hiệu quả nhƣ: HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Bắc, Chuyên Ngoại, Châu Giang (huyện Duy Tiên), Thanh Hà, Liêm Tiết (huyện Thanh Liêm).

2.2.3. Sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Sự khác biệt tƣơng đối về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam đã dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp, hình thành nên các tiểu vùng nông nghiệp khác nhau với những thế mạnh riêng về sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

* T ểu vù í Tây

Tiểu vùng này nằm ở phía Bắc, Tây và Tây Nam của tỉnh. Phía Bắc giáp Hà Nội, phía Đông giáp với Hƣng Yên và tiểu vùng phía Đông, Phía Tây giáp Hoà Bình. Phía Tây Nam giáp Ninh Bình. Phía Nam giáp với Nam Định. Tiểu vùng phía Tây bao gồm địa bàn của ba huyện: Kim Bảng, Thanh Liêm và Duy Tiên. Tiểu vùng này có các tuyến đƣờng giao thông quan trọng chạy qua: đƣờng 1A, đƣờng 38, tuyến đƣờng sắt.

Khu vực nông - lâm - thuỷ sản là một khu vực kinh tế mà tiểu vùng này có ƣu thế. Tiểu vùng chiếm 51,8% diện tích gieo trồng và 52,4% sản lƣợng lƣơng thực toàn tỉnh. Đây là tiểu vùng có năng suất lúa cao hơn so với năng suất lúa trung bình của tỉnh với 59,3 tạ/ha, điều đó đã phản ánh những nỗ lực của tiểu vùng trong việc ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất nông nghiệp. Đây là nơi tập trung 100% diện tích và sản lƣợng cây công nghiệp lâu năm với một số cây tiêu biểu nhƣ chè, dừa. Là tiểu vùng có nhiều nguồn thu từ lâm nghiệp nhất tỉnh (chiếm gần 100% sản lƣợng gỗ, củi khai thác toàn tỉnh). Đây cũng là nơi có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất toàn tỉnh với 46,1% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh.

36,5% đàn lợn và 54,4% tổng số đàn gia cầm toàn tỉnh. Thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tiểu vùng, đang tăng mạnh về cả diện tích nuôi trồng (chiếm 61,7% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh) và sản lƣợng nuôi trồng (chiếm 58,6% sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh).

* T ểu vù u âm

Nằm ở trung tâm của tỉnh, tiểu vùng trung tâm có phía Bắc giáp huyện Duy Tiên; phía Tây và phía Nam giáp Kim Bảng, Thanh Liêm; phía Đông giáp Bình Lục. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ do phù sa sông Đáy, sông Châu bồi đắp là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu, rau đậu thực phẩm.

Thời gian gần đây, mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhƣng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trung bình từ 4 đến 5%/năm, sản lƣợng lƣơng thực đạt hơn 10 nghìn tấn/năm. Nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rau (8,5% diện tích rau của tỉnh), đặc biệt là diện tích trồng rau sạch nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của thành phố. Hoa, cây cảnh, nuôi con đặc sản có giá trị kinh tế cao đƣợc chú trọng phát triển ở các hộ kinh tế gia đình, các trang trại. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một ha canh tác đạt hơn 100 triệu đồng/năm.

* T ểu vù í

Tiểu vùng này ở Phía Đông và Đông Nam tỉnh gồm 2 huyện Bình Lục và L Nhân. Là cửa ngõ phía Đông của tỉnh với các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp Duy Tiên và tỉnh Hƣng Yên, phía Đông giáp Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định, phía Tây giáp Phủ L và Thanh Liêm.

Do địa hình và đất đai của tiểu vùng có nhiều nét đặc trƣng, bên cạnh đất phù sa màu mỡ, cốt đất cao, đƣợc bồi đắp phù sa của các dòng sông, đặc biệt là sông Hồng, trong đó vùng đất ven sông rất thích hợp cho trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và nhiều loại cây trồng khác

của huyện L Nhân.

Đây đƣợc coi là “vựa lƣơng thực” của cả tỉnh, vai trò của khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm ƣu thế trong cơ cấu kinh tế của tiểu vùng. Có diện tích cây lƣơng thực lớn nhất (chiếm 45,8% toàn tỉnh), sản lƣợng lƣơng thực (chiếm 45,3% toàn tỉnh). Huyện Bình Lục có bình quân lƣơng thực đầu ngƣời cao nhất tỉnh (765 kg/năm). Đứng đầu về diện tích và sản lƣợng các loại cây rau màu (chiếm 60,9% diện tích và sản lƣợng rau của tỉnh). Đây cũng là tiểu vùng có thế mạnh phát triển cây ăn quả với diện tích trồng cây ăn quả chiếm 47,8% diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh.

