Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất và lập hồ sơ địa CHÍNH TRÊN địa bàn HUYỆN sóc sơn THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 26 - 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Sóc Sơn là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn [11].

Ranh giới tiếp giáp của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh;

- Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Mê Linh.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng. Địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên là: Vùng gò đồi, vùng giữa, vùng trũng.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du bắc bộ với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500 - 9.0000C. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm. Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông [11].

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện.

Đối với vùng gò đồi Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2 - 1,5 km/km2. Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm [11].

4.1.1.5. Nguồn tài nguyên Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của huyện có tổng diện tích 30.651 ha.

Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha [11].

Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralit, là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846 ha.

Nhóm đất feralit: là nhóm đất đặc trưng của vùng gò đồi Sóc Sơn với diện tích 9.733 ha.

Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.

Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt: Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy

nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa.

Hàng năm riêng vùng gò đồi đã tiếp nhận trung bình 50 - 60 triệu m3

nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bố không đều trong năm.

* Nguồn nước ngầm: Huyện nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá

dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Vùng đồng bằng của huyện nước ngầm nông ở độ sâu 0,7 - 1,3 m vào mùa mưa, vào mùa khô có độ sâu 3,2 m. Nước ngầm ổn định ở độ sâu 3,1 - 3,2 m

với áp lực yếu không ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng [11].

Tài nguyên rừng

Huyện Sóc Sơn có 4.463,32 ha đất đồi rừng, chiếm gần 1/5 tổng diện tích toàn huyện. Trong đó chủ yếu tập trung ở 9 xã, gồm Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh, Quang Tiến và Tiên Dược.

Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng [11]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất và lập hồ sơ địa CHÍNH TRÊN địa bàn HUYỆN sóc sơn THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 26 - 28)