Tiểu vùng có thế mạnh về chăn nuôi, có số lƣợng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm nhiều: đàn trâu 1.226 con, chiếm 43,8% đàn trâu của tỉnh; đàn bò với 16.306 con, chiếm 47% đàn bò toàn tỉnh; đàn gia cầm với 2 triệu con, chiếm 47,8% đàn gia cầm toàn tỉnh; đàn lợn với trên 276 nghìn con chiếm 59,2% đàn lợn toàn tỉnh.

Ngành thủy sản cũng đóng góp lớn với hƣớng thâm canh cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản: 2.194,5 ha, chiếm 35,4% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh; sản lƣợng thủy sản của tiểu vùng năm 2010 đạt 7.005,3 tấn, chiếm 38,6% sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh.

Từ việc hình thành 3 tiểu vùng: phía Tây, trung tâm và phía Đông nhƣ ở trên, đến năm 2010 tỉnh đã qui hoạch các vùng sản xuất tập trung, cụ thể: vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao tập trung ở tất cả các xã của huyện Bình Lục, L Nhân và một số xã của huyện Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng. Vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung ở 1 số xã của thành phố Phủ L , Kim Bảng, L Nhân, Bình Lục. Đặc biệt vùng trồng rau an toàn tập trung ở 1 số xã của hai huyện L Nhân, Bình Lục. Đồng thời, vùng chuyên canh cây ăn quả, cây đặc sản và vùng nuôi trồng thủy sản tập trung phân bố ở 1 số xã của thành phố và tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.

* T m

Hà Nam nằm ở vị trí trung chuyển khá quan trọng giữa các tỉnh phía Nam với thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nƣớc nên Hà Nam có khả năng khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng gia tăng theo yêu cầu phát triển của sản xuất và đời sống của dân cƣ trong tỉnh. Hoạt động thƣơng mại của Hà Nam đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, với nhiều thay đổi quan trọng, cả về hệ thống tổ chức, cơ chế quản l lẫn mạng lƣới, thành phần tham gia và cơ chế hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Việc trao đổi, buôn bán đã diễn ra từ rất sớm ở Hà Nam. Nhờ tác động của những chính sách vĩ mô, nhất là thay đổi cơ chế quản lí, hoạt động nội thƣơng đã trở nên nhộn nhịp hơn. Hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 90 chợ trong đó có khoảng 80 chợ nông thôn. Đóng vai trò không kém các chợ trong việc thúc đẩy hoạt động giao thƣơng, buôn bán là hệ thống trung tâm thƣơng mại và siêu thị. Đây là loại hình dịch vụ mới xuất hiện trên địa bàn thành phố từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Đến năm 2005, mạng lƣới thƣơng mại và dịch vụ ngày càng đƣợc xây dựng và củng cố, chợ Trấn, chợ Bầu Phủ L đƣợc nâng cấp và mở rộng. Hiện nay, thành phố có 3 trung tâm Thƣơng mại lớn là Minh Khôi nằm ở khu đô thị Nam Châu Giang, trung tâm thƣơng mại Hải Đăng nằm ở phƣờng Lƣơng Khánh Thiện và Nội Thị nằm ở đƣờng Biên Hòa… Sự tồn tại của các chợ và các trung tâm thƣơng mại đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy giao lƣu, buôn bán trên địa bàn.

Đối với lĩnh vực thƣơng mại trong nông nghiệp của tỉnh Hà Nam thu đƣợc nhiều kết quả trong những năm vừa qua. Đề án phát triển cây trồng hàng hóa đã đƣợc triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ tập trung sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Tỉnh đã trồng

đƣợc 18.517 ha cây lúa chất lƣợng hàng hóa, 13.000 ha cây đậu tƣơng hàng hóa, 805 ha cây dƣa chuột hàng hóa. Giá trị sản xuất của các cây trồng hàng hóa năm 2010 đạt 1.017 tỷ đồng, bằng 41% giá trị ngành trồng trọt [58;1].

Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhất của Hà Nam và mang tính chất thƣơng mại, hàng hóa phải kể đến chuối Ngự Đại Hoàng và cá kho niêu ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu của huyện L Nhân.

Diện tích Chuối ngự năm 2005 của xã Hòa Hậu khoảng 20,7 ha, sản lƣợng đạt khoảng 15 tấn/ha. Cuối 2009, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa hoc

Một phần của tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